‘Đường tới thành Thăng Long gây cảm giác là phim Trung Quốc"

Trong 2 ngày 28 298, Hội đồng Trung ương thẩm định phim truyện và lãnh đạo Cục Điện ảnh đã tiến hành xem xét bộ phim 19 tập về đề tài lịch sử. Căn cứ vào ý kiến các thành viên Hội đồng, Cục Điện ảnh đã gửi công văn cho Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành đơn vị sản xuất bộ phim.

Dự định lên sóng truyền hình vào tháng 9 nhưngđến nay, bộ phim tiền tỷ “Thái Tổ Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long” vẫnđang phấp phỏng chờ hội đồng thẩm định xét duyệt.

Trong 2 ngày 28 - 29/8, Hội đồng Trung ương thẩmđịnh phim truyện và lãnh đạo Cục Điện ảnh đã tiến hành xem xét bộ phim 19 tập vềđề tài lịch sử. Căn cứ vào ý kiến các thành viên Hội đồng, Cục Điện ảnh đã gửicông văn cho Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành - đơn vị sản xuất bộ phim.

Nội dung công văn nêu rõ, tuy đã cố gắng bám sát những mốc lịch sử quan trọng,có tính chuyên nghiệp cao... nhưng do đa số cảnhquay thực hiện ở Trung Quốc nên Thái Tổ Lý Công Uẩn - Đường tới thành ThăngLong dễ gây cho người xem cảm giác đây là bộ phim truyền hình Trung Quốc.

‘Đường tới thành Thăng Long gây cảm giác là phim Trung Quốc"
Thiền sư Vạn Hạnh (trái) và Lý Công Uẩn trong phim

Cục cho rằng, mộtsố chi tiết trong phim cần tái hiện đúng với lịch sử, tránh mang dáng dấp dã sửTrung Quốc. Những cảnh quay tại các địa danh quá quen thuộc của nước này haynhững đại cảnh có đông diễn viên quần chúng là người Trung Quốc tham gia bị yêucầu cắt bỏ. Ngoài ra, công văn cũng đề nghị đơn vị sản xuất chỉnh sửa lại nhữnglời thoại hoặc quá hiện đại hoặc mang màu sắc phim dã sử Trung Quốc...

Theo Cục Điện ảnh,phim còn có nhiều chi tiết chưa phản ánh đúng lịch sử như việc Lê Hoàn lên ngôi;địa danh diễn ra sự kiện Lê Hoàn đánh đuổi quân Tống (tại sông Bạch Đằng - TâyKết chứ không phải núi Chu Tước như trong phim); chuyện con Lý Công Uẩn sau nàysẽ thi đỗ Trạng nguyên (vì thời đó chưa có Trạng Nguyên); cảnh Lý Công Uẩn đứngtrên núi cao nhưng lại bảo đây là thành Đại La...

Cục cũng đề nghịchỉnh lại phần kết phim. Theo đó, quyết định dời đô của Lý Công Uẩn là sự thểhiện tầm nhìn sáng suốt của ông trước nhu cầu phát triển của nhà nước Đại CồViệt chứ không phải bắt chước theo Trung Quốc.

‘Đường tới thành Thăng Long gây cảm giác là phim Trung Quốc"
Tạo hình của Vua Lý Công Uẩn và các bề tôi.

Trao đổi với PV về Thái tổ Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long,đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, thành viên Hội đồng thẩmđịnh nhận định: “Đây là một bộ phim Trung Quốc, không có gì để tranh cãi. Đạodiễn Trung Quốc, biên kịch Trung Quốc”. Trong khi đó, giáo sưĐinh Xuân Dũng, ủy viên thường trực Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thụâtTrung ương, cố vấn Hội đồng thẩm định kịch bản Lý Công Uẩn - Đường tới thànhThăng Long lại cho rằng, phim có chất Việt Nam, thể hiện sinh động, vớitình cảm sâu đối với lịch sử dân tộc, phản ánh trung thực với những nét cơ bảnnhất bằng ngôn ngữ điện ảnh về giai đoạn Đinh Tiền Lê và Lý với nhân vật trọngtâm là Lý Công Uẩn.

Theo ông, nhữnghạn chế của bộ phim nên được thông cảm khi Việt Nam không có trường quay, khôngcó đạo diễn thực sự đủ tầm, không có lực lượng diễn viên đông đảo, thiếu thốnđạo cụ, trang phục… “Cái quan trọng ở bộ phim là ý tưởng và bản lĩnh của ngườilàm phim trong việc giữ bản sắc Việt Nam. Có thể sử dụng trường quay, trang phục(may tại Trung Quốc) thậm chí cả đạo diễn Trung Quốc song tính cách nhân vật,mối quan hệ của người Việt Nam trong phim vẫn giữ chuẩn. Chúng ta nên nhớ rằng,kịch múa Xô Viết - Nghệ Tĩnh, tác phẩm đỉnh cao của nghệ thuật múa ViệtNam trước đây do đạo diễn người Triều Tiên là Kim Hoàng dàn dựng” - ông Dũngnhấn mạnh.

‘Đường tới thành Thăng Long gây cảm giác là phim Trung Quốc"
Đạo diễn Cận Đức Mậu (Trung Quốc) và ông Trịnh Văn Sơn - giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành kiêm tác giả kịch bản "Thái tổ Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long".

Theo ông Trịnh VănSơn - Giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành - những chi tiết mà Cục Điện ảnh yêu cầu cắt gọt, chỉnh sửachỉ là những tiểu tiết, xử lý rất đơn giản, không ảnh hưởng nhiều tới nội dungphim. “Chúng tôi hoàn toàn làm theo chỉ đạo của Cục Điện ảnh,hiện đã chuyển phần phim được chỉnh sửa lên Cục chờ xét duyệt” - ông Sơn chobiết. Ông cũng khẳng định, ông chính là người chấp bút cho kịch bản và nhà biênkịch Trung Quốc, Kha Chương Hòa chỉ là người cố vấn. Ông Sơn cho rằng, việcchỉnh sửa một bộ phim là điều rất bình thường.

Chiều 17/9, ông LêNgọc Minh - Cục phó Cục Điện ảnh cho biết, Cục đã nhận được bản phim chỉnh sửacủa Công ty Cổ phần đầu tư Trường Thành vào ngày 11/9. Tuy nhiên, nhiều ủy viêntrong Hội đồng thẩm định đang đi công tác nên việc kiểm định chưa thể tiến hành.Trong tuần tới, Cục Điện ảnh sẽ có kết quả cuối cùng về Thái tổ Lý Công Uẩn- Đường tới Thành Thăng Long.

TheoNgọc Trần
VnExpress




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.