Bệnh coi thường người khác của các "tiểu thư"

Sinh ra và lớn lên trong sự bao bọc đầy nhung lụa của cha mẹ khiến không ít nhiều bạn gái hiện nay đang mắc những căn bệnh “công chúa, tiểu thư”.

Sinh ra và lớn lên trong sựbao bọc đầy nhung lụa của cha mẹ khiến không ít nhiều bạn gái hiện nay đangmắc những căn bệnh “công chúa, tiểu thư”.

"Nàng công chúa" khó chịu

T.Linh (17t) là con gái útcủa một gia đình cực kì "có điều kiện". Từ bé đến lớn, cha mẹ cô bạn luônchiều theo bất cứ đòi hỏi gì của con gái cưng cả về vật chất lẫn tinh thần.Bố Linh ngày ngày lái xe đưa con đi học, chiều tan sở mẹ Linh lại chờ ở cổngtrường đón về. Linh thích điện thoại thì có điện thoại, thích xe là có xe…

Dù có làm gì sai, chưa baogiờ bố mẹ nặng nhẹ hay mắng cô con gái yêu lấy nửa lời. Cũng chính từ kiểunuông chiều vô lối đó của cha mẹ Linh khiến cô nàng càng ngày càng bướngbỉnh và luôn cho mình là “trung tâm của vũ trụ”. Linh luôn đòi hỏi mọi ngườixung quanh chỉ được quan tâm đến một mình mình. Cha mẹ nói một, cô cãi mười,cha mẹ nói “Không!” với Linh nghĩa là “Có!”.

Bệnh coi thường người khác của các "tiểu thư"

Sinh ra và lớn lên trong sự bao bọc đầy nhung lụa của cha mẹ khiến không ít nhiều bạn gái hiện nay đang mắc những căn bệnh “công chúa, tiểu thư”

Ở nhà đã đành, đi học Linhcũng vẫn quen thói áp dụng lối sống “tiểu thư” của mình lên người khác. Khiđến phiên mình trực nhật, Linh thường ra “nhõng nhẽo” với anh bạn bàn trên:“Minh à! Hôm nay cậu trực nhật giùm mình nha! Mình thấy mệt quá.

Với lại, con gái khôngtiện làm mấy chuyện này. Mình mới làm nail hôm qua, giờ lau bảng thì hỏnghết. Bộ đồ mình đang mặc nữa, toàn hàng hiệu không đó. Quét lớp nó dính bụibẩn vào thì biết làm sao...” Bạn bè giúp đỡ nhau vài lần thì không thànhvấn đề, nhưng Linh cứ liên tục diễn bài nhờ vả khiến mọi người xung quanhchỉ biết lắc đầu ngán ngẩm.

Mỗi lần đi ăn, đi chơi vớihội bạn trong lớp sau giờ tan học, Linh bảo các bạn đi xe đạp đến trước cònmình bắt taxi đi sau. Cô "công chúa" giải thích: “Môi trường bây giờ ônhiễm lắm. Khói bụi đi xe đạp nhỡ mọc mụn thì lại phải đi spa!”.

Từ khi nghe Linh phân trần,bạn bè chẳng ai còn dám rủ cô nàng đi đâu nữa. Không chỉ thế, vì quá đượccưng chiều, Linh sinh ra cái tính khinh người. Cô nàng chê bai và tránh tiếpxúc với những người bạn cùng lớp có xuất thân từ những vùng ngoại tỉnh haygia đình không có điều kiện như mình.

Linh mỉa mai họ: “Lũ quêmùa đấy mà cũng bon chen lên Hà Nội làm gì, sao không yên phận ở quê đi?!”Vẫn chưa hết, vừa mua được tấm vé tham gia show của 2AM, Linh vội mang ngayđến lớp để khoe khoang với bạn bè. Cô bạn lớp trưởng tỏ ra thích thú và ngỏý muốn đi cùng thì bị Linh “tặng” ngay cho câu: “Vé này đắt lắm! Nhà cậu làmgì có đủ tiền mà mua!”

Kênh kiệu "tiểu thư"

Cũng trong trường hợp nhưT.Linh nhưng H.Phương (16 tuổi) còn khiến mọi người xung quanh “hãi hùng”hơn nhiều. Khổ sở nhất phải kể đến M.Trung (18 tuổi) – anh bạn gà bông củacô nàng.

Mỗi lần hẹn hò với người yêu,Trung lại có dịp nhận được những bất ngờ “thú vị”. Lần đầu cùng Phương đishopping, Trung sốc nặng bởi lối tiêu tiền quá hoang phí của cô nàng. Tuyvẫn còn là học sinh nhưng thay vì lui tới những shop thời trang dành choteen thì địa chỉ quen thuộc của Phương lại là những trung tâm mua sắm sangtrọng, đắt tiền.

Phương chọn đồ không bao giờcần thử, thích gì là vơ tất, giá cả không bao giờ là vấn đề. Sợ người yêuchê keo kiệt, Trung đành nhắm mắt móc hầu bao ra trả dù “đứt từng khúcruột”. Kể từ đó, mỗi lần Phương rủ đi mua sắm là Trung lại tìm cớ thoáithác.

Đi shopping cùng người yêu đãlà một nỗi sợ, nhưng đi ăn với Phương khiến Trung còn muốn “xỉu” hơn. Chẳnglà có lần, bạn bè muốn Trung giới thiệu cô bạn gái mới nên hẹn hai người ởquán trà chanh.

Nào ngờ, vừa bước xuống xe,Phương phán ngay một câu “xanh rờn”: “Sao mọi người lại ngồi được ở cáiquán rẻ tiền như thế này nhỉ? Đồ ăn, thức uống thì mất vệ sinh!” rồiquay sang Trung, trách móc: “Thế này thì gọi em ra làm gì, mất công trangđiểm! Anh đưa em về đi. Ngồi đây, em thấy xấu hổ lắm!”.

Trung xấu hổ không biết đểđâu mà kể. Anh chàng đành lấy lí do gia đình có việc gấp rồi xin về sớm. Rồicũng kể từ sau hôm đó, Trung đành nói lời chia tay với Phương cho dù tronglòng vẫn còn nhiều tình cảm.

Sinh ra trong một gia đìnhgiàu có và được cha mẹ thương yêu, chiều chuộng như T.Linh hay H.Phương làmột lợi thế. Nhưng như vậy không có nghĩa là họ có quyền đánh giá thấp nhữngngười xung quanh, phải không nào?

Theo Thùy Dương
PLXH



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.