Những "tật xấu" mà du học sinh hay mắc phải

Du học sinh ở Nga hiện đang tồn tại những "tật xấu" cần bỏ nào? Bài viết mang tính giải trí và không thể nói đúng được tất cả mà chỉ là phần đông.

Du học sinh ở Nga hiện đang tồn tại những "tật xấu" cần bỏ nào? Bài viết mang tính giải trí và không thể nói đúng được tất cả mà chỉ là phần đông.

Có lẽ cụm từ "du học sinh" vẫn tồn tại trong tiềm thức khá nhiều người là những gì giỏi giang, thông minh, học cực giỏi, ngoan ngoãn hay có thể là nhiều tiền, kiêu căng... Cũng đúng thôi, bởi ai cũng có những cái tốt, cái chưa tốt cả. Và du học sinh ở Nga hiện đang tồn tại những "tật xấu" cần bỏ nào? Bài viết mang tính giải trí và không thể nói đúng được tất cả mà chỉ là phần đông.

Thứ nhất: Nghiện nặng máy tính

Những du học sinh ở đây thường đùa rằng: "Thà không ăn một bữa chứ không thể không dùng máy tính một ngày" điều đó vui nhưng chứng tỏ được rằng máy tính và internet chiếm một phần lớn trong quỹ thời gian không nhiều của đại đa số du học sinh nơi đây.

Điều này không biết có đúng với tất cả các nước trên thế giới mà có du học sinh Việt đang sinh sống hay không nhưng "trúng tim đen" với hầu hết du học sinh Nga.



Có lẽ hết sức dễ hiểu khi mà việc học bên này cũng cần dùng máy tính nhiều hơn, các bài tập đều cần internet để tìm kiếm thông tin phục vụ cho việc học. Một điều nữa đó là vì ngoài những giờ rảnh rỗi không có gì làm thì chỉ có máy tính mới là "người bạn tri kỉ" cho họ.

Có những du học sinh nơi đây còn sở hữu tận hai chiếc máy tính, một máy để bàn một laptop... Nhưng theo suy nghĩ của mình, hãy biết cân bằng thời gian giữa việc học, việc nghỉ ngơi và việc dùng máy tính sao cho hợp lý để tránh tình trạng sức khoẻ giảm sút nghiêm trọng, mới đi vài năm xa nhà về mẹ nhận không ra không phỉ vì béo, trẻ ra mà tiều tuỵ hơn lúc đi.

Thứ hai: Tình trạng "thức đêm ngủ ngày"

Có lẽ đa số những du học sinh mới sang đều rất ngạc nhiên vì những anh chị cùng phòng sao mà ngủ cực muộn như vậy. Đó cũng là suy nghĩ của mình lúc mới sang. Nhưng riết rồi bản thân cũng bị quấn vào vòng tròn "cú đêm" đó.

Tình trạng thức đêm chắc không chỉ ở nơi đây đâu mà ở Việt Nam cũng vậy thôi nhưng các bạn nghĩ xem nếu bạn ở đây mà đi ngủ trước 1 giờ sáng thì ai đó sẽ há hốc mồm vì ngạc nhiên đấy.

Ai cũng biết thức đêm là chuyện rất xấu ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, đã thế vừa thức đêm vừa dùng máy tính suốt liên tục mấy giờ sáng dần dần sẽ khiến bản thân đờ đẫn, mệt mỏi và những căn bệnh cũng theo đó mà huỷ hoại cơ thể.

Và một tác hại rất lớn của việc thức đêm quá khuya sẽ làm cho những du học sinh sáng ngày mai đến lớp trong tình trạng uể oải, người thì ngáp lên ngáp xuống, người thì ngủ vùi suốt mấy tiết học, thậm chí nặng hơn là cúp học nguyên ngày để ngủ bù. Không hiếm đâu, tình trạng này đã và đang diễn ra. Quả là điều báo động cho những du học sinh đang mắc phải tình trạng này.

Một phần đông còn lại thường xuyên rơi vào tình thế "thức xuyên đêm, ngủ nguyên ngày" cũng có thể có người thức để học bài, có người chơi game… Nhưng tất thảy đều có hại đến sức khoẻ của bản thân và ảnh hưởng đến việc học.



Thứ ba: Căn bệnh "tự kỉ" đang âm ỉ phát triển

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nguy hiểm này, có thể kể ra vài nguyên nhân sau:

Vì xa nhà, xa gia đình bạn bè thân thiết đến một môi trường mới họ không tìm được điểm tương đồng nên ngay lập tức dẫn đến ủ dột trong lòng, luôn rơi vào tâm thế thụ động và buồn chán. Để lâu ngày hình thành nên căn bệnh "tự kỉ" khó chữa. 

Thật không khó để thấy được không ít du học sinh ở Nga (mình nghĩ hầu hết các quốc gia trên thế giới) suốt ngày đóng mình trong căn phòng, không giao du, tiếp xúc hoặc rất ít với mọi người. Điều này tưởng chừng như vô hại nhưng để lâu sẽ khiến bản thân dễ rơi vào tình trạng bi quan và hệ luỵ của nó cũng rất nguy hiểm.

Thứ tư: Sợ giao tiếp với người bản địa

Như ở Nga, tuỳ vào từng trường có sự phân chia sinh viên theo những cách khác nhau. Có trường cho sinh viên cùng một nước ở cùng nhau để dễ quản lí, có những trường lại tách sinh viên nước ngoài ở với nhau, có một vài lại xếp sinh viên nước ngoài với sinh viên Nga để tạo điều kiện cho họ nói tiếng Nga... Cách nào cũng có những điểm xấu, điểm tốt còn lại chỉ phụ thuộc vào bản thân mà thôi.

Thế nhưng phải nói một điều rằng rất nhiều du học sinh Việt đang rất ngại tiếp xúc với bạn bè Nga cùng lớp, cô giáo, người Nga... Chính điều này đang giết chết đi khả năng tiếp thu ngôn ngữ, kiến thức của bản thân mà thôi.

Có lẽ vì mới sang nên trình độ tiếng Nga còn hạn chế và từ đó rào cản ngôn ngữ khiến du học sinh sợ hãi khi phải đứng trước lớp trình bày, khi ra chơi nói chuyện cùng bạn người bản địa...

Có một đặc điểm mà sinh viên Nga sẽ khiến du học sinh Việt hay ngại đó là sinh viên Nga sẽ rất ít chủ động bắt chuyện với bạn, thường thì trong lớp chỉ có một vài người thân thiện thi thoảng cười nói với bạn còn lại thì không, không phải vì họ chảnh choẹ mà vì họ "không cần" bạn. Bạn muốn nói được tiếng Nga, muốn hiểu bài chỉ có một cách là tự thân bắt chuyện với họ thôi.

Trên đây chỉ là một trong những “thói quen” cần phải khắc phục của các du học sinh, có rất nhiều cách để “loại bỏ” các tình trạng này ví dụ như hãy chăm chỉ đến các câu lạc bộ thể hình để tập luyện vào mùa đông lẫn hè, đi dạo ở công viên vì công viên mùa hè ở Nga rất đẹp, học một môn thể thao yêu thích nào đó như bơi lội, Aerobic, múa đương đại… Tất cả sẽ làm cho bạn năng động và khoẻ mạnh, đặc biệt sẽ giúp bạn tránh xa chiếc máy tính đầy mệt mỏi ấy.
 

Theo Đặng Văn Hải / Trí Thức Trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.