Nước mắt chát đắng của nhà văn Lê Lựu

Lê Lựu vốn mau nước mắt. Chuyện buồn khiến ông xúc động, chuyện vui cũng làm ông nghẹn ngào. Nhưng khi nhà văn gần 70 tuổi, bệnh tật đầy mình úp mặt vào lòng bàn tay, nức nở kể chuyện vợ con, thì nước mắt ấy có lẽ là chát đắng nhất cuộc đời ông.

LêLựu vốn mau nước mắt. Chuyện buồn khiến ông xúc động, chuyện vui cũng làmông nghẹn ngào. Nhưng khi nhà văn - gần 70 tuổi, bệnh tật đầy mình - úp mặtvào lòng bàn tay, nức nở kể chuyện vợ con, thì nước mắt ấy có lẽ là chátđắng nhất cuộc đời ông.

Mấy năm gần đây, sức khỏe tácgiả "Thời xa vắng" suy giảm trầm trọng. Bệnh tật đeo bám lấy thân thể còmcõi của ông, không tha bất cứ bộ phận nào. Tiểu đường, tiền liệt tuyến, đaugan, thận, nhũn não, thấp khớp, gout... Lê Lựu nói, ông bị tấn công một cách"toàn dân toàn diện". 

Nước mắt chát đắng của nhà văn Lê Lựu
Nhà văn Lê Lựu. 

Vì vậy, khi thấy Lê Lựu, áo sơ mi trắng, quần sooc ngắn,bước đi có người dìu, xuất hiện tại Hội thảo Văn học Việt - Mỹ vừa diễn ra ởHòa Bình, nhiều bạn văn của ông mừng rỡ. Còn Lê Lựu, như mọi khi, lại thoángcười, thoáng khóc. Gương mặt râu ria, với mái tóc lòa xòa của ông rạng rỡhẳn lên khi nghe đồng nghiệp trong và ngoài nước nhắc lại những kỷ niệm xưa,ca ngợi ông như là sứ giả đầu tiên bắc nhịp cầu hòa bình hậu chiến giữa cácnhà văn Việt - Mỹ. Rồi ông khóc, lúc rấm rứt, lúc nức nở trước những cái ômthật chặt, những lời hỏi thăm chân tình của bè bạn.

Những năm 1987 - 1988, Lê Lựulà nhà văn Việt Nam đầu tiên được Trung tâm William Joiner (WJC - Đại họcMassachussetts) mời sang Mỹ giao lưu, nói chuyện, nhằm bước đầu hàn gắn mốiquan hệ giữa hai nước sau chiến tranh. Kể lại chuyến đi này, ông vừa bùingùi trước tấm lòng của những cựu binh - nhà văn ở WJC như Kevin Bowen,Bruce Weigl, Nguyễn Bá Chung; vừa áy náy trước những chuyện cười ra nước mắtông gây ra trên đất Mỹ.

"Hồi đó, chân đất mắttoét, lơ ngơ đến một nước phát triển, tôi đã mấy lần cãi nhau với cái toilethay cái điện thoại nhà Kevin và Bá Chung", Lê Lựu kể. Một hôm, từ nhàKevin, Lê Lựu tính gọi điện sang buôn chuyện với nhà văn Nguyễn Bá Chung.Lão nông đất Hưng Yên vừa "alo" thì điện thoại nhà ông bạn nhảy ra mộttràng: "Tôi là Nguyễn Bá Chung, hiện tôi đang đi vắng, xin hãy để lại lờinhắn". Nghe đi nghe lại chừng ấy chữ, Lê Lựu nổi đóa, vùng vằng đáp trảvào ống nói: "Rõ ràng là ông đang nói với tôi, thế mà ông lại bảo là đivắng. Không muốn nói chuyện với tôi thì ông cứ nói thẳng".

Hôm sau gặp lại, Nguyễn BáChung mới cười mà rằng: "Ông đi cãi nhau với cái điện thoại làm gì". LêLựu kể rồi cười giòn, vừa hồn nhiên, vừa ngượng nghịu. Ông tự bào chữa:"Nhưng có lẽ, vì tôi nông dân, vì tôi thật như hòn đất, nên được người tathương, người ta quý".

Nước mắt chát đắng của nhà văn Lê Lựu
Ông bụm miệng khóc khi nhắc đến cô con gái hiếu thảo mà ông có với người vợ thứ nhất. 

Ra ngoài được lắm ngườithương, nhiều bạn đọc mến mộ, nhưng trong gia đình, Lê Lựu là người chồng bịcoi nhẹ, người cha bị các con ghẻ lạnh. Năm ngoái, Lê Lựu bị tai biến mạchmãu não lần thứ ba, phải nằm viện. Trong lúc nhà văn đang vật lộn giữa ranhgiới của sự sống và cái chết thì vợ ông mang giấy ly hôn đến để ông ký;còn hai đứa con chỉ chầu chực chờ bố cho phép bán căn nhà 50 mét vuông ở phốLý Nam Đế. Không muốn mất đi nơi ở đã gắn bó với mình suốt 20 năm qua vàcũng mong níu kéo chút tình cảm của các con, nhà văn đã đưa ra một điều kiệnđau đớn. Nếu các con ký giấy cam kết không liên quan gì đến bố nữa, thì ôngsẽ đồng ý bán nhà. Không ngờ, hai đứa con ký luôn vào tờ giấy từ bố đẻ. LêLựu thua trắng, mất trắng và tuyệt vọng đến cùng cực.

"Hai đứa con tôi đều được ănhọc đến nơi đến chốn. Đứa con gái lớn tốt nghiệp trường Ngoại giao, nay đilàm cho Liên hợp quốc. Đứa con trai tốt nghiệp Học viện báo chí, nhưng chưalàm được việc gì ra trò, suốt ngày lông bông", ông đau khổ nói.

Niềm an ủi duy nhất của Lê Lựu những ngày đó là đứa con gái ông có với ngườivợ đầu - người vợ mà ông chỉ kết hôn vì gia đình sắp đặt. "Dạo đó, nó cứ tốithì từ Hưng Yên lên đây chăm tôi, sáng ra lại trở về đi làm", nhà văn úp mặtvào hai bàn tay xương xẩu, khóc nức lên khi nhắc về đứa con gái vất vả nơiquê nhà - đứa con không được ông chăm sóc chu đáo nhưng lại có hiếu nhất khibố lâm trọng bệnh.

Giờ thì, Lê Lựu - nhà đã bán, vợ đã bỏ rơi, con đã từ cha- sống cô quạnh ngay tại cơ quan - Trung tâm Văn hóa Doanh nhân, nơi ông làmgiám đốc. Mọi việc, từ nấu nướng, tắm giặt, thuốc thang, đến bóp chân, bóptay cho ông, đều do nhân viên đảm nhận. Nhưng ông vẫn viết, vẫn cười xòanhững nụ cười ngắn ngủi trước những đợt nước mắt có thể tuôn ra bất cứ lúcnào: "Tôi phải viết chứ, làm việc cũng là một cách giải khuây, còn nghĩ đếnnghỉ ngơi là lúc sắp đi Văn Điển hẳn", ông tâm sự.

TheoVnexpress



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.