Cầm cố thẻ sinh viên lấy tiền ăn chơi

Cầm cố thẻ sinh viên lấy tiền tiêu xài cá nhân không phải là mới trong sinh viên. Thế nhưng trong khoảng vài năm trở lại đây, thực trạng này ngày càng phổ biến và nguy hiểm.

Cầm cố thẻ sinh viên lấy tiền tiêu xài cá nhân không phải là mới trong sinh viên. Thế nhưng trong khoảng vài năm trở lại đây, thực trạng này ngày càng phổ biến và nguy hiểm.

Những năm trước, tấm thẻ  sinh viên của các trường đại học, cao đẳng chỉ có giá một, vài trăm nghìn đồng và việc cắm thẻ cũng chỉ là bất đắc dĩ và thường là những sinh viên cá biệt. Hơn thế các chủ  hiệu cầm đồ cũng ít nơi nhận cầm  cố thẻ sinh viên bởi giá trị và sự đảm bảo của loại giấy tờ này là không cao.

Thế nhưng, mấy năm trở lại đây thẻ sinh viên của các trường ngày càng có giá trị, với số tiền  từ 4-8 triệu đồng/thẻ. Vì sự “lên giá” của tấm thẻ này nên nhiều sinh viên bất cứ lúc nào cần đến tiền  là lại mang thẻ ra cắm. Không chỉ dùng thẻ của mình, một số sinh viên còn  “mượn” thẻ của bạn bè đi cầm cố.

Ảnh minh họa

Nếu như việc mang thẻ sinh viên đi cầm cố lấy tiền để phục vụ cho những việc học tập khi bố mẹ ở quê chưa kịp gửi lên thì không nói làm gì, thế nhưng đại đa số các sinh viên đi cắm thẻ mà tôi biết thì họ đều dùng số tiền đi cắm thẻ để “đốt” vào trò chơi vô bổ như chơi games, trả tiền nợ cờ bạc, cá độ bóng đá... Tôi từng chứng kiến cậu sinh viên tên H., quê một tỉnh miền núi, học năm thứ 4 một trường đại học danh tiếng tại Hà Nội.

Vì là con một, được bố mẹ cưng chiều từ  nhỏ, nên khi xuống thành phố học đại học, H. rất lười học, ham chơi. Bố mẹ gửi mỗi tháng  vài triệu đồng cũng không đủ, vì vậy cứ hết tiền là H. lại mang thẻ ra  hiệu để cầm cố  lấy tiền tiêu xài. Không chỉ cắm thẻ của mình, có đợt H., thua cá độ bóng đá dịp World cup 2014

mất mấy chục triệu, cậu ta còn mượn một lúc gần chục chiếc thẻ của các bạn khác để cầm cố lấy tiền trả nợ.

Nhiều sinh viên chỉ là do quá mê mẩn với trò chơi điện tử, dẫn tới nợ nần tiền bạc và họ cũng mang tấm thẻ sinh viên đi cắm để lấy tiền trả nợ. Và đến khi không thể tự mình giải quyết được nợ nần và các tình huống cấp bách thì sinh viên đó chỉ còn nước là... báo nhà. Khi ấy, bố mẹ họ là những người phải chịu khổ vì con...

Tấm thẻ sinh viên lên giá, các chủ cầm đồ cũng được hưởng mức lãi suất cao. Được biết, mức lãi suất mà các chủ  hiệu lấy từ việc cho sinh viên cắm thẻ là 5.000-7.000 đồng/1 triệu/ngày. Nhiều chỗ mức lãi suất khủng lên tới 10.000 đồng/1 triệu/ ngày. Làm phép tính đơn giản, nếu một sinh viên cắm thẻ lấy 8 triệu đồng, với mức lãi suất 7.000 đồng/1 triệu/ngày, thì một ngày số tiền lãi phải trả cho chủ hiệu là 56.000 đồng. Nếu không có tiền chuộc thẻ nhanh, trong vòng một tháng số tiền lãi đã lên tới 1,68 triệu đồng.

Cầm cắm thẻ để lấy tiền ăn chơi và “đốt” vào những trò vô bổ đang là thực trạng buồn, đáng báo động về sự tha hóa của một bộ phận sinh viên  hiện nay và chính họ đang đốt tiền bạc của cha mẹ và tự hủy hoại tương lai, sự nghiệp của chính mình.     

Theo ANTĐ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.