Không phù hợp phát sóng vào dịp lễ

Hai đội quân này không gặp được nhau, thế yếu phải rút quân. Hoàn toàn không giống như những gì bộ phim thể hiện là “không cần đánh, quân Tống tự rút”. Dù là phim thì những sự kiện chính của lịch sử phải được tôn trọng.

Ý kiến của Hội đồng Duyệt phim lần 2 là kiếnnghị không phát sóng bộ phim trong dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.Đài truyền hình nào phát sóng thì tự chịu trách nhiệm với công chúng về chấtlượng của bộ phim.

Ngày 25 và 26-9, Hội đồngDuyệt phim Quốc gia mở rộng (do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch thành lập)đã tổ chức thẩm định lại bộ phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long(19 tập).

Đây là bản phim đã được đơnvị sản xuất (Công ty Trường Thành) sửa chữa sau khi tiếp thu yêu cầu của Hộiđồng Duyệt phim Quốc gia trong lần duyệt thứ nhất cách đây chưa lâu. Kếtquả, ý kiến của phía thẩm định cho rằng bộ phim không phù hợp phát sóngtrong dịp đại lễ.

Sửa không đạt

Sau lần thẩm định thứ nhất,Hội đồng Duyệt phim Quốc gia yêu cầu đơn vị sản xuất sửa 4 nội dung, như:“Sửa một số lời thoại; sửa một số vấn đề liên quan đến lịch sử; cắt một sốcảnh quá quen thuộc của Trung Quốc dễ gây sự hiểu nhầm cho khán giả, nhưcảnh vua đi lại ở cầu dích dắc trên mặt hồ, một số đại cảnh có đông diễnviên là người Trung Quốc, trang phục Trung Quốc...”.

Không phù hợp phát sóng vào dịp lễ
Cảnh trong phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long

Tuy nhiên, qua lần trìnhduyệt thứ hai này cho thấy việc sửa chữa vội vã của đơn vị sản xuất đã khiếnhình ảnh và lời thoại trong phim nhiều đoạn không khớp, hình một đằng, thoạimột nẻo, có những đoạn khá dài, các nhân vật đối thoại nhưng phim lại khôngcó tiếng (toàn bộ tập 10).

Chu Tước - một địa danh khôngcó thật trong lịch sử mà bộ phim đưa vào trong sự kiện Lê Hoàn đánh quânTống - đã được sửa thành ải Chi Lăng. Tuy nhiên, việc sửa chữa này vẫn khôngổn.

Bởi, theo sử liệu ghi chép, trongcuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất, quân Tống đánh sang VN theo 2 đường bộvà thủy. Đường bộ, quân ta chặn đánh ở ải Chi Lăng; đường thủy, quân ta chặnđánh ở sông Bạch Đằng.

Hai đội quân này không gặpđược nhau, thế yếu phải rút quân. Hoàn toàn không giống như những gì bộ phimthể hiện là “không cần đánh, quân Tống tự rút”. Dù là phim thì những sự kiệnchính của lịch sử phải được tôn trọng.

Mặt khác, tuy tên bộ phim làLý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long nhưng chỉ có 1-2 tập phim đề cậpchủ đề này, số còn lại phản ánh cuộc tranh giành quyền lực trong các triềuđại. 

Những cảnh chém giết nhau được môtả khá kỹ, thể hiện tính dã man, tàn độc của những người tranh ngôi, đoạt vị.

Tấm lòng không thôi chưa đủ

Nếu để “nhặt sạn” ở bản phimđã sửa thì còn nhiều vô cùng. Tuy nhiên, cảm nhận chung của những ai đã tiếpcận với bản phim sửa này là yếu tố Trung Hoa vẫn đậm đặc ở bối cảnh, trangphục, đạo cụ, những cảnh diễn xuất sử dụng diễn viên quần chúng là ngườiTrung Quốc.

Không phù hợp phát sóng vào dịp lễ
Cách tạo hình vua Lý nước mình giống Tần Thủy Hoàng

Về điều này, có ý kiến chorằng việc sử dụng bối cảnh, thuê mượn trang phục (dù ít) của Trung Quốc; sửdụng diễn viên, ê-kíp làm phim Trung Quốc... thì việc phim không thuần Việt(kể cả cách tiến hành câu chuyện, cấu trúc phim, cách trình bày các sựkiện...) là đương nhiên.  

Nếu yêu cầu bỏ hết các chitiết, yếu tố ảnh hưởng Trung Hoa trong phim thì chỉ có... bỏ phim. Trong khitư nhân bỏ cả đống tiền làm phim, cần phải cân nhắc đến tấm lòng của họ.  

Nhưng lại có ý kiến phản báckhi dẫn ra hàng loạt phim đề tài Trung Quốc do nước ngoài làm, như: Hoàng đếcuối cùng (đạo diễn Bernardo Bertolucci), Xích Bích... nhưng vẫn đậm chấtTrung Hoa, có chút lai tạp nào đâu?  

Vậy thì chỉ có thể lý giải làđơn vị sản xuất Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long thiếu kinh nghiệmvề mọi mặt trong lĩnh vực sản xuất phim nên đã không đủ trình độ, bản lĩnhđịnh hướng, giám sát, yêu cầu bắt buộc ê-kíp làm phim giữ cho bộ phim có yếutố và không khí thuần Việt.  

Được biết, ý kiến của phíaHội đồng Duyệt phim là kiến nghị không phát sóng bộ phim trong dịp đại lễ1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.  

Còn bao giờ phát sóng truyềnhình và phát ở đài nào sẽ phụ thuộc vào các đối tác truyền hình của đơn vịsản xuất phim. Khi đó, đơn vị phát sóng sẽ phải lập hội đồng duyệt, yêu cầusửa chữa theo đề nghị của họ đến mức có thể chấp nhận được và sẽ chịu tráchnhiệm trước công luận về chất lượng của bộ phim.

Giáo sư sử học Lê Văn Lan “bị oan”

Cũng phải trách cả những người có trách nhiệm đã tham gia vào bộ phim này với các tư cách và vai trò khác nhau. Tuy nhiên, trong số những người tham gia phim, có tên trên phần giới thiệu (généricque), giáo sư sử học Lê Văn Lan lại là trường hợp “bị oan”.

 

Được biết, ông không hề tham gia vào phim với tư cách là cố vấn sử học, thậm chí theo cách nói của ông là không hề “dính líu” một chút gì với tư cách này. Đơn vị sản xuất phim đã cố tình đưa tên ông vào phim và ông đã phản ứng điều này với đơn vị sản xuất. Nghe nói, sau khi ông phản đối, đơn vị sản xuất đã gặp ông và muốn ông ký kết một hợp đồng với trách nhiệm này như một sự “hợp pháp hóa” việc ghi tên “đã rồi” trên phim nhưng vị giáo sư này đã từ chối. Và tuyên bố sẽ tiếp tục phản ứng về cách làm không đúng của đơn vị sản xuất phim này.

Theo Hải Phương
Người Lao Động


 
 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.