Bản sắc Việt trong bộ phim Lý Công Uẩn - Đường đến Thăng Long

Do hiếu kỳ, bản thân người viết bài báo này – vốn cũng có chừng hai năm kinh nghiệm tự nghiên cứu về thời Lý – Trần – đã cố rà soát lại đoạn phim trên, cùng số hình ảnh hiếm hoi được đăng tải trên báo chí trước nay về quá trình làm phim. Sau khi đã xem xét kỹ lưỡng, người viết xin được đóng góp một danh sách những chất Việt vốn hơi khó phát hiện mà bản thân đã tìm ra được

Thời gian qua TTOL nhận được rất nhiều ý  kiếntrái ngược nhau  về tính tuần Việt của bộ phim Lý Công Uẩn - Đường tới ThăngLong. Sau đây xin trích đăng một bài viết của độc giả Hổ Phách,  bạn đã kìcông tìm tòi nghiên cứu và đã phát hiện ra những chất Việt mà không phải ai cũngnhận ra được trong bộ phim này. TTOL xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Trong thời gian gần đây, dư luận đang tranh cãi gay gắt về chất Việt trong đoạntrailer giới thiệu bộ phim Lý Công Uẩn – Đường Tới Thăng Long, một bộ phim đãrất mạo hiểm khi sử dụng phim trường cùng một lượng lớn người Trung Quốc trongđội ngũ làm phim. Có không ít bức xúc về chất Trung Hoa tràn ngập trên đoạn phimngắn chỉ chừng nửa phút này. Quan điểm hầu như nhất trí của dư luận là: Ngoàichiếc áo tứ thân thì hoàn toàn không còn nhìn thấy “Việt Nam” ở đâu nữa. Điềunày khiến không ít người mỉa mai đây là “phim Tàu nói tiếng Việt”, bày tỏ sự longại nếu nó được trình chiếu trong đại lễ sắp đến.

Do hiếu kỳ, bản thân người viết bài báo này – vốncũng có chừng hai năm kinh nghiệm tự nghiên cứu về thời Lý – Trần – đã cố ràsoát lại đoạn phim trên, cùng số hình ảnh hiếm hoi được đăng tải trên báo chítrước nay về quá trình làm phim. Sau khi đã xem xét kỹ lưỡng, người viết xinđược đóng góp một danh sách những chất Việt vốn hơi khó phát hiện mà bản thân đãtìm ra được. Mong rằng bài viết này có thể giúp cho việc tranh luận thuận lợi vàkhách quan hơn.

A. Những chi tiết Việt Nam trong phim1. Áo Tứ Thân

Bản sắc Việt trong bộ phim Lý Công Uẩn - Đường đến Thăng Long

2. Thiếu niên để đầu ba chỏm: Ở TrungQuốc cổ, chỉ những đứa bé rất nhỏ - chừng dưới bốn, năm tuổi – mới để tóc bachỏm. Trong khi ở Việt Nam xưa, trẻ con vẫn để ba chỏm cho đến tận tuổi thiếuniên.

Bản sắc Việt trong bộ phim Lý Công Uẩn - Đường đến Thăng Long

3. Rồng thời Lý: trên chiếc áo của vịquan (hình dưới, bên phải) là hình rồng Lý cuộn tròn, hơi khó nhận ra. Rồng Lýcuộn tròn là một dạng hoa văn có thật, có thể kiểm chứng trên những mảnh gốmthời này còn sót lại.

Bản sắc Việt trong bộ phim Lý Công Uẩn - Đường đến Thăng Long
Bản sắc Việt trong bộ phim Lý Công Uẩn - Đường đến Thăng Long
Rồng Lý trên gạch men (Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam, Số 01 Phạm Ngũ Lão, Hà Nội, Việt Nam.)

4. Họa tiết “ Các chòmsao”: Những lá cờ dưới đây được vẽ hoa vănlà các chòm sao thay vì chữ Hán thông thường. Theo An Nam Tức Sự củasứ giả Trần Phu đời Nguyên ghi nhận về đời Trần ( vào năm 1293):
 

Bản sắc Việt trong bộ phim Lý Công Uẩn - Đường đến Thăng Long

“Thái sư Trần Quang Khải và Thái úy Trần Đức Việt, mỗi người cầm một miếng ván tròn như gương màu xanh rộng 6xích, trên vẽ mặt trời, mặt trăng, sao Bắc Đẩu và 28 vị tinh tú, có ýdùng để tự che chở cho mình"

Họa tiết các chòm sao là có thật, nhưng việc vẽ nó trên cờ thì thật chưa từngnghe thấy ở Việt Nam và hình như là ngay cả Trung Quốc. Có phải đây là một sángkiến của nhóm cố vấn trong đoàn phim, trong nỗ lực xóa bớt đi tính Trung Quốctrong phim?

5. Hình vẽ chiến binh thời Trần: bứcrèm sau lưng nhân vật dưới đây vẽ cảnh hai người lính đang cầm khiên và giáo đấunhau. Hình ảnh này lấy từ nguyên mẫu trên một chiếc bình gốm thời Trần, mô tả vềcác chiến binh Đại Việt:

Bản sắc Việt trong bộ phim Lý Công Uẩn - Đường đến Thăng Long
Bản sắc Việt trong bộ phim Lý Công Uẩn - Đường đến Thăng Long
Chiến binh trên bình gốm thời Trần ( Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam, Số 01 Phạm Ngũ Lão, Hà Nội, Việt Nam.

6. Hỏa táng: Rất nhiều người sẽ lầm lẫnrằng Hỏa táng là một đặc điểm trong tang lễ Trung Hoa. Thực tế, chỉ có hai tỉnhChiết Giang và Quảng Tây thuộc Trung Quốc là tồn tại tục hỏa táng, với lý dođất thấp, xác sẽ bị ngâm nước nếu đem chôn. Trong cuốn Chân Lạp Phong Thổ Kývề người Khmer của Châu Đạt Quang xuất bản năm 1973, ở trang 73 – 78, nhà nghiêncứu Lê Hương cũng xác nhận điều này. So với Trung Quốc thì các quốc gia thuộc ẤnĐộ và Đông Nam Á phổ biến tục hỏa táng hơn ( khi di chỉ mộ táng ở Gò Thành –Tiền Giang cũng ghi nhận điều này.)

Bản sắc Việt trong bộ phim Lý Công Uẩn - Đường đến Thăng Long

Đọc lại “Chiếu dời đô” của Lý Thái Tổ, ta thấy một trong các nguyên nhân ngàidời đô đến Thăng Long là do:

Vùngnày mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấptrũng tối tăm…”

Qua đó đủ nói lên tình trạng ẩm thấp ở cố đô Hoa Lư như thế nào. Thể hiện tanglễ vua Đinh Tiên Hoàng bằng hình thức hỏa táng, đoàn làm phim vô tình hay cố ý,đã thể hiện một chi tiết nhỏ nhưng sâu sắc của vua Lý Thái Tổ trong quyết địnhdời đô.

7. Hoàng bào màu đỏ tía: sự thật là vuachúa ta, ít nhất là thời Tiền Lê, đã sử dụng sắc đỏ tía trên hoàng bào thay vìsắc vàng như vua Trung Hoa. Sử chép lại rằng vua Lê Đại Hành lên ngôi mặc áolong cổn, về sau áo mặc thường dùng vóc đỏ.

Bản sắc Việt trong bộ phim Lý Công Uẩn - Đường đến Thăng Long

8. Mũ Tứ Phương Bình Đỉnh ( đội trênđầu những người lính đang chạy theo vị tướng dưới đây): Đây là loại mũ được đặtra cho quân sĩ Đại Việt sử dụng kể từ năm 974.

Bản sắc Việt trong bộ phim Lý Công Uẩn - Đường đến Thăng Long

Mô tả của Đại Việt Sử Ký toàn thư về chiếc mũnày:

“ [Thái Bình] năm thứ 5 [974],(Tống Khai Bảo năm thứ 7). Muà xuân, tháng hai, quy định về quân mười đạo:mỗi đạo có 10 quân, 1 quân 10 lữ, 1 lữ 10 tốt, 1 tốt 10 ngũ, 1 ngũ 10 người,đầu đội mũ bìnhđính  vuông bốn góc (loại mũ này làm bằng da, chóp phẳng, bố bên khâu liền,trên hẹp dưới rộng, quy chế này đến đời bản triều khởi nghĩa vẫn còn dùng,đời sau vẫn theo thế).

Theo Ngô Sĩ Liên: “quy chế này đến đời bản triềukhởi nghĩa vẫn còn dùng”. Điều đó có nghĩa đây là loại mũ đặc trưng của binhsĩ Đại Việt kéo dài từ cuối Đinh cho đến tận Lê Sơ. Sẽ có nhiều người thắcmắc loại mũ này quá đậm nét Trung Hoa. Thực chất, cho đến giờ người viếtchưa từng thấy binh sĩ Trung Hoa đội chiếc mũ nào như thế cả. Sau đây làhình ảnh tham khảo:

Theo tứ tự từ trên xuống dưới đây là binh sĩTrung Quốc qua các triều đại tiêu biểu:

Bản sắc Việt trong bộ phim Lý Công Uẩn - Đường đến Thăng Long
Nhà Tần
Bản sắc Việt trong bộ phim Lý Công Uẩn - Đường đến Thăng Long
Đông Hán
Bản sắc Việt trong bộ phim Lý Công Uẩn - Đường đến Thăng Long
Tây Hán
Bản sắc Việt trong bộ phim Lý Công Uẩn - Đường đến Thăng Long
Nhà Đường
Bản sắc Việt trong bộ phim Lý Công Uẩn - Đường đến Thăng Long
Bản sắc Việt trong bộ phim Lý Công Uẩn - Đường đến Thăng Long
Nhà Tống
Bản sắc Việt trong bộ phim Lý Công Uẩn - Đường đến Thăng Long
Nhà Nguyên
Bản sắc Việt trong bộ phim Lý Công Uẩn - Đường đến Thăng Long
Nhà Minh

B. Và những nét chưa hoàn hảo

1. Cờ không phải là cờ Ngũ Sắc: Trongtư liệu lịch sử còn sót lại, ngoài chiếc cờ ngũ sắc đời Nguyễn, ta không cònbiết một loại cờ nào khác xa xưa hơn nữa. Nhưng những lá cờ được dùng để thêucác chòm sao như người viết vừa đề cập, cùng những chiếc cờ khác xuất hiện rảirác trong đoạn phim, thật sự không phải là cờ Ngũ Sắc. Có thể đoàn làm phim sẽlý luận “ nước ta thời này phỏng nhiều theo Đường- Tống, nên cờ may kiểu TrungHoa là hợp lý”. Nhưng kỳ thực, hoàn toàn không có cứ liệu nào khẳng định “ngày…tháng…năm… định ra kiểu cờ…phỏng theo…” cả.

2. Minh Quang Giáp thiếu…tua và nhạc:Minh Quang Giáp là một loại giáp thuộc nhà Đường, và cũng là những bộ giáp duynhất còn ghi nhận lại từ tư liệu nhà Lý, nhưng… trên những pho tượng Kim Cương.Ta thật sự rất khó có thể tin tưởng tư liệu trang phục đến từ những công trìnhmang tính chất tôn giáo, nghệ thuật vốn giàu tính cách điệu. Tuy vậy, trong tìnhcảnh thiếu thốn tư liệu giáp trụ nước nhà, quyết định này của đoàn phim là cóthể hiểu được. Tuy nhiên, theo chính hình ảnh trên tượng, và cả cố vấn Đoàn ThịTình xác nhận: đó là trên viền giáp vai, giáp hông, thắt lưng và váy của bộ giápphải được đính rất nhiều tua rủ và nhạc. Nhưng bộ giáp trong phim rõ ràng đã bịtước đi chi tiết đó như ta thấy dưới đây. Vẫn chưa rõ sự thay đổi này là do trụctrặc gì đã nảy sinh trong quá trình làm phim. 

Bản sắc Việt trong bộ phim Lý Công Uẩn - Đường đến Thăng Long
Bản sắc Việt trong bộ phim Lý Công Uẩn - Đường đến Thăng Long
Tượng Lý Thái Tổ ở Đền Đô ( Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh)

3. Vương miện nhà Vua ( mũ Bình Thiên):Như ta đã thấy ở các hình trước, chiếc vương miện của nhà vua ta đội rất giốngvới vương miện Trung Hoa. Đoàn phim đã sử dụng nguyên mẫu tượng trong đền thờcác vị vua Lý ở Đền Đô để tạo chiếc mũ này. Nhưng như đã nói với trường hợp MinhQuang Giáp: những tư liệu đến từ các công trình tôn giáo, nghệ thuật thường mangtính ước lệ và cách điệu rất nhiều, rất khó xem là thực. 

Bản sắc Việt trong bộ phim Lý Công Uẩn - Đường đến Thăng Long
Tượng Kim Cương thời Lý( chùa Phật Tích), với tua rủ phủ đầy bộ giáp, rất dễ nhìn thấy

4. Cách thể hiện hoa văn chưa nổi bật:

Như ta thấy trong những hình ảnh từ đầu bài đến giờ, ít nhất đã có hai loại họatiết hoàn toàn thuần Việt được mang vào phim: chiến binh thời Trần và Rồng thờiLý. Nhưng cả hai họa tiết trên đều được thể hiện một cách chưa phù hợp, khiếnchúng chưa nổi bật trên phim, gây hậu quả là ngay cả khán giả Việt Nam cũng khónhận ra chúng. Với họa tiết chiến binh, nó được vẽ bằng màu vàng sậm trên mộtchiếc rèm màu vàng, cách phối màu này khiến họa tiết trên khó gây được sự chú ýtrong mắt người xem.

Tương tự với Rồng Lý, ta thấy rồng được vẽ trên ít nhất hai bộ y phục của nhàvua và một vị quan. Rồng thường được thêu với màu vàng – một điều đương nhiên –nhưng vô tình chính màu sắc đó lại khiến nó trở nên không nổi bật trên một bộtrang phục màu…đỏ tía, màu tím nâu,… Sự thất bại trong cố gắng làm nổi bật cáchọa tiết thuần Việt, âu cũng là tất yếu cho nền điện ảnh Việt Nam đang trongnhững bước đầu chập chững tìm cách tái hiện tổ tiên mình.

C. Kết luận:

Qua các chi tiết vừa nêu trên, chúng ta nhận thấy rằng đoàn làm phim đã rất cốgắng trong việc thể hiện nét dân tộc vào bộ phim, bất kể trong tình trạng thiếuthốn tư liệu lẫn kinh nghiệm, cộng thêm sự cố tình làm khó dễ của các cộng tácviên Trung Hoa như chính nhà họa sĩ Phan Cẩm Thượng đã bộc bạch vài tháng trước:

“Ví dụ, trang phục của vua Đinh và vuaLê, họa sỹ Đoàn Thị Tình không vẽ hình rồng nhưng thợ may bảo thiết kế vươngphục không thể không có rồng, nếu ta không đồng ý như vậy thì họ không may. Cácnhà làm phim nói, họ có quyền rất lớn nên đạo diễn và các nhà làm phim phải theohọ (trường hợp sáng tạo các mẫu mới không theo truyền thống nữa là chuyện khác).Kết quả, ta thiết kế một đằng nhưng thợ may Trung Quốc vẫn may theo ý họ…”

Bên cạnh đó, sự cố chấp theo sát lịch sử một cách quá mức trong tình trạng thiếutư liệu đã khiến đoàn phim sử dụng đến một số cứ liệu có độ tin cậy thấp, nhưngười viết vừa đề cập. Một điều không thể chối cãi là mặc cho đoàn làm phim đãcố gắng hết sức, những yếu tố Trung Hoa vẫn còn quá lấn át yếu tố Việt. Một bộphim như thế khó có thể được trở thành bộ phim tâm điểm đại diện cho buổi đại lễsắp đến.

Mặt khác, chúng ta cũng nên khách quan ghi nhận những nỗ lực của một đoàn phimtư nhân đã chi ra số tiền khổng lồ, chấp nhận rủi ro khi sang Trung Hoa thựchiện bộ phim này. Những điều họ làm được và chưa làm được, những gì họ đúc kếtkhi làm việc với người nước ngoài trên đất khách sẽ là vốn kinh nghiệm quý báucho những đoàn làm phim cổ trang sau này. Bên cạnh đó, các cơ quan phụ tráchnghiên cứu trang phục cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu và hợp tác hơn nữa, để hỗtrợ cho dòng phim cổ trang trong tương lai gần.

  Hổ Phách



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.