Câu đố Tiếng Việt: "Vì sao người xưa đặt tên con trai có chữ VĂN, con gái có chữ THỊ?" – Phải là người uyên bác lắm mới trả lời đúng

99% mọi người dùng chữ "Văn" và "Thị" để đặt tên cho con đều không biết nguồn gốc 2 chữ này.

Có bao giờ bạn thắc mắc vì sao con trai thường có tên đệm là "Văn" như Lê Văn Lương; còn con gái có tên đệm là "Thị" như Bùi Thị Xuân? Có rất nhiều giả thuyết khác nhau xoay quanh vấn đề này.

Nhà nghiên cứu Lê Trung Hoa cho rằng: "Văn" và "Thị" xuất phát từ "Ben" và "Binti" trong Tiếng Ả Rập, nghĩa là con trai và con gái. Tuy nhiên, giả thuyết này khá vô lý vì Tiếng Ả Rập và Tiếng Việt không có liên hệ mật thiết.

Học giả An Chi thì cho rằng, "Văn" ở đây là "văn thân", nghĩa là xăm mình. Do tục lệ ngày xưa, người dân đi biển thường phải xăm mình báo cho thuồng luồng, thuỷ quái biết mình thuộc giống con Rồng cháu Tiên để không bị làm hại. Tuy nhiên, giả thuyết này cũng vô lý vì không có tài liệu nào nói tục xăm mình dành riêng cho nam giới, trong khi chữ "Văn" chuyên dùng để đặt tên cho nam giới.

Giả thuyết nghe hợp lý nhất là chữ "Văn" bắt nguồn từ "văn chương". Ngày xưa, chỉ có con trai mới được học hành và đi thi nên người xưa đặt chữ "Văn" trước tên nhằm thể hiện mong muốn con đỗ đạt thành tài. Khi không biết tên đệm của một người nam, người ta dùng chữ "Văn" để gọi như: Văn Giang, Văn Long, nghĩa là anh Giang, anh Long. Từ cách gọi trên, chữ "Văn" trở nên phổ biến trong cách đặt tên. Thay vì chỉ là một tiền tố gọi như nghĩa ban đầu.

Câu đố Tiếng Việt: Vì sao người xưa đặt tên con trai có chữ VĂN, con gái có chữ THỊ? – Phải là người uyên bác lắm mới trả lời đúng-1

Ảnh minh hoạ.

Còn chữ "Thị" là một từ Hán, nghĩa là "họ". Nhưng khi du nhập sang Việt Nam, nó trở thành một từ chuyên để chỉ con gái. Dân gian có 2 khuynh hướng dùng chữ "Thị". Khuynh hướng thứ nhất là theo chữ Hán, lấy họ của người cha ghép với chữ "Thị", như Tô Thị là con gái của ông họ Tô.

Khuynh hướng thứ hai là theo chữ Nôm, chữ "Thị" đi với tên chính như Thị Màu là người con gái tên Màu. Đến một lúc nào đó, cả hai khuynh hướng trên đều chuyển sang họ cha, rồi đến "Thị", rồi liền theo đó là tên riêng theo cấu trúc: X + Thị + Y. Chẳng hạn, tên Đoàn Thị Điểm tức là cô Điểm – con gái của ông họ Đoàn.

Cách hiểu nguyên thuỷ về chữ "Thị" nay đã phai mờ dần theo thời gian, thế hệ về sau nhầm tưởng chữ "Thị" chỉ là yếu tố có tính chất trang trí cho tên của phái nữ. Chính vì không hiểu được công dụng ban đầu nên người ta mới dùng chữ "Thị" làm tên đệm cho các bé gái khi mới lọt lòng mẹ.

Mọi người làm như vậy mà không biết rằng ngày xưa, các cụ bà chỉ được dùng chữ "Thị" để chỉ định sau khi họ đã trưởng thành. Và "Thị" chỉ được dùng chủ yếu trong lời nói và trong ngôn ngữ hành chính, chứ không phải cho việc đặt tên.

Theo Pháp luật và bạn đọc


tiếng Việt


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.