Lê Hoàng: "Bao giờ có phịt xã giao, tôi sẽ nói..."

Đạo diễn Lê Hoàng đã nói một cách hóm hỉnh như thế về hiện tượng này của giới trẻ trong cuộc trò chuyện đầu năm.

Đạo diễn Lê Hoàng đã nói một cách hóm hỉnh như thế về hiện tượng này của giới trẻ trong cuộc trò chuyện đầu năm.

Trong câu chuyện đầu năm với vị đạo diễn nổi tiếng sâu sắc của làng giải trí, người mà chỉ nhắc tới tên, ai cũng ấn tượng - đạo diễn Lê Hoàng, chúng tôi dành sự quan tâm đặc biệt xung quanh chương trình Táo quân vừa qua.

“Bao giờ có ‘phịt xã giao’ của giới già, tôi sẽ nói!”

Tết vừa rồi, anh có xem chương trình Táo quân không?

Táo quân là một tiết mục mà những người thực hiện nó quá biết phải dung hòa sự mong muốn của những đối tượng cực kỳ khác nhau.

Nếu như điện ảnh có phim nghệ thuật và phim nhảm được phân chia rõ ràng thì Táo quân không hề như thế. Vào đêm Giao thừa, tôi biết chắc rằng rất nhiều người lao động nhìn vào màn hình và rất nhiều bộ trưởng nhìn vào màn hình.


Đạo diễn Lê Hoàng.

Đạo diễn Lê Hoàng.

Tất nhiên là tâm trạng của họ rất chênh lệch. Và để dung hòa những tâm trạng này là điều những người làm Táo quân thấy khó khăn nhất, tôi đoán vậy.

Tôi biết rằng đa số người dân muốn được nghe những tiếng nói mạnh mẽ. Đa số nhà quản lý thì muốn Táo quân có những tiếng nói chính xác, công bằng.

Nhưng đây không phải là một báo cáo khoa học. Đây là một vở kịch đã thế lại là kịch hài.

Hài mà không dùng thủ pháp cường điệu, không dùng thủ pháp ẩn dụ và khoa trương thì làm sao hài được? Để kết hợp những mâu thuẫn này là việc hết sức đau đầu.

Vậy ưu điểm của Táo quân 2016 là gì, thưa anh?

Rõ ràng dư luận khi xem Táo quân không còn quá quan tâm đến diễn xuất của các diễn viên vì họ đã quá hiểu Công Lý, Xuân Bắc, Chí Trung… Cái họ quan tâm là các diễn viên ấy nói gì và có nói mạnh mẽ, nói thẳng và nói thâm thúy hay không.

Đó là điều Táo năm nay đã làm được và làm được vượt hơn hẳn nhiều năm trước đây. Đó là công của người biên kịch, công của đạo diễn và công của người… duyệt chương trình.

Tuy vậy, tôi nghĩ là tính ngẫu hứng của các diễn viên ở đây rất cao nên cũng phải dành lời khen cho trí tuệ của họ.

Việc Bắc Đẩu được công nhận chuyển đổi giới tính, anh có nhìn ra một viễn cảnh nào hài hước không?

Tôi nghĩ rằng đáng ra đây phải là một lớp kịch nên đào sâu hơn nữa. Bao nhiêu năm nay cô Đẩu vẫn nửa nam nữa nữ mà không hề giải thích. Và bao nhiêu năm nay những người đấu tranh cho việc chuyển giới đã thao thức với mong mỏi của mình.

Đây là một vấn đề nhạy cảm của xã hội, không đề cập đến thì thôi chứ nếu đã đưa ra, có lẽ cần phải làm cho đến nơi đến chốn, làm cho rốt ráo hơn và có tâm trạng hơn thì sẽ trở thành một lớp kịch có khả năng vừa khóc vừa cười.

Điều không hề dễ kiếm trên sân khấu mà anh Công Lý thì lại có tài, dư sức làm được nếu được cho thêm thời gian. Tuy nhiên lớp kịch này trôi qua nhanh quá, tiếc vô cùng.


Cảnh Bắc Đẩu bung lụa khi được thừa nhận giới tính.

Cảnh Bắc Đẩu bung lụa khi được thừa nhận giới tính.

Có lẽ những người thực hiện Táo quân đã tập trung quá nhiều vào các vấn đề kinh tế, giáo dục, văn hóa, giao thông… nên đã không khai thác kỹ một vấn đề nhạy cảm nhưng xét ra thì rất nhân đạo.

Trong Táo quân 2016 có nói tới chuyện... bình phịt xã giao. Cá nhân anh suy nghĩ thế nào về hiện tượng này?

Tôi không dám bàn luận về vấn đề này. Bao giờ có “phịt xã giao”... của giới già, tôi hứa sé nói!

“Táo vua” luôn luôn chiến thắng “Táo làng”

Mỗi năm, các Táo báo cáo ngoại trừ nội dung là xoáy sâu và phản biện các góc nhìn xã hội thì cách thể hiện theo anh, trên vai trò người đạo diễn, là có đạt không?

Rõ ràng báo cáo của các Táo xét trên vai trò tính sân khấu thì không đạt lắm bởi vì có tình trạng xếp hàng lần lượt nói và gần như nói với khán giả chứ không nói với nhau.

Và đặc biệt thiếu sự phản biện, sự chất vấn của Ngọc hoàng. Các diễn viên thỉnh thoảng còn giao lưu với khán giả truyền hình trong khi về nguyên tắc kịch nói thì họ đáng lẽ chỉ được biết đến hoàn cảnh và nhân vật của mình mà thôi.

Nếu xét về tính kịch thì các diễn viên không thể chỉ nói mồm, họ phải được đặt vào các sự kiện rồi qua đó bộc lộ tính cách và cảm nghĩ.

Vì Ngọc hoàng không phải báo cáo với ai cho nên sự mạnh mẽ của ngài không được bộc lộ, đấy là điều đáng tiếc của kịch bản.

Phần người ta khen ngợi nhất năm nay chính là vòng quay tham nhũng. Thật ra đấy là phần có kịch tính cao nhất.

Kịch tính đó đã được đẩy lên một cách khéo léo và hợp lý cho tới tận lúc Ngọc hoàng muốn quay. Nhưng lý giải việc ngài không quay nữa thì hơi đơn giản. Tiếc thật!

Tuy nhiên các bạn hãy nhớ rằng có rất nhiều các đài truyền hình địa phương trong đêm giao thừa phát chương trình táo quân của rất nhiều tỉnh, thành phố. Nhưng gần như dân chúng chỉ quan tâm và nói về Táo của VTV.

Tại sao thế? Tại vì không thể chối cãi rằng, đấy là một chương trình dám nói nhất, dám đề cập nhất và làm thỏa mãn người xem nhất về các vấn đề xã hội.

Dân gian có câu, “phép vua thua lệ làng” nhưng ở đây rõ ràng là “Táo vua” luôn luôn chiến thắng “Táo làng”.

Tại sao chỉ có các nhà báo hoặc các nhà phê bình quan tâm trăn trở và suy nghĩ về chương trình Táo quân trên VTV mà các nhà Táo khác ở địa phương không làm như vậy?

Tại sao có rất nhiều vấn đề ở địa phương đáng ra cần đưa lên mổ xẻ trong đêm Giao thừa thì được nói rất nhẹ, nói chung chung, thậm chí chả nói tí nào. Đó là điều nên lý giải.

Ngoài chuyện diễn xuất, theo anh, nên bổ sung những sự kiện xã hội nổi bật nào nữa vào Táo quân 2016?

Trời ơi, mới có bấy nhiêu và mới chưa đi đến tận cùng mà đã 2 tiếng rưỡi rồi! Chả lẽ chương trình Táo quân nói hết đêm sao?

Mỗi người chúng ta có sự quan tâm của mình và có cách chọn lựa của mình về những vấn đề nóng bỏng, nhưng những người làm Táo quân có cách quan tâm và lựa chọn của họ. Phải tôn trọng nó. Vậy thôi.

Tuy nhiên, nếu tôi có tiếc thì lại ở khía cạnh khác. Đó là không thấy mặt các danh hài phía Nam đang nổi tiếng ở trong chương trình này.

Tôi không hiểu lý do vì sao, cả khách quan lẫn chủ quan nhưng tôi tin, giá như có họ thì chương trình sẽ sống động hơn và thu hút người xem hơn.

Trấn Thành, Hoài Linh, Việt Hương, Trường Giang… có ở khắp nơi nhưng trên Táo quân thì họ đâu rồi.

Còn vấn đề về bản quyền với những bài hát chế trong chương trình Táo quân thì sao, anh có cao kiến gì không?

Đặt cũng được mà không đặt cũng được vì khi một chương trình có tính đại chúng và được quan tâm đến như vậy thì tất cả những ai được tham gia vào đó đều thường được thấy vinh dự. Lúc ấy, tiền không quan trọng nữa.

Nếu Lê Hoàng là đạo diễn của Táo quân 2016 thì công chúng sẽ được xem những gì, thấy những gì, cười những gì?

Cuộc sống của chúng ta đã có quá nhiều chữ “nếu” và chữ “nhưng”, Lê Hoàng không nên thêm vào nữa!

Cám ơn anh về cuộc trò chuyện!

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.