- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nhật ký của ông chồng đi "nuôi" vợ đẻ
Mười hai giờ đêm, tôi giật mình tỉnh giấc khi vợ thông báo sắp “vỡ đê”.
Mười hai giờ đêm, tôi giật mình tỉnh giấc khi vợ thông báo sắp “vỡ đê”. Vốn luôn sẵn sàng tinh thần “trực chiến” nên tôi ngồi bật dậy. Vợ tôi nhăn nhó ngồi bên cạnh. Cái bụng “ngoại cỡ” của vợ như thấp xuống.
Nhật ký chăm vợ đẻ: Lần đầu tắm cho vợ
Bà ngoại đã ra trực chiến từ mấy hôm trước. Bé lớn được sơ tán về với ông bà nội từ tuần trước nên nhiệm vụ của chúng tôi lúc này cũng khá nhẹ nhàng. Rút kinh nghiệm lần sinh trước, lần này vợ tôi chỉ mang theo những vật dụng thực sự cần thiết nên “quân tư trang” của chúng tôi cũng khá gọn gàng.
Chúng tôi vào viện phụ sản bằng xe máy bởi từ nhà tôi ra đến bệnh viện cũng không xa mà vợ tôi cũng chưa đau nhiều. Dù trời khá rét nhưng có lẽ do căng thẳng mà mồ hôi vẫn ướt đầm trán tôi.
Bệnh viện về đêm đông như mở hội. Hình như ở cái nơi những đứa trẻ thay nhau chào đời này, không có khái niệm đêm ngày. Người đi lại tất tả, kẻ nằm vật vã và co quắp trên hàng ghế nhựa màu xanh đặt ở trước cửa phòng khám.
Do đã có kinh nghiệm nên tôi “bắt chuyện” và “nhờ” ngay được một cô y tá trong ca trực. Cô tỏ ra khá nhiệt tình giúp đỡ vợ chồng tôi.
Vào được đến phòng chờ đẻ thì đã gần hai giờ sáng. Tôi chạy dọc hành lang phía bên ngoài phòng chờ sinh. Toàn những bà bầu, kẻ nằm, người ngồi la liệt. Ở đây, sản phụ phải vượt cạn mà không có người thân bên cạnh. Chỉ những “trường hợp đặc biệt” thì mới có chồng hoặc mẹ vào cùng.
Đêm mùa đông mà những người đứng chen lấn với vẻ mặt lo lắng và căng thẳng bên ngoài hành lang chỉ mặc mỗi một cái áo cánh mỏng nhưng mồ hôi vẫn đầm đìa. Nếu là mùa hè, có lẽ sẽ chỗ này sẽ biến thành một cái lò nướng không hơn không kém.
Tôi mừng quýnh khi nhìn thấy vợ mình ở phòng cuối cùng đang lặc lè như chim cánh cụt đi lại trong phòng cho…dễ đẻ. Tôi rối rít gọi vợ. Con chim cánh cụt của tôi lặc lè đi ra chỗ khung cửa sổ nơi tôi đứng cười nhăn nhở: “Hết đau rồi! Em đói quá. Xem có cháo không mua cho em”. Được “lệnh”, tôi lại len qua hàng người như nêm ở hành lang lao ra căng-tin bệnh viện mua cháo. Chỗ này cũng chả kém phần đông đúc. Phải mất nửa tiếng sau tôi mới mua được xuất cháo loãng loẹt và trắng tinh mang về cho vợ. Nhìn cô ấy ăn ngon lành mà tôi thấy thương lạ. Hình như lâu lắm rồi tôi mới mua cho cô ấy một thứ như thế này. Mấy bà đứng cạnh nhìn vợ tôi ăn ngon lành thì phá lên cười: thế kia thì còn xơi mới đẻ.
Cũng may chỉ sau khi ăn cháo được một lúc thì vợ tôi bắt đầu đau trở lại. Giá cô ấy không đau thì có lẽ tôi sẽ “đề nghị” về nhà ngủ để mai vào “nhập viện” tiếp. Bà ngoại đã mượn đâu đó được cái chăn và nằm ngủ ngon lành trên hàng ghế đá đặt ở đầu hành lang khu vực sinh. Nếu bà mà đi làm ngoại giao, có lẽ sẽ là một nhà ngoại giao xuất sắc. Tôi đoán, cứ đà này chắc phải đến “sáng ngày kia” mới đẻ nên bà ngủ được như vậy cũng tốt. “Trường kỳ kháng chiến” chứ đâu phải một hai hôm.
Vợ tôi bắt đầu đau nhiều hơn nhưng vẫn cố cười để trấn an tôi. Cô ấy bảo tôi đi tìm chỗ nào đó nằm ngủ, lúc nào cần bác sỹ sẽ gọi. Lạ! Trong tình trạng này mà ngủ được thì chỉ có....lợn. Nhìn vợ nhăn nhó mà tôi cũng thấy nhói trong lòng. Giá tôi có thể san sẻ được cho cô ấy nỗi đau này.
Vợ tôi được chuyển vào phòng sinh. Khoảng nửa tiếng sau, một cô y tá ra gọi tên tôi và thông báo tình hình. Đại loại vợ tôi thuộc dạng “khó đẻ”, không đẻ thường được mà phải mổ nếu không có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Tay tôi run lên khi ký vào bản cam kết để vợ mổ. Có lẽ, rơi vào hoàn cảnh như thế người ta mới hiểu được sự hi sinh của người phụ nữ nó lớn lao đến mức nào.
Vào phòng mổ được khoảng nửa tiếng, cô y tá mà tôi “nhờ” chạy ra thì thầm với tôi rằng, lát nữa sẽ có người bế bé ra cho tôi xem mặt. Lúc ấy tôi “nên” mừng cô ấy 200 ngàn để lấy may cho bé! Ô hay! Mất tiền mà cũng là lấy may. Nhưng dù sao mình cũng “lãi” được đứa con nên tôi vui vẻ gật đầu.
Loáng cái, chính cô ta là người bế con tôi ra. Bà ngoại đón cháu còn tôi có nhiệm vụ “cám ơn” cô y tá tốt bụng nọ. Tiện thể, tôi giúi vào túi cô cái điện thoại của vợ. Để lát có gì còn có cái mà ý ới.
Tôi lần mò hỏi được đến phòng hậu phẫu. Người nhà sản phụ đang đứng ngồi lố nhố, cố liếc mắt qua cánh cửa sắt để nhìn vào bên trong. Tôi đoán họ là những người dân tộc bởi họ trao đổi với nhau bằng một thứ tiếng khác. Thấy tôi, một bà than thở: “Chị nhà anh mổ lâu chưa? Con bé nhà tôi mổ ngày rưỡi rồi mà vẫn nằm đây. Họ cứ bảo hết phòng không cho ra phòng sản phụ.”
Chắc họ chẳng biết “quan hệ” nên mới vậy. Lúc vợ tôi được chuyển lên phòng khác rồi mà người nhà của họ vẫn chưa thấy dấu hiệu được chuyển ra. Nhìn những khuôn mặt khắc khổ xen lẫn sự lo lắng và tức giận của họ khiến tôi không khỏi chạnh lòng!
Có lẽ, không ở đâu người nghèo lại "khổ" như ở bệnh viện!
Nhật ký chăm vợ đẻ: Lần đầu tắm cho vợ
Bà ngoại đã ra trực chiến từ mấy hôm trước. Bé lớn được sơ tán về với ông bà nội từ tuần trước nên nhiệm vụ của chúng tôi lúc này cũng khá nhẹ nhàng. Rút kinh nghiệm lần sinh trước, lần này vợ tôi chỉ mang theo những vật dụng thực sự cần thiết nên “quân tư trang” của chúng tôi cũng khá gọn gàng.
Chúng tôi vào viện phụ sản bằng xe máy bởi từ nhà tôi ra đến bệnh viện cũng không xa mà vợ tôi cũng chưa đau nhiều. Dù trời khá rét nhưng có lẽ do căng thẳng mà mồ hôi vẫn ướt đầm trán tôi.
Bệnh viện về đêm đông như mở hội. Hình như ở cái nơi những đứa trẻ thay nhau chào đời này, không có khái niệm đêm ngày. Người đi lại tất tả, kẻ nằm vật vã và co quắp trên hàng ghế nhựa màu xanh đặt ở trước cửa phòng khám.
Hình minh họa
Vào được đến phòng chờ đẻ thì đã gần hai giờ sáng. Tôi chạy dọc hành lang phía bên ngoài phòng chờ sinh. Toàn những bà bầu, kẻ nằm, người ngồi la liệt. Ở đây, sản phụ phải vượt cạn mà không có người thân bên cạnh. Chỉ những “trường hợp đặc biệt” thì mới có chồng hoặc mẹ vào cùng.
Đêm mùa đông mà những người đứng chen lấn với vẻ mặt lo lắng và căng thẳng bên ngoài hành lang chỉ mặc mỗi một cái áo cánh mỏng nhưng mồ hôi vẫn đầm đìa. Nếu là mùa hè, có lẽ sẽ chỗ này sẽ biến thành một cái lò nướng không hơn không kém.
Tôi mừng quýnh khi nhìn thấy vợ mình ở phòng cuối cùng đang lặc lè như chim cánh cụt đi lại trong phòng cho…dễ đẻ. Tôi rối rít gọi vợ. Con chim cánh cụt của tôi lặc lè đi ra chỗ khung cửa sổ nơi tôi đứng cười nhăn nhở: “Hết đau rồi! Em đói quá. Xem có cháo không mua cho em”. Được “lệnh”, tôi lại len qua hàng người như nêm ở hành lang lao ra căng-tin bệnh viện mua cháo. Chỗ này cũng chả kém phần đông đúc. Phải mất nửa tiếng sau tôi mới mua được xuất cháo loãng loẹt và trắng tinh mang về cho vợ. Nhìn cô ấy ăn ngon lành mà tôi thấy thương lạ. Hình như lâu lắm rồi tôi mới mua cho cô ấy một thứ như thế này. Mấy bà đứng cạnh nhìn vợ tôi ăn ngon lành thì phá lên cười: thế kia thì còn xơi mới đẻ.
Cũng may chỉ sau khi ăn cháo được một lúc thì vợ tôi bắt đầu đau trở lại. Giá cô ấy không đau thì có lẽ tôi sẽ “đề nghị” về nhà ngủ để mai vào “nhập viện” tiếp. Bà ngoại đã mượn đâu đó được cái chăn và nằm ngủ ngon lành trên hàng ghế đá đặt ở đầu hành lang khu vực sinh. Nếu bà mà đi làm ngoại giao, có lẽ sẽ là một nhà ngoại giao xuất sắc. Tôi đoán, cứ đà này chắc phải đến “sáng ngày kia” mới đẻ nên bà ngủ được như vậy cũng tốt. “Trường kỳ kháng chiến” chứ đâu phải một hai hôm.
Vợ tôi bắt đầu đau nhiều hơn nhưng vẫn cố cười để trấn an tôi. Cô ấy bảo tôi đi tìm chỗ nào đó nằm ngủ, lúc nào cần bác sỹ sẽ gọi. Lạ! Trong tình trạng này mà ngủ được thì chỉ có....lợn. Nhìn vợ nhăn nhó mà tôi cũng thấy nhói trong lòng. Giá tôi có thể san sẻ được cho cô ấy nỗi đau này.
Vợ tôi được chuyển vào phòng sinh. Khoảng nửa tiếng sau, một cô y tá ra gọi tên tôi và thông báo tình hình. Đại loại vợ tôi thuộc dạng “khó đẻ”, không đẻ thường được mà phải mổ nếu không có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Tay tôi run lên khi ký vào bản cam kết để vợ mổ. Có lẽ, rơi vào hoàn cảnh như thế người ta mới hiểu được sự hi sinh của người phụ nữ nó lớn lao đến mức nào.
Vào phòng mổ được khoảng nửa tiếng, cô y tá mà tôi “nhờ” chạy ra thì thầm với tôi rằng, lát nữa sẽ có người bế bé ra cho tôi xem mặt. Lúc ấy tôi “nên” mừng cô ấy 200 ngàn để lấy may cho bé! Ô hay! Mất tiền mà cũng là lấy may. Nhưng dù sao mình cũng “lãi” được đứa con nên tôi vui vẻ gật đầu.
Loáng cái, chính cô ta là người bế con tôi ra. Bà ngoại đón cháu còn tôi có nhiệm vụ “cám ơn” cô y tá tốt bụng nọ. Tiện thể, tôi giúi vào túi cô cái điện thoại của vợ. Để lát có gì còn có cái mà ý ới.
Xong xuôi một cách nhẹ nhàng, tôi trở về nhà với ý định “ngủ tiếp sức” một chút trước khi tiếp tục “kháng chiến” trường kỳ. Vừa đặt lưng xuống giường đã có điện thoại của nhân viên bệnh viện gọi mang áo vào cho con không lạnh. Thôi kệ! Nằm 5 phút chắc chẳng chết ai. Tôi giật mình tỉnh dậy lúc 8 giờ sáng và chạy như thiêu thân vào bệnh viện. Giờ giới nghiêm. Phải năn nỉ, nói khó với mấy anh bảo vệ đến rã họng tôi mới được vào khu vực sinh để đưa áo cho con.
(Ảnh minh họa)
Xong xuôi, giờ đến việc đi tìm vợ! Ở cái bệnh viện phụ sản mênh mông này, “tìm người thân” không phải là việc dễ dàng. Cũng may vợ tôi có điện thoại. Nhưng cô ấy cũng chẳng biết mình đang ở chỗ nào. Nhưng dù sao thế cũng yên tâm. Ít ra cô ấy vẫn khỏe mạnh và có thể nghe điện thoại.
Tôi lần mò hỏi được đến phòng hậu phẫu. Người nhà sản phụ đang đứng ngồi lố nhố, cố liếc mắt qua cánh cửa sắt để nhìn vào bên trong. Tôi đoán họ là những người dân tộc bởi họ trao đổi với nhau bằng một thứ tiếng khác. Thấy tôi, một bà than thở: “Chị nhà anh mổ lâu chưa? Con bé nhà tôi mổ ngày rưỡi rồi mà vẫn nằm đây. Họ cứ bảo hết phòng không cho ra phòng sản phụ.”
Chắc họ chẳng biết “quan hệ” nên mới vậy. Lúc vợ tôi được chuyển lên phòng khác rồi mà người nhà của họ vẫn chưa thấy dấu hiệu được chuyển ra. Nhìn những khuôn mặt khắc khổ xen lẫn sự lo lắng và tức giận của họ khiến tôi không khỏi chạnh lòng!
Có lẽ, không ở đâu người nghèo lại "khổ" như ở bệnh viện!
Nhật ký chăm vợ đẻ: Lần đầu tắm cho vợ
Còn nữa...Độc giả LN - VietNamNet
-
Đời sống12 giờ trướcClip có hơn 7 triệu lượt xem tiết lộ sự thật khiến nhiều người "ngã ngửa": Chiếc kiềng rất lớn mà nhiều cô dâu đeo nhìn như mấy cây vàng, thực chất có thể là 1 chỉ.
-
Đời sống15 giờ trướcKhái niệm "girl’s girl" ngày càng phổ biến và được nhiều người tìm kiếm, nhưng "girl’s girl" là gì và tại sao đó là hình mẫu mà nhiều cô gái muốn trở thành?
-
Đời sống15 giờ trước“Nỗi buồn và sự khổ đau không giết chết được ta. Nhưng bản thân ta sẽ chết dần chết mòn, thậm chí tìm đến điều dại dột vì tự đẩy mình chết chìm trong đau khổ”, chị Hà Thị Hương * (54 tuổi, kinh doanh ngành làm đẹp) chia sẻ.
-
Đời sống17 giờ trướcDù món “quốc dân” này có mùi vị khá mạnh, không phải ai cũng dám thưởng thức, ngay cả với người Việt nhưng vị khách Tây này vẫn ăn ngon lành và liên tục dành lời khen.
-
Đời sống17 giờ trướcKhách dự đám cưới “được ăn, được nói, được gói mang về”. Ngoài ra, đám cưới của chú rể Bình Định còn có nhiều nghi thức lạ lẫm và thú vị.
-
Đời sống20 giờ trướcBên cạnh Labubu, "bé 3" Baby Three, "túi mù" hay "đập hộp mù"... liên tiếp trở thành hot trend gây sốt với các bạn trẻ, "đá thú cưng" cũng là món đồ đang được nhiều người trẻ Trung Quốc ưa chuộng và coi như thú cưng.
-
Đời sống21 giờ trướcChàng trai Bùi Đình Quảng (quê ở Bắc Giang) và cô gái Nguyễn Thị Ngọc Thơ (ở Hà Nội) cùng đến từ Học viện Hậu Cần tình cờ gặp nhau tại một ga tàu nhộn nhịp, để rồi khởi duyên, hẹn hò với sự tương đồng về ước mơ trở thành những quân nhân mẫu mực.
-
Đời sống21 giờ trướcNgoài màu đỏ đặc trưng của bản mệnh Hoả, những chủ nhân tuổi Bính Dần sinh năm 1986 còn hợp với rất nhiều màu sắc xe khác nhau như vàng, nâu hay xanh lá cây,...
-
Đời sống21 giờ trướcChẳng ai có quyền phán xét, đánh giá bạn, trừ khi bạn cho phép họ làm vậy với bạn! Tin tôi đi, bạn ổn mà!
-
Đời sống21 giờ trướcPhố cổ Hội An được bình chọn là một trong 25 thành phố tốt nhất thế giới, điều đó cho thấy sức hút của phố cổ chưa bao giờ "hạ nhiệt".
-
Đời sống23 giờ trướcỞ tuổi 49, con người cần tiến một bước mới để hiểu rõ vận mệnh và tìm thấy giá trị cuộc sống. Nếu vẫn bôn ba khắp nơi, họ có thể không đạt được sự thăng hoa trong đời sống và khó lòng nhận ra giá trị sống.
-
Đời sống23 giờ trướcPhotobooth, thường được gọi là chụp ảnh Hàn Quốc, từng nổi đình đám 15 năm trước rồi bị lãng quên dần, gần đây bỗng bùng nổ thành một "hot trend" trong giới trẻ.
-
Đời sống1 ngày trướcMẹ đẻ tặng con gái 1.000 cây vàng, cô dâu Thanh Hóa đeo “vàng lồng vàng”, hai họ tặng nhiều quà đến mức không kịp kiểm kê... là những đám cưới “gây bão” mạng xã hội năm 2024.
-
Đời sống1 ngày trướcThừa nhận món ăn ngon nhất khi thưởng thức nóng nên vị khách Hàn Quốc dù đổ nhiều mồ hôi vẫn thấy hạnh phúc, xuýt xoa khen và húp cạn cả nước sốt.