Chưa có kết luận - Đường tới thành Thăng Long rối tít mù

Đã có rất nhiều sự phản đối của công chúng, báo giới và cả những nhà nghiên cứu xung quanh bộ phim này. Ở đây, vấn đề “đứa con lai” được đưa ra bàn luận không đơn giản là sự học hỏi, giao lưu về văn hóa nữa mà được đẩy lên ở mức độ cao hơn là bản lĩnh văn hóa, vấn đề về lịch sử và truyền bá lịch sử và văn hóa cho người xem…

Ngày Đại lễcận kề, Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long vẫn bị nghẽn trongkhâu kiểm duyệt. Trong khi đó, có rất nhiều ý kiến trái chiều về hồn Việt trongbộ phim này. Công ty Trường Thành sẽ sớm có một cuộc gặp gỡ báo giới để sẻ chiathêm những thông tin nóng hổi.

Đã có rất nhiều sự phản đối củacông chúng, báo giới và cả những nhà nghiên cứu xung quanh bộ phim này. Ở đây,vấn đề “đứa con lai” được đưa ra bàn luận không đơn giản là sự học hỏi, giao lưuvề văn hóa nữa mà được đẩy lên ở mức độ cao hơn là bản lĩnh văn hóa, vấn đề vềlịch sử và truyền bá lịch sử và văn hóa cho người xem…

Chưa có kết luận - Đường tới thành Thăng Long rối tít mù
Trang phục diễn viên trong phim cũng gây nhiều tranh cãi

Một trong số những lời phán đốigay gắt nhất về bộ phim này cùng với lịch trình lên sóng truyền hình vào dịp Đạilễ là nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân. Rất nhiều dẫn cứ về cái gọi là “phim TrungQuốc nói tiếng Việt” được nhà nghiên cứu này đưa ra để bảo vệ cho luận điểm củamình. Trong đó có thể kể đến võ thuật, kiến trúc ba tầng mái trong bối cảnh cungđiện, đầu đao của công trình và đến cả bối cảnh Bắc Bộ cũng được dựng lên mộtcách tùy tiện, giả tạo thua cả sân khấu cải lương do nông dân Nam Bộ đóng.

Đồng thời, ông cũng tỏ ra nghingờ về kịch bản của bộ phim này là Giám đốc Công ty Trường Thành.

“Trịnh Văn Sơn là một người chưa bao giờ được giới điện ảnh VN biết tên là mộtnhà viết kịch bản phim nói chung chứ chưa đề cập đến người viết kịch bản phimlịch sử nói riêng. Ông đột nhiên "nổi lên" như một bậc thầy viết kịch bản lớn.Không rõ kịch bản phim lịch sử đầu tay của ông Sơn Trường Thành có được một bậcthầy viết kịch bản phim lịch sử VN nào góp ý trước chưa? Chỉ biết ông đem kịchbản của ông qua nhờ nhà viết kịch bản nổi tiếng của Trung Quốc là Kha Chương Hòa"chuốt lại" - Nhà Huế học Nguyễn Đắc Xuân viết.

Với tất cả những nghiên cứu của mình, ông Xuân cho rằng không nên công chiếu bộphim này trong dịp Đại lễ 1000 năm. Đồng thời, cũng cần phải xem xét kế hoạchxuất khẩu bộ phim này từ phía Trường Thành.

Cũng lên tiếng phản đối và cho rằng Lý Công Uẩn – Đường tớithành Thăng Long là một bộ phim Trung Quốc, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên (thành viênthẩm định bộ phim) trong lần trao đổi gần nhất với chúng tôi khẳng định tiếprằng: “Đó là một bộ phim Trung Quốc, không cần phải bàn cãi”. Nhưng ông Chuyênnằm trong hội đồng thẩm định phim, khi ông nói ra, tức là phải có căn cứ thuyếtphục. Chúng tôi lật ngược lại để tìm lý giải rõ ràng hơn từ đạo diễn này. Tuynhiên, ông chỉ đưa ra một đáp án ngắn gọn: “Đạo diễn Trung Quốc, biên kịch TrungQuốc, bối cảnh Trung Quốc và diễn viên phụ người Trung Quốc. Như vậy, chủ thểsáng tạo bộ phim là người Trung Quốc, vì thế bộ phim là Trung Quốc”. Ông đãkhông nói thêm nhiều với lý do "nếu tranh cãi thì sẽ rất dài và không cầnthiết".

Chưa có kết luận - Đường tới thành Thăng Long rối tít mù
Bối cảnh Trung Quốc với lối kiến trúc xa lạ với văn hóa Việt

Bên cảnh đó, sự phản đối còn được "chắp thêm cánh" là tiếngnói dư luận. Độc giả đã bình luận rất nhiều về bộ phim với kết luận rằng đó làmột bộ phim cổ trang Trung Quốc. Lý Công Uẩn giống Tần Thủy Hoàng… Một bộphận độc giả phản đối việc công chiếu bộ phim.

Trong khi đó, một trong những người chịu tráchnhiệm về văn hóa và trang phục trong bộ phim, họa sỹ Phan Cẩm Thượng cuối cùngcũng quyết định đăng đàn nói về vụ việc, đưa ra những lời tâm huyết. Ông đã nhậnmột phần lỗi về mình với việc bộ phim bị gây cảm giác “Trung Quốc hóa”. Tuynhiên, đứng ở vị trí là người cố vấn, lời nói của ông trong bộ phim không có ýnghĩa quyết định. Ông cho biết, ở Trung Quốc, với bối cảnh và những con ngườiTrung Quốc cụ thể, khó có thể lựa chọn được những cái hoàn toàn Việt Nam. Theo ýông thì thợ may Trung Quốc đã tác động vào biến dạng trang phục của bộ phim doTiến sĩ Đoàn Thị Tình thiết kế. Tuy nhiên, theo ý của bà Tình thì trang phục củabà được giữ trọn vẹn. Ở đây có một sự mâu thuẫn trong những phát biểu của Tiếnsĩ Đoàn Thị Tình và họa sỹ Phan Cẩm Thượng. Tất nhiên, những phát biểu của họasỹ Phan Cẩm Thượng đáng tin cậy hơn vì ông là người trực tiếp sang Trung Quốckhảo sát và theo dõi tiến trình bộ phim.

Tuy nhiên, không phải không có những đồng cảm với bộ phimnày. Một trong những ý kiến theo dòng này là của giáo sư Đinh Xuân Dũng, ủy viênthường trực Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thụât Trung ương, cố vấn Hộiđồng thẩm định kịch bản Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long. Ông cho rằng,phim có chất Việt Nam, thể hiện sinh động, với tình cảm sâu đối với lịch sử dântộc, phản ánh trung thực với những nét cơ bản nhất bằng ngôn ngữ điện ảnh vềgiai đoạn Đinh Tiền Lê và Lý với nhân vật trọng tâm là Lý Công Uẩn.

Chưa có kết luận - Đường tới thành Thăng Long rối tít mù
Hình ảnh chiến binh thời Trần, một trong những yếu tố văn hóa Việt trong bộ phim.

Theo ông, những hạn chế của bộ phim nên đượcthông cảm khi Việt Nam không có trường quay, không có đạo diễn thực sự đủ tầm,không có lực lượng diễn viên đông đảo, thiếu thốn đạo cụ, trang phục… “Cái quantrọng ở bộ phim là ý tưởng và bản lĩnh của người làm phim trong việc giữ bản sắcViệt Nam. Có thể sử dụng trường quay, trang phục (may tại Trung Quốc) thậm chícả đạo diễn Trung Quốc song tính cách nhân vật, mối quan hệ của người Việt Namtrong phim vẫn giữ chuẩn. Chúng ta nên nhớ rằng, kịch múa Xô Viết - Nghệ Tĩnh,tác phẩm đỉnh cao của nghệ thuật múa Việt Nam trước đây do đạo diễn người TriềuTiên là Kim Hoàng dàn dựng”.

Trong đó có thể kể đến áo tứ thân của phụ nữ trongphim, rồng Lý trên áo của vua, cờ có những chòm sao, thiếu niên tóc ba chỏm,hình vẽ chiến binh thời Trần, hoàng bào màu đỏ tía… Tác giả cho biết, những kiếnthức trên có được do quá trình học hỏi, nghiên cứu văn hóa của hai triều đại LýTrần trong một thời gian dài. Và nhận định này khẳng định những bản sắc củangười Việt trong bộ phim được xem như là “con lai”. Tất nhiên, qua đó cũng mongmuốn cuộc tranh luận thuận lợi, khách quan và sòng phẳng hơn.

Chưa có kết luận - Đường tới thành Thăng Long rối tít mù
Hình tượng quan quân trong áo giáp sắt.

Phía công ty Trường Thành khẳng định, họ sẽ chỉnh sửa bộ phimtheo yêu cầu của Cục Điện ảnh. Mới đây trao đổi cùng chúng tôi, ông Trịnh VănSơn cho biết, sắp tới, họ sẽ tổ chức một cuộc gặp gỡ báo giới để thông báo nhữngthông tin mới về tiến trình đưa bộ phim đến với công chúng. Đồng thời, cũng đưara một số thông tin mà đơn vị này cho rằng thiếu sự chính xác trong việc đưa tincủa báo giới trong thời gian vừa qua.

Hiện tại, tất cả mối quan tâm của công chúng và dư luận về bộ phim Lý CôngUẩn – Đường tới thành Thăng Long đang đổ dồn về Cục Điện ảnh – Đơn vị đượcgiao nhiệm vụ thẩm định bộ phim. Sau lần thẩm định đầu tiên với những yêu cầuchỉnh sửa đề “bớt Trung Quốc hóa”, đến nay, vẫn chưa có thêm bất kỳ thông tinnào từ phía Hội đồng thẩm định. Ông Lê Văn Minh (Cục phó, Cục Điện ảnh) nói ngắngọn với PV rằng, chưa có gì mới về bộ phim và không cung cấp thêm bất cứthông tin nào.

Cục trưởng Cục Điện ảnh Lại Văn Sinh thì cho rằng: Bao giờ sửaxong, Hội đồng sẽ tư vấn cho các cơ quan lãnh đạo cấp trên. Ông Sinh nói: Quyềncao nhất tôi cho là của Ban chỉ đạo quốc gia Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.Như vậy, quá trình xem và thẩm định bộ phim vẫn đang được tiến hành và tiếp tụcchờ đợi. Tuy nhiên, một vài thông tin cho biết, kết quả duyệt phim sẽ được côngbố sớm nhất.

Theo Gia Vũ
VTC


 

Theo bạn có nên công chiếu bộ phim vào dịp Đại lễ nghìn năm Thăng Long?

1. Có

2. Không



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.