Tư nhân đua nhau làm phim lịch sử

Lấp dần khoảng trống

Chính cơ chếtài chính phù hợp của các đài truyền hình đã kích thích được nhà sản xuất.

Ngày 15-6 qua, tại HàNội, đoàn làm phim Huyền sử thiên đô (hãng Sao Thế Giới đầu tư, hãngPhim truyện 1- Hà Nội và Công ty Cổ phần Sản xuất Phát Nam Thiên sảnxuất) đã có buổi ra mắt rầm rộ. Các diễn viên chính, như Công Dũng,Trung Dũng, Thu Quỳnh, Bebe Phạm, Rich Ting...xuất hiện trong trang phụccủa các nhân vật.

Với độ dài 70 tập, Huyềnsử thiên đô là phim truyền hình lịch sử dài tập nhất từ trước đến nay domột hãng phim tư nhân sản xuất, mở màn thành công cho xu hướng tư nhânbỏ vốn làm phim đề tài lịch sử - thể loại vốn được xem như một “món nợkhó đòi” của các nhà làm phim VN.

Cú hích bằng cơ chế

Theo bà Minh Hà, PhóPhòng Khai thác phim truyện Đài Truyền hình TPHCM, khá nhiều đơn vị đãgửi kịch bản đăng ký sản xuất phim truyền hình đề tài lịch sử, thậm chícó hãng gửi cùng lúc 2 kịch bản, chứng tỏ các nhà làm phim tư nhân rấthăng hái, tâm huyết với dòng phim này.

Tư nhân đua nhau làm phim lịch sử
Dàn diễn viên chính trong phim Huyền sử thiên đô tại buổi ra mắt. Ảnh: C.T.V

Các kịch bản phim đề tàilịch sử cổ trang đang có: Về đất Thăng Long của Phạm Thùy Nhân (30 tập,hãng M&T Pictures), Từ Lam Sơn đến hồ Hoàn Kiếm của Lê Ngọc Minh (30tập, hãng Sao Thế Giới), Đối thoại Lý Chiêu Hoàng (Huỳnh Thanh Diệu, 80tập, hãng Vifa). Về đề tài lịch sử cách mạng, hãng Đại Dương Xanh có SàiGòn 105 độ F (tác giả Anh Dũng) nói về chặng đường đấu tranh cách mạngcủa nhân dân Sài Gòn đến thời điểm năm 1975.

Tương tự, Vifa ấp ủ kịchbản Dạo chơi giữa Sài Gòn. Công ty Cát Tiên Sa có kịch bản Hoa đào thắmsắc trời Nam(tác giả Đinh Thiên Phúc) được đổi từ tựa cũ Mỹ nhân Sài Gòn. Công tySao Thế Giới có kịch bản Nữ biệt động Sài Gòn...

Vậy là sau một thời giandài “né tránh”, các nhà làm phim tư nhân đã tạo được phong trào làm phimlịch sử. Cuộc phát động làm phim lịch sử của các đài truyền hình, trongđó mạnh nhất là Đài Truyền hình TPHCM, với chính sách thích hợp đãkhuyến khích được sự quan tâm của đông đảo các hãng phim tư nhân.

Ông Nguyễn Anh Xuân, PhóPhòng Khai thác phim truyện Đài Truyền hình TPHCM, cho biết: “iuốinăm ngoái, Đài Truyền hình TPHCM đã có chủ trương khuyến khích các đơnvị làm phim lịch sử, nâng mức giá cho một tập phim thể loại này lên 400triệu đồng và còn ưu tiên giờ đẹp để phát sóng. Ngoài ra, đài cũng cóchính sách mới dành cho tất cả thể loại phim là nếu phim phát sóng ănkhách, thu hút được nhiều quảng cáo thì hãng sản xuất còn được hưởngthêm một khoản thưởng dựa trên doanh thu quảng cáo”.

Lấp dần khoảng trống

Từ lâu, dư luận luôn kêuca về việc phim lịch sử, dã sử Trung Quốc tràn ngập các màn ảnh nhỏ.Khán giả Việt, nhất là giới trẻ, biết lịch sử và các nhân vật lịch sửTrung Hoa rành rẽ hơn lịch sử và nhân vật lịch sử Việt... Phim ảnh làcách tuyên truyền lịch sử sống động và hiệu quả nhất nhưng tiếc là cácnhà làm phim chưa chịu khai thác.

Đề tài cho phim lịch sửkhông thiếu bởi lịch sử VN có vô số sự kiện, nhân vật hào hùng, đủ đểtạo nên những câu chuyện phim hấp dẫn người xem và chúng ta cũng khôngthiếu những nhà làm phim tâm huyết.

Thế nhưng, nguyên nhânchủ yếu dẫn đến khoảng trống của phim lịch sử Việt trên màn ảnh nhỏ làkhông ai dám đầu tư sản xuất bởi kinh phí đòi hỏi rất lớn, trong khi mứcgiá mua phim của nhà đài thông thường chỉ từ 180-200 triệu đồng/tập, khảnăng thua lỗ đã thấy rõ.

Chính vì vậy, những bộphim truyền hình đề tài lịch sử VN đã lên sóng, như: Trùng Quang tâm sử,Lục Vân Tiên, Dưới cờ đại nghĩa, Ngọn nến hoàng cung, Vó ngựa trờiNam... đều do hãng phim Đài Truyền hình TPHCM sản xuất bằng vốn Nhànước, còn các hãng tư nhân hoàn toàn đứng ngoài cuộc và mặc nhiên xem đókhông phải là việc của mình.

 

Hy vọng thời gian tới, khoảng trống này sẽ dầnđược lấp bởi sự có mặt của các hãng phim tư nhân. Nguồn kịch bản phim lịchsử đã có nhưng từ trang giấy cho đến khi thành sản phẩm còn rất nhiêu khê vàhiện tất cả đều đang trong giai đoạn chờ nhà đài thẩm định đề tài. Tuynhiên, dù sao những kết quả vừa qua cũng là một tín hiệu mừng cho dòng phimđề tài lịch sử VN.

Theo Người lao động



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.