Du học sinh Việt tại Nice chọn “Safe mark”, chưa có báo thương vong

Ngay sau vụ tấn công khiến ít nhất 80 người thiệt mạng, hơn 100 người bị thương đúng vào ngày Quốc khánh Pháp, các du học sinh Việt tại thành phố Nice đã sử dụng tính năng xác nhận an toàn “Safety check” của Facebook, tạm thời chưa có báo thương vong.

Ngay sau vụ tấn công khiến ít nhất 80 người thiệt mạng, hơn 100 người bị thương đúng vào ngày Quốc khánh Pháp, các du học sinh Việt tại thành phố Nice đã sử dụng tính năng xác nhận an toàn “Safety check” của Facebook, tạm thời chưa có báo thương vong.

Tối 14/7 (giờ địa phương), một chiếc xe tải lao vào một đám đông theo dõi trình diễn pháo hoa nhân ngày Quốc khánh Pháp tại thành phố Nice, miền nam nước này, khiến ít nhất 80 người thiệt mạng.

Ngay sau đó, chức năng "Safety check" (Xác nhận an toàn) đã được mạng xã hội facebook kích hoạt cho người dùng tại khu vực xảy ra tấn công khủng bố, để họ có thể thông báo tình trạng an toàn của mình.

Sinh sống, học tập tại tâm điểm vụ tấn công, nhiều du học sinh Việt tại Nice đã sử dụng tính năng xác nhận an toàn của Facebook để thông báo tình trạng của mình cho người thân, bạn bè. Cho tới thời điểm hiện tại (trưa ngày 15/7), chưa có thông báo du học sinh Việt bị thương vong vì vụ khủng bố này.


Thu Trang là người trực tiếp chứng kiến và may mắn thoát khỏi dòng người bị tấn công.

Thu Trang là người trực tiếp chứng kiến và may mắn thoát khỏi dòng người bị tấn công.

Nữ du học sinh Trần Thu Trang, hiện đang theo học Thạc sĩ tại trường Nice -Sophia Antipolis, đồng thời là Phó Chủ tịch hội SV Việt Nam tại thành phố Nice cũng đã chọn “safe mark” (dấu xác nhận an toàn) khi may mắn thoát khỏi đường biển xem pháo hoa và chạy vào trú ẩn trong một khách sạn.

Trong một dòng trạng thái khi trực tiếp chứng kiến và may mắn thoát thân an toàn khỏi vụ tấn công bất ngờ, Thu Trang viết: “5 phút vừa xem pháo hoa vừa nói: Em cảm thấy hạnh phúc quá, yêu nước Pháp quá các thứ. 5 phút sau đã hòa vào dòng người hoảng sợ chạy và chạy. Cảm thấy may mắn vì chạy được vào một khách sạn, trong khi bao nhiều người đã ra đi ngoài kia. Chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ ở trong một vụ khủng bố gần như thế này”.


Ngay sau vụ tấn công vào đám đông xem pháo hoa dịp Quốc khánh Pháp tại thành phố Nice, chức năng Safety check đã được mạng xã hội lớn nhất thế giới kích hoạt.

Ngay sau vụ tấn công vào đám đông xem pháo hoa dịp Quốc khánh Pháp tại thành phố Nice, chức năng "Safety check" đã được mạng xã hội lớn nhất thế giới kích hoạt.

“Safety check” là tính năng được Facebook giới thiệu từ năm 2011 sau thảm họa động đất, sóng thần tại Nhật Bản. Theo đó, khi một thành phố sự cố gây ảnh hưởng đến nhiều người, phần mềm Facebook trên điện thoại sẽ tự động xác định vị trí của người dùng xem có đang ở đó hay không. Nếu người dùng chọn "safe" (an toàn), Facebook sẽ tự động gửi đi một thông báo có thông điệp an toàn đến bạn bè của người dùng trên Facebook. Trạng thái này ngay lập tức sẽ được hiển thị lên Timeline (dòng thời gian). Chỉ bạn bè trên Facebook của bạn mới có thể thấy và bình luận cũng như chia sẻ trạng thái an toàn của bạn.

Để sử dụng công cụ hoặc kiểm tra tình trạng của bạn bè tại thành phố Nice, Pháp bạn hãy nhấp vào địa chỉ https://www.facebook.com/safetycheck/nice-france-attack-jul14-2016/


Nữ du học sinh Việt Thu Trang chọn Im safe để thông báo tình hình với gia đình, bạn bè, người thân.

Nữ du học sinh Việt Thu Trang chọn "I'm safe" để thông báo tình hình với gia đình, bạn bè, người thân.

AFP dẫn lời Tổng thống Pháp Francois Hollande cho biết vụ đâm xe ở thành phố Nice làm gần 80 người chết là "tấn công khủng bố", tuyên bố kéo dài tình trạng khẩn cấp thêm 3 tháng. Tổng thống Hollande sẽ tới Nice để "hỗ trợ thành phố và các đại diện chính quyền vào thời gian khó khăn này". "Pháp bị tác động mạnh bởi thảm kịch. Chúng ta đều kinh hoàng", ông nói. "Nhưng Pháp rất mạnh mẽ và Pháp luôn trở nên mạnh hơn. Tôi xin đảm bảo".

Theo Dân Trí

du học sinh

Pháp

quốc khánh Pháp


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.