Những sơ suất mà du học sinh năm nhất hay mắc phải

Nhiều bạn du học sinh sau khi bước qua năm đầu thường có những điều hối tiếc và tự trách “tại sao mình lại không làm như thế trong suốt năm nhất?”

Nhiều bạn du học sinh sau khi bước qua năm đầu thường có những điều hối tiếc và tự trách “tại sao mình lại không làm như thế trong suốt năm nhất?”

Các du học sinh sẽ cảm thấy năm nhất của mình trôi qua như “thoi đưa”, nhanh hơn cả những gì các bạn tưởng tượng. Nhiều bạn du học sinh đã bước qua năm đầu thường có những điều hối tiếc và tự trách “tại sao mình lại không làm như thế trong suốt năm nhất?”

Đúc kết từ kinh nghiệm của các du học sinh, điều mà các “newbie” mới chập chững bước vào trường thường nuối tiếc vì đã không tận dụng nó đúng cách chủ yếu là do các bạn còn ngại ngùng, lo sợ, bị động và tự bó hẹp mình trong một môi trường rộng lớn, mới lạ và vô vàn điều thú vị.

Không tham gia vào các hoạt động của trường

Nếu bạn đang tự nhủ với bản thân rằng“sau khi hoàn thành năm nhất thật tốt, mình sẽ tham gia vào các hoạt động của trường cũng như tăng khả năng ngoại ngữ và có nhiều bạn hơn trong năm tới”thì hãy dừng lại ngay ý nghĩ đó. Hãy nhớ câu nói “đừng đợi đến ngày mai.” Không có cách nào tốt hơn để bạn có thể trau dồi và phát triển khả năng ngoại ngữ của mình cũng như làm quen thêm nhiều bạn mới bằng cách tham gia thật nhiệt tình vào các hoạt động của trường lớp.

Có thể bạn sẽ phát hiện ra một câu lạc bộ Karatedo khi đang tham gia một cuộc triển lãm của các câu lạc bộ trong trường hay là tìm được một người bạn cùng niềm đam mê cháy bỏng về Hiphop khi bạn đang tham gia một lễ hội văn hoá. Hoặc là có một người bạn nào đó cũng đang có cùng cảm giác thiếu tự tin đang chờ bạn chia sẻ cảm giác xa lạ ở nơi đất khách quê người này.

Ngọc Linh, cô bạn năm nhất đang học tại trường Cao đẳng Cộng đồng Seattle, thủ đô Washington ngành Kinh doanh Quốc tế là một ví dụ. “Linh cảm thấy hoàn toàn xa lạ với ngôi trường mới, bạn bè mới và cả ngành học của mình.” Cô nàng có rất ít bạn bè và không giao tiếp nhiều. Sau khi được một người bạn giới thiệu về câu lạc bộ Toán học ở trường, và Toán là niềm đam mê của Linh nên cô bạn đã mạnh dạn tham gia. Kết quả sau tuần đầu tiên gia nhập, cô đã có thêm nhiều bạn mới, thường xuyên giao tiếp với họ hơn và Linh đã thực sự công nhận: “Tham gia câu lạc bộ Toán đã giúp mình hòa nhập hơn cũng như giao tiếp bằng tiếng Anh tự nhiên hơn, và đặc biệt mình còn được giới thiệu công việc làm gia sư Toán từ câu lạc bộ nữa.”

Hãy tham gia vào các hoạt động trong trường. Những người bạn học sẽ giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về ngành học, hay tạo được những ảnh hưởng nhất định tới bộ phận nào đó nơi bạn đang theo học. Bạn luôn có thể tìm cho mình được một vị trí phù hợp để thoải mái phát triển bản thân. Nhưng chẳng may sự đặc biệt của bạn không thể phù hợp với bất kỳ câu lạc bộ, hội nhóm nào, hãy cùng những người có mối quan tâm giống bạn thành lập một câu lạc bộ riêng. Điều đó thực sự đã được làm bởi nhiều du học sinh.

Không tận dụng thời gian hành chính của các giáo viên

Theo kinh nghiệm của các cựu du học sinh, nhiều giáo viên cho biết “các du học sinh mới bỡ ngỡ năm nhất chỉ dành thời gian tập trung vào việc đọc báo hay tạp chí để giết thời gian mà không tận dụng nó để gặp các giáo viên trong giờ hành chính. Trong đề cương học của du học sinh luôn có một mục thời gian gọi là 'office hours' (giờ hành chính) để bạn có thể được giải đáp bất cứ câu hỏi nào từ giáo viên.”

Cô bạn du học sinh năm 02 tại trường Anoka-Ramsey, tiểu bang Minnesota, Việt Trinh kể lại: “Vừa chân ướt chân ráo vào trường, mình vẫn không hề biết ý nghĩa của những giờ office hours trong thời khóa biểu. Thời gian đó mình chỉ nghe nhạc và đọc sách để tự trả lời cho những thắc mắc của mình. Nhiều lúc không tìm ra được câu trả lời lại phải chạy đi khắp nơi hỏi bạn bè. Mình rất ngại gặp các giáo viên trong trường để hỏi. Nhưng bây giờ qua năm 02 rồi, kinh nghiệm cho thấy rằng các giáo viên rất thân thiện và sẵn sàng giải đáp thắc mắc của sinh viên, mình còn có thể xin thêm nguồn tài liệu để tham khảo từ họ nữa.”



Và lời khuyên của cô bạn Việt Trinh dành cho các bạn sinh viên năm nhất: “Đừng lo lắng mà hãy ‘gõ cửa’ văn phòng để đưa ra những thắc mắc, khó khăn của mình trong các bài tập, bài giảng hay là bài thi cuối kỳ cho giáo viên, bạn sẽ tiết kiệm được tối đa thời gian cho việc tìm ra đáp án, hơn nữa, đây cũng là cách để giáo viên hiểu bạn, biết đâu họ lại nhìn ra được những điểm nổi bật và giúp bạn ‘toả sáng’.”

Nếu bạn vẫn còn ngại ngùng với việc “mở lời” như thế nào, hãy viết email cho giáo viên về những thắc mắc bạn đang có và hỏi xem khi nào bạn có thể tới gặp họ. Các giáo viên sẽ vô cùng hoan nghênh chào đón những sinh viên có tinh thần học hỏi mà lại tự tin, mạnh dạn như vậy.

Không dành thời gian nhiều với bạn cùng phòng

Những người bạn cùng phòng, cùng nhà hay cùng ký túc xá thực sự là những người bạn sẽ gặp thường xuyên trong suốt năm học. Họ là những “chìa khoá” để bạn có thể mở ra “cánh cửa” hòa nhập vào cuộc sống ở nước ngoài, mặc dù có nhiều lúc bạn không hề nhận ra điều đó.


Chia sẻ câu chuyện của anh chàng Quang Anh 21 tuổi, hiện tại đang là du học sinh ngành Kỹ thuật tại trường Đại học bang Cleveland của Mỹ, cậu bạn này cho biết “Từ khi sống với người bạn cùng phòng và ngày nào cũng nói chuyện với nhau về đất nước và con người ở Mỹ và Việt Nam, Quang Anh đã học hỏi thêm được nhiều nét văn hóa cũng như nói chuyện tốt hơn bằng tiếng Anh, lại còn thân thiết hơn với bạn cùng phòng của mình. Vì vậy nên Anh rút ra kinh nghiệm cho các bạn sinh viên, đặc biệt là năm nhất, hãy cố gắng quan tâm và nói chuyện nhiều hơn với bạn cùng phòng của mình, điều đó sẽ sẽ tăng cường tiếng Anh của mình rất ‘ngoạn mục’ khi nói chuyện nhiều và lắng nghe những câu chuyện của họ. Và cũng nên nhớ rằng những người hỗ trợ ở khu vực bạn sống (Residential Assistant - RA) là những nguồn giúp đỡ rất đáng quý. Hãy liên lạc với họ khi cần tư vấn.”

Còn bạn, nếu bạn là một “newbie”, hãy tự hỏi bản thân mình “Bạn sẽ làm được gì nếu bạn không ngần ngại gì cả?” Đừng bỏ qua những lời khuyên này để bạn có một năm học đầu tiên thuận lợi, thành công và cực kỳ ấn tượng.

Theo Trace / Trí Thức Trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.