Tiếng ngàn năm vọng lại...

Chiều cao mỗi chữ 10 cm, được gắn bằng bulông nghệ thuật bắt chắc chắn trên 12 tấm gỗ hương tự nhiên quý hiếm của VN. Từ ngày 4 đến 1010, tác phẩm này sẽ được trưng bày tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Ngày thứ haitrong khuôn khổ đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, nhiều hoạt động đãdiễn ra sôi nổi

Gần 1.000 hiện vật tiêubiểu, phần lớn được khai quật từ Hoàng thành Thăng Long, đã được giớithiệu sáng 2-10 tại Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Du khách có thểquan sát trực tiếp các vật liệu kiến trúc và trang trí cung điện, cũngnhư hiện vật hoàng cung của các triều đại Lý, Trần, Lê... bên cạnh nhữngdi vật thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và triển lãm cây cảnh, câythế, đồ cổ, đá hóa thạch... do các nghệ nhân sưu tầm. 

Các hiện vật được trưngbày theo 3 chuyên đề: Vật liệu xây dựng kiến trúc cung điện trong hoàngcung, Đời sống hoàng cung và Mối giao lưu văn hóa giữa Thăng Long vớiquốc tế qua hiện vật gốm sứ. Để tạo thuận tiện cho khách tham quan từthành cổ sang khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu, ban tổ chức đã kết hợp phươngán dùng đèn tín hiệu giao thông với vạch sơn giảm tốc độ. Khu trưng bàysẽ đón khách tham quan miễn phí tới hết ngày 31-10. 

Lễ  ramắt và bàn giao tác phẩm Chiếu Dời đô kỷ lục mừng đại lễ 1.000 năm ThăngLong – Hà Nội đã được tổ chức sáng cùng ngày tại vườn hoa tượng đài LýThái Tổ. Công trình nghệ thuật thư pháp này có kích thước 4,58 m x 3,85m, nặng gần 5 tấn, được chế tác từ 7 tấn gỗ nguyên khối.  

Tiếng ngàn năm vọng lại...
Tái hiện cảnh vua Lý Công Uẩn từ Hoa Lư đến bến Chương Dương. Ảnh: TTXVN 

Mặt trước trình bàynguyên bản chữ Hán Chiếu Dời đô, mặt sau là bản dịch phiên âm và bảndịch tiếng Việt, tiếng Anh của tác phẩm. Phần khung của tác phẩm đượclàm bằng gỗ tự nhiên, phần chữ được các nghệ nhân gò tay với chất liệuđồng, mạ vàng.  

Chiều cao mỗi chữ 10 cm,được gắn bằng bulông nghệ thuật bắt chắc chắn trên 12 tấm gỗ hương tựnhiên quý hiếm của VN. Từ ngày 4 đến 10-10, tác phẩm này sẽ được trưngbày tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Sau 2 ngày vượt sông từHoa Lư - Ninh Bình qua Hưng Yên, chiều 2-10, đoàn thuyền rồng “Theo dấungười xưa” đã về đến Chương Dương Độ, cửa ngõ đất Đại La linh thiêngngày xưa. Từ bến Chương Dương - vùng đất được xem là nơi hội tụ linh khícủa trời đất - đoàn rước tiến về Hoàng thành Thăng Long để làm lễ tếtrời đất.

Tiếng ngàn năm vọng lại...
Lễ hội Rồng đã khiến sân vận động Mỹ Đình bừng cháy (Ảnh báo Tiền Phong)

Rồng lửa, rồng đất vàrồng vàng Thăng Long cùng nhảy múa trên sân khấu, bay trên một thác pháohoa để chào mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội trong Lễ hội Rồngđược tổ chức tại sân vận động Mỹ Đình tối cùng ngày. 

19 nghệ sĩ thuộc nhómkịch nghệ Els Comediants (Tây Ban Nha) và 18 nghệ sĩ xiếc VN đã thể hiệngiấc mơ rồng bay lên của vua Lý Công Uẩn. Cũng trong tối 2-10, những cakhúc hay về Hà Nội đã được giới thiệu với khán giả tại Nhà hát Lớn.

Tối qua, 2-10, Liên hoanDu lịch Quốc tế Thăng Long - Hà Nội cũng đã khai mạc tại Thiên đường BảoSơn. Tại đây, du khách được thưởng thức nhiều hoạt động đặc sắc nhưtrình diễn các loại hình di sản văn hóa bản địa, lễ hội đường phố,thưởng thức tinh hoa nghệ thuật ẩm thực, thao diễn làng nghề truyềnthống, nghệ thuật thư pháp - Hán Nôm, giới thiệu nét đẹp văn hóa Hàthành qua ngàn năm lịch sử.

Điểm nhấn của liên hoannày là khu triển lãm du lịch với khoảng 400 gian hàng trong nước và quốctế, trong đó có tới 40 tổ chức du lịch trên thế giới. Cũng tại liên hoan,du khách được thưởng thức nhiều loại hình nghệ thuật và trò chơi dângian tái hiện nét sinh hoạt đời sống và văn hóa đất kinh kỳ như rối nước,ca trù, xẩm, tuồng, chèo, cải lương, đu tre, kéo co, chơi ô ăn quan, thinấu cơm, chọi gà...

Công bố nghiên cứu tổng quan Thăng Long - Hà Nội
Ra mắt Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến

Ngày 2-10, UBND TP Hà Nội đã công bố chương trình khoa học và công nghệ cấp Nhà nước “Nghiên cứu phát huy điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và giá trị lịch sử - văn hóa 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội phục vụ phát triển toàn diện thủ đô”.
 
Chương trình gồm 11 đề tài nghiên cứu từng lĩnh vực cụ thể của đời sống Thăng Long – Hà Nội và một đề tài có tính tổng kết với sự tham gia của hàng trăm nhà khoa học do GS-TS Phùng Hữu Phú, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, làm chủ nhiệm đề tài và UBND TP Hà Nội chủ trì thực hiện. Chương trình này cũng nằm trong Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến xuất bản trong dịp đại lễ.
 
Tại buổi công bố nghiên cứu tổng quan về Thăng Long – Hà Nội, GS-TS Phùng Hữu Phú cho rằng cần thành lập ngành Hà Nội học và Viện Nghiên cứu Hà Nội để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu lịch sử, văn hóa và hàng loạt vấn đề khác của thủ đô trong tương lai.
 
. Cùng ngày, Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến đã chính thức ra mắt và trưng bày tại Thư viện Quốc gia đến hết ngày 6-10.
 
Sau hơn 4 năm triển khai, dự án sưu tầm, điều tra, hệ thống hóa các tư liệu kim cổ, đông tây về Hà Nội, kho tư liệu khổng lồ về Thăng Long - Hà Nội 1.000 năm lịch sử đã mở cửa chào đón du khách.
 
Các công trình nghiên cứu về Thăng Long- Hà Nội gồm 11 tuyển tập với hơn 100 đầu sách về các lĩnh vực văn hóa, địa lý, lịch sử.
 
Tủ sách này là công trình văn hóa phi vật thể có quy mô lớn và ý nghĩa về mặt tư liệu, học thuật; tập hợp đầy đủ và hệ thống hóa một cách chọn lọc tư liệu lịch sử về Thăng Long- Hà Nội suốt 1.000 năm qua.

T.Dũng – M.Duy

Theo Yến Anh
NLĐ




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.