Gặp những người “nói nhiều nhất VN”

MC Thanh Bạch một năm nói trên 5 triệu từ (do anh tự thống kê), và mỗi tuần dành ra một ngày... không nói gì để tĩnh tâm lại! Bình luận viên bóng đá Vũ Quang Huy thú nhận: ở nhà anh rất ít nói. Còn MC Lê Anh thì thường xuyên phải ghé thăm bác sỹ chuyên khoa vì nói nhiều.

MCThanh Bạch một năm nói trên 5 triệu từ (do anh tự thống kê), và mỗi tuần dành ramột ngày... không nói gì để tĩnh tâm lại! Bình luận viên bóng đá Vũ Quang Huythú nhận: ở nhà anh rất ít nói. Còn MC Lê Anh thì thường xuyên phải ghé thăm bácsỹ chuyên khoa vì nói nhiều. 

Nhân dịp đầu xuân, 3 người mangcái "nghiệp" MC thuộc hàng "nói nhiều nhất Việt Nam" có cuộc chuyện phiếm vớiphóng viên về công việc thú vị của họ và cả bí quyết giữ gìn cái cổ họng - "côngcụ kiếm cơm" của họ...

MC Thanh Bạch: Một năm nói khoảng 5.475.000 từ

Gặp những người “nói nhiều nhất VN”
Bức tranh biếm họa thú vị về bản thân mà Thanh Bạch rất thích.
Năm vừa qua, tôi dẫn khoảng trên 100 chươngtrình. Đó phần lớn là những chương trình truyền hình, có thời lượng dao độngtrong khoảng 45- 60 phút và các chương trình ở sân khấu hoặc trực tiếp trêntruyền hình, thời lượng dao động từ 90-150 phút. Cá biệt, có chương trình trên 2tiếng.

Trung bình, tôi phát âm khoảng150-200 từ/phút, còn khi đọc chậm hơn là  120-140 từ/phút. Vậy là trung bình mỗingày nói 15.000 từ, nhân với 365 ngày, tức là sẽ nói khoảng 5.475.000 từ/năm.

Với tôi, được nói trước côngchúng đồng nghĩa với việc được chia sẻ sự yêu thương và niềm vui với mọi người.Nhưng nó không đồng nghĩa với việc mình sẽ nói nhiều ở ngoài đời. Thường thìtrong một tuần hoặc tháng, tôi luôn dành trọn một ngày “keep silence” mà dângian hay gọi là “tịnh khẩu”. Tức là hạn chế tối đa việc nói năng, chỉ nói khicần thiết và luôn đi liền với chánh niệm. Tịnh khẩu là một phương pháp thực tậprất sâu sắc chứ không phải là chuyện cấm nói. Điều này giúp tôi cảm nhận cuộcsống khác hơn. Những lúc như vậy, nhiều người lại bảo tôi, chắc để dành giọnglên sân khấu mới nói.

Tuy nhiên, đặc thù công việc củamột MC thì việc gặp  sự cố bất ngờ với giọng nói là điều dễ hiểu. Nên, tôi luôncó bí quyết giữ giọng của mình đấy. Đó là nếu bất ngờ bị khan tiếng, có thể dùnglá cây Nhân Sâm hay còn gọi là Dành Sấm Diệp, hay bán ở những tiệm thuốc bắc,pha uống như pha trà vào buổi tối trước khi ngủ và sáng thức dậy. Bí quyết nàydo Nghệ sĩ Châu Thanh, chuyên hát vọng cổ dài hơi chia sẻ cho tôi. Tuy nhiên, nóhơi khó uống vì rất đắng!…Cách khác ít đắng hơn, là dùng lá Cánh Kiến mua ở  nhàthuốc Đông Y nấu với 1 trái chuối sứ chín muồi. Chuối ngọt sẽ dễ uống hơn. Nhữngcách trên, áp dụng rất hiệu quả. Nhưng cũng còn cơ địa mỗi người. Ngoài ra, cáchthở, ăn uống , ngủ nghỉ… cũng rất quan trọng để giữ giọng.

Nhưng giọng nói chưa phải là làđiều cốt yếu. Đối với người MC, bản lĩnh sân khấu là mới chính là điều quantrọng số 1. Nó có thể được ví như: “Một thanh gươm thép, được bọc trong baonhung” vậy. Người MC luôn phải uyển chuyển theo tình huống, bằng tất cả những kỹnăng phong phú để làm chiếc cầu nối tối ưu cho các tiết mục, giúp chương trìnhhấp dẫn với khán giả. Đồng thời, lại vẫn giữ vững cương lĩnh nghệ thuật củamình: Chân - Thiện - Mỹ.

Cho nên, khi trao đổi kinh nghiệmvới các bạn trẻ, tôi hay nói: “Nếu ta thường xuyên có ý nghĩ, lời nói tốt đẹpthì khẩu hình khi phát âm “lời hay ý đẹp” ấy, nét mặt chúng ta cũng sẽ ưa nhìnhơn. Chẳng hạn như nói từ “Yêu thương”, khẩu hình sẽ khác với khi phát âm từ“Thù ghét” chẳng hạn. Lời nói từ tâm hồn tỏa sáng, chân thành, nét mặt sẽ rạngrỡ, tươi sáng sẽ có sự  thu hút, lan tỏa nhiều hơn.

Ngày Tết cổ truyền năm nay cũng như mọi năm, tôi luôn dành trọn vẹn tình yêucũng như thời gian cho những người thân yêu, ba mẹ và con cháu trong nhà. Cả nămvất vả rồi, đó là lúc phải nghỉ ngơi.

BLV Vũ Quang Huy: Ở nhà,tôi rất ít nói

Gặp những người “nói nhiều nhất VN”
Trong mỗi trận đấu, không phải trận nào cũng cần nói nhiều, mà tôi luôn cố gắng để không nói thừa, nói lặp.

Tôi rất đam mê công việc hiện tại của mìnhbởi khi tường thuật một trận đấu đồng hành với việc bản thân được quyền bàytỏ chính kiến về trận đấu đó. Công việc “được nói” trước công chúng, vớitôi, giống như một sự giải toả, xả tress. Cuối tuần nếu không làm bóng đá,tôi thấy hụt hẫng vô cùng. Với tôi, mỗi trận đấu là cơ hội tích luỹ thêm đammê, chứ không thuần tuý là công việc. Thông thường, một tuần tôi tường thuật2 trận, tháng 8 trận.

Có thể, nhiều người vẫn nghĩ, mộtBLV bóng đá về nhà sẽ nói nhiều, bởi ảnh hưởng của nghề nghiệp. Nhưng không phảilà như vậy, tôi là một người rất ít nói trong gia đình. Có điều gì bức xúc, nóimột lần rồi thôi, không để làm ảnh hưởng tới công việc. Trong mỗi trận đấu cũngvậy, không phải trận nào cũng cần nói nhiều, mà tôi luôn cố gắng để không nóithừa, nói lặp.

Tốc độ phát ngôn của BLV bóng đárất quan trọng. Phải hiểu được “cữ giọng” của mình ra sao, để có tốc độ và nhảâm hợp lý. Một người giọng cao, mỏng phù hợp với việc nói rất nhanh. Với tônggiọng trầm như tôi thì cần phải nói chậm hơn, có chiều sâu. Còn mức độ hoạt ngônthì tuỳ mỗi trận đấu.

Đành rằng, ngẫu hứng là việc vôcùng cần thiết đối với một BLV bóng đá, nhưng việc ngẫu hứng đó phải là kết quảcủa sự tích lũy nghiêm túc cùng vốn sống của mình. Thăng hoa là sự hội tụ tất cảnhững hiểu biết, kỹ năng của một người BLV, chứ không thế nói nhiều, nói tùm lumvăng chi tử!

Có những trận tôi nói rất ít khimột số đội bóng lớn gặp nhau mà ai cũng biết, hay đổi tuyển bóng đá VN đang bịđối phương dẫn bàn, những lúc như thế này, cần để cho khán giả hoà nhập sự căngthẳng. Còn những trận nói nhiều là những giải lạ, như giải châu Phi chẳng hạn,khi khán giả chưa nắm rõ thông tin về giải, hoặc có thể xem rồi nhưng vì lâuquá, họ quên.

Kinh nghiệm xương máu để giữgiọng của tôi là không bao giờ uống nước đá. Bình thường nếu bạn bè uống biahơi, mình gọi bia Hà Nội nóng để tăng cường chất mát. Với kiểu uống này, nếucùng “trăm phần trăm”, lượng bia vào người tôi nhiều hơn hẳn những người khác- may mắn tôi là người tửu lượng tương đối tốt. Vật bất li thân với tôi là muốitinh để súc miệng vào buổi sáng hoặc buổi đêm, và chè đặc. Mặc dù biết là chèđặc ở một số thời điểm không có lợi cho giọng nói, nhưng vì nghiện chè quá, mỗingày tôi phải uống tới 4 ấm.

Quanh năm bận rộn, dịp Tết tôithường không đi nhiều, mà ở nhà xem ti vi cùng gia đình. Các chương trình phátsóng trong dịp Tết luôn mang lại cho tôi những kinh nghiệm bổ ích về mặt nghềnghiệp. Bởi cho dù, có thể “cập rập” đi nữa, nhưng đó là những chương trình cósự hội tụ của những khuôn mặt làm truyền hình sáng giá nhất.

MC Lê Anh: Vì nói nhiều nênthường ghé thăm bác sỹ chuyên khoa

Gặp những người “nói nhiều nhất VN”
Tôi nói nhiều trên sân khấu rồi, nên ra đời thường thích lắng nghe người khác nói hơn.

Thật khó để đếm được một năm Lê Anh dẫn bao nhiêuchương trình. Nếu bây giờ mà ngồi đếm thì sẽ là một cuộc thử thách trí nhớ rấtkinh khủng. Trước đây tôi có ghi lại, đó là lúc bản thân mong chờ để có mộtchương trình mà dẫn. Còn giờ làm chương trình như “một phần tất yếu của cuộcsống” rồi, nên không quan tâm đến số lượng ít nhiều nữa, mà cố gắng chăm chỉ hếtmức.

Nếu tính trung bình một năm “chạy” thì gần như ngày nào cũng có show, lớn haynhỏ mà thôi! Thời lượng trung bình một show từ 2-4 tiếng, nhưng cũng chiếmkhoảng một buổi trong ngày và mất thêm vài buổi chuẩn bị nữa.

Tôi được dạy là tốc độ trung bìnhcủa người nói là 3 từ một giây, với MC thì là khả năng tùy biến, phải biết nhanhchậm tùy theo yêu cầu thể hiện, nếu đọc tới 5 từ hoặc hơn trong 1 giây mà khôngnhịu, không vấp, vẫn “tròn vành rõ chữ” là giỏi và có thể “kiếm tiền” được rồi.

Nhưng cũng vì “nói nhiều” mà tôithường phải ghé thăm bác sỹ chuyên khoa. Thông thường thì mọi người khuyên dùngmật ong, chanh muối, nước giá đỗ, quả kha tử, quả la hán hoặc một số loại thuốctây để ngậm. Nhưng kinh nghiệm của tôi, một khi dây thanh đã dãn ra… hết mức,không chùng lại được (mất đàn hồi), tức là không nói được, khan tiếng, thì chỉcó nước… nghỉ ngơi thôi. Nghỉ đến khi nào dây thanh nó thông báo là đã nghỉ đủ“phép” lại đi làm tiếp, thay vì xin… nghỉ hưu luôn!

Tôi là người thích diễn đạt ýnghĩ ra thành lời và chia sẻ với mọi người, nên ở nhà tôi không phải người ítnói, hoặc có xu hướng tự kỷ thì càng không! Nhưng tôi nói nhiều trên sân khấurồi, nên ra đời thường thích lắng nghe người khác nói hơn. Tuy nhiên, cái gì màđã vào mạch rồi thì… tuôn như suối, đến thuyết phục thì thôi. “Bệnh” nghề mà!

Tết này như thường lệ tôi có mộtchuyến du xuân sau những ngày đầu tiên của năm mới. Tôi giảng dạy và nghiên cứudu lịch, bản thân lại thích khám phá những vùng đất mới, nên Tết có cơ hội rảnhrang là phải đi. Trước Tết, thông thường các MC phải làm đến sát ngày 30, cácshow Tết của truyền hình mà không trực tiếp thì thường ghi hình sớm hơn, trướcđó khoảng 2-3 tuần, nên khán giả vẫn thấy Lê Anh lên hình những ngày Tết, nhưnglà đã làm lâu lâu trước đó rồi.

Tôi không“hào hứng lắm” khi nhìn cô gái nào mà phải ngước lên, vậy nên, thường rất thíchdẫn chương trình với các MC nữ có duyên nhưn

Theo Gặp những người “nói nhiều nhất VN”



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.