- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Quy định mới cho du học sinh muốn ở lại Mỹ làm việc
Shruthi Aramandla không muốn quay trở về quê hương Ấn Độ của mình để bắt đầu lại từ đầu mọi thứ. Cô muốn tìm việc làm ở thành phố New York.
Shruthi Aramandla không muốn quay trở về quê hương Ấn Độ của mình để bắt đầu lại từ đầu mọi thứ. Cô muốn tìm việc làm ở thành phố New York.
Aramandla, 24 tuổi, đã tốt nghiệp ĐH New York. Theo quy định mới, cô sẽ được ở lại Mỹ lâu hơn. |
24 tuổi, Aramandla có bằng Thạc sĩ của Trường Kỹ thuật Tandon thuộc ĐH New York. Hiện cô đang rất lo lắng về quy định mới sắp ban hành của Chính phủ liên bang về chương trình làm việc dành cho lao động nước ngoài. Cô không biết liệu mình có thể ở lại Mỹ thêm nữa hay không.
Chính phủ liên bang sẽ công bố quy định mới vào ngày 11/3 tới, trong đó nói rằng những sinh viên quốc tế đã nhận được bằng các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học ở Mỹ sẽ được phép ở lại 3 năm theo dạng “on-the-job training”. Theo quy định mới này, các du học sinh sẽ được phép ở lại thêm 7 tháng so với quy định cũ từ năm 2008, hay còn gọi là OPT. Quy định mới bắt đầu có hiệu lực từ ngày 10/5 tới.
Ngoài việc cho phép các du học sinh đã tốt nghiệp có nhiều cơ hội trải nghiệm trong ngành nghề của mình hơn, quy định mới cũng nhằm đến một mục đích khác. “Nếu visa làm việc của tôi bị từ chối trong năm nay, tôi vẫn còn thêm 2 cơ hội nữa để nộp đơn xin visa làm việc. Tôi có thể tiếp tục làm việc ở đất nước này” – Aramandla, người muốn trở thành một kỹ sư từ năm 10 tuổi, lớn lên ở Chennai, Ấn Độ cho hay. Cô tốt nghiệp NYU vào tháng 5 năm ngoái. Nếu theo quy định du học sinh đã tốt nghiệp được phép ở lại 29 tháng, cô sẽ chỉ ở Mỹ được đến tháng 10/2017.
Quy định mới này đang là chủ đề gây tranh cãi về việc cải cách nhập cư. “Đây là một cuộc tấn công liên tục vào lực lượng lao động Mỹ” – ông John Miano, luật sư của hiệp hội lao động ngành công nghệ ở Washington nhận định.
Mùa hè năm ngoái, ông Miano từng đệ đơn kiện, đề nghị Chính phủ bỏ quy định 29 tháng trước đó để xây dựng một quy định mới. “Họ đang làm tình hình tệ gấp đôi những gì mà họ đã làm trước đó” – ông bình luận về việc đưa ra quy định 3 năm của Chính phủ Mỹ. “Được thôi, bạn không muốn 29 tháng chứ gì? Chúng tôi sẽ sửa nó thành 36 tháng”.
Ông Miano cho biết, nhóm của ông – Liên minh Lao động ngành công nghệ Washington – vẫn sẽ phản đối tính hợp pháp của chương trình này trong bản kháng cáo. Buổi điều trần tiếp theo sẽ diễn ra vào tháng 5 tới ở Tòa án Phúc thẩm Mỹ địa phận Columbia.
Trước đó, hồi tháng 10, Chính phủ Mỹ từng công bố một bản quy định tương tự, thu hút hơn 50.500 bình luận. Rất nhiều người bình luận là du học sinh ủng hộ quy định này. Trong khi những người tự nhận là lao động đang thất nghiệp, hoặc những công dân Mỹ quan tâm tới vấn đề này cho rằng Chính phủ “đang phá hủy đất nước” và nó cho thấy Chính phủ “đang đứng về phe những thứ bất hợp pháp”.
Nội dung quy định mới cũng nói rõ “một sinh viên đang thuộc chương trình STEM OPT sẽ không thay thế một người lao động Mỹ toàn thời gian, bán thời gian, thời vụ hay vĩnh viễn”, và mức lương được đề nghị “sẽ ngang bằng” với người lao động Mỹ.
Aramandla hiện đang làm việc cho Công ty Tư vấn kỹ thuật Loring, chuyên thiết kế hệ thống điều hòa không khí, sưởi ấm cho các trường học ở New York. Cô cho biết ngành nghề của mình không thể “training” ở Ấn Độ và cô không thể tìm được môi trường làm việc tương tự ở quê hương mình. Là một phụ nữ Ấn Độ, cô cảm thấy mình không được tôn trọng khi ở Mỹ.
Ông Michael DesRochers – giám đốc của Loring, ông chủ của Aramandla nhận xét cô là một nhân viên không thể thiếu trong lực lượng lao động kỹ thuật mà người nước ngoài chiếm 7% của mình.
“Thị trường lao động rất cạnh tranh. Nhưng chúng tôi không nhìn hiện tượng đó như việc sinh viên nước ngoài đang lấy đi cơ hội của người Mỹ. Chúng tôi cảm thấy đã trao cơ hội cho tất cả mọi người”.
Công việc của công ty ông có thể một lần nữa đã có tác động phần nào tới quy định mới này: Mới đây, các kỹ sư của ông đã thay thế hệ thống máy móc và thông gió cho Tòa án Tối cao Mỹ.
Bộ An ninh nội địa Hoa Kỳ vừa ban hành một quy định mới cho phép các du học sinh đã tốt nghiệp các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) từ các trường đại học Mỹ quyền được làm việc ở Mỹ trong vòng 3 năm - tăng thêm 17 tháng so với quy định trước đó. Quy định mới sẽ được công bố vào ngày 11/3 và có hiệu lực từ ngày 10/5/2016. |
Theo Vietnamnet
-
Du học04/02/2020Nữ sinh ở Quảng Nam du học từ Vũ Hán trở về có kết quả âm tính với virus Corona. Bệnh nhân này chỉ bị cảm cúm thông thường.
-
Du học18/01/2020Hình ảnh học sinh giỏi ở Trung Quốc được tặng thịt lợn, cá,… thay vì đồ dùng học tập và tiền mặt đang nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng mạng.
-
Du học27/11/2019Hồ Ngọc Trang - "bông hồng lai" Việt Nam - Hà Lan luôn khiến người đối diện xao xuyến bởi vẻ đẹp trong trẻo và nụ cười đốn tim
-
Du học24/11/2019Lượng sinh viên quốc tế đến học tập tại Mỹ đang ngày càng giảm xuống. Điều này ít nhiều đã ảnh hưởng đến các trường đại học và nền kinh tế nước này.
-
Du học01/11/2019"Có ngày mệt quá, tôi ngủ gục trong nhà vệ sinh. Đừng nói tôi nghỉ đi, nghỉ thì học phí, tiền sinh hoạt lấy ở đâu ra."
-
Du học18/09/2019Không chỉ có môi trường rộng lớn cùng trang thiết bị hiện đại, sinh viên Đại học Bangkok còn được diện những bộ đồng phục đẹp mắt ứng với từng ngành nghề.
-
Du học06/09/2019"Nếu bạn xin bản thân thêm 5 phút ngủ nướng vào buổi sáng, đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị trễ tàu, chậm xe, cũng như trễ luôn buổi học và đánh rơi kha khá kiến thức"
-
Giáo dục30/08/2019Hoàng gia Anh xác nhận thông tin Công chúa Charlotte sẽ học chung cùng anh trai trong trường có chi phí hơn 576 triệu đồng/năm.