Lê Hoàng châm biếm tục lì xì

Dưới góc nhìn dí dỏm có phần châm biếm, Lê Hoàng đã khiến nhiều người phải suy ngẫm khi phản ánh đúng bản chất của văn hóa lì xì trong bài viết mới đây của mình.

Dưới góc nhìn dí dỏm có phần châm biếm, Lê Hoàng đã khiến nhiều người phải suy ngẫm khi phản ánh đúng bản chất của văn hóa lì xì trong bài viết mới đây của mình. 

“Con Lì Xì Là Con Gì?”

Ngay từ tựa bài, tác giả đã cho người đọc ấn tượng mạnh về mức độ châm biếm ý nghĩa “biến tướng” của tục lì xì: “Lì Xì là một con vật không biết bay, không biết chạy, không biết đi cũng không biết bò. Chả hiểu Lì Xì bổ béo ra sao mà ai cũng nói tới vào dịp Tết… Ta đừng quá ngạc nhiên khi ngày Tết đang đi bỗng bị ai đó túm áo hỏi “Lì Xì đâu?” hoặc bạn bè nhắc nhở “Lì Xì chưa?” Ta cũng đừng quá hốt hoảng khi gặp những người mặt mũi méo xẹo đi trên phố lảo đảo như kẻ thất thần, chẳng qua họ chỉ là vừa mới bị giật lì xì xong.”
 
Đạo diễn Lê Hoàng với góc nhìn trào phúng trước những “biến tướng” của tục lì xì

Bằng việc nhân cách hóa Lì Xì thành “con”, đạo diễn Lê Hoàng đã đưa ra những định nghĩa rất đắt về văn hóa Lì Xì “biến tướng” ngày nay. Lê Hoàng còn miêu tả tường tận cách nhận Lì Xì dưới góc nhìn trào phúng của mình: “đưa hai tay ra đỡ”, “cảm ơn”, “nói những lời chúc rất dễ thuộc lòng”, “mắt chớp chớp”, “tay phải kín đáo và nhẹ nhàng nắn xem Lì Xì béo hay gầy”, “dùng tay moi ruột nó”…

Dường như ý nghĩa trao gửi niềm vui, những điềm may mắn của Lì Xì đã không còn nữa. Lì Xì giờ đây chỉ còn xoay quanh chữ “tiền”, chẳng thế mà: “Lắm anh vừa moi vừa rú lên, ngả lăn ra sau đó cười sằng sặc. Lắm chị moi xong nghiến răng lại, mắt trợn to, mặt tối sầm”. Vui vì “Lì Xì béo”, ghét vì “Lì Xì gầy”. Để sau cùng, chính đạo diễn cũng phải chốt hạ bằng câu: “Người ta mong Lì Xì, sợ Lì Xì và gặp ác mộng khi nghĩ đến Lì Xì…”

Lì Xì tiền hay Lì Xì niềm vui?

Bài viết của đạo diễn Lê Hoàng khiến ta một lần nữa phải ngẫm lại ý nghĩa thực sự của Lì Xì. Giáo sư Nghiêm Toản có nói rằng “lì xì” theo âm Quảng Đông (Trung Quốc) là “lợi thị”, có nghĩa là “tốt lành”, “vận may”. Do đó, tục lệ Lì Xì hay còn gọi là “mừng tuổi” chính là thể hiện sự quan tâm, chúc phúc lộc và trao điềm may.
 
Đừng để niềm vui ngày Tết chỉ là niềm vui vì tiền

Vậy sẽ như thế nào nếu người ta không chỉ Lì Xì cho nhau bằng tiền? Sẽ như thế nào nếu ta Lì Xì cho nhau tiếng cười, Lì Xì niềm vui lan tỏa? Để không còn phải chứng kiến những cảnh “không còn bình tĩnh chờ cho nữa mà công khai đòi hỏi, vòi vĩnh, thậm chí đe dọa, mỉa mai, đay nghiến nếu không nhận được Lì Xì”. 

Lì Xì niềm vui có chăng là điều nhanh nhất, ý nghĩa nhất vì tiếng cười của ta với sức mạnh lan tỏa, sẽ đem lại tiếng cười cho những người xung quanh. Niềm vui nhận được khi ấy là niềm vui thực sự, không phải “vui vì tiền”. 

Anh Vũ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.