Hiện tượng "bà Tưng" và "khoe hàng" thời Facebook
Thời gian gần đây, trên mạng - từ Facebook cho đến diễn đàn, báo điện tử - đâu đâu cũng thấy "bà Tưng" kèm những ý kiến mắng chửi hoặc tung hô một cô gái trẻ nổi lên từ clip "thả rông" vòng 1 nhảy gợi dục và một loạt clip, status khiêu khích khác.
Thời gian gần đây, trên mạng - từ Facebook cho đến diễn đàn, báo điện tử - đâu đâu cũng thấy "bà Tưng" kèm những ý kiến mắng chửi hoặc tung hô một cô gái trẻ nổi lên từ clip "thả rông" vòng 1 nhảy gợi dục và một loạt clip, status khiêu khích khác.
"Bà Tưng" là ai?
Tên thật là Lê Thị Huyền Anh, "bà Tưng" sinh năm 1993 tại Yên Thành (Nghệ An) và hiện đang sinh sống tại Tp. HCM. Tại quê nhà, cha mẹ cô đã li dị. Mẹ cô kinh doanh nhà nghỉ, cà phê. Theo một trang báo mạng, chính quyền địa phương xác nhận là đầu năm 2012, bà đã bị công an phát hiện chứa chấp gái mại dâm.
Dù nhan sắc Huyền Anh có trội hơn bình thường nhưng mãi mãi cô sẽ chẳng được biết đến nếu như không có các clip, ảnh "thả rông vòng 1" và những status do cô tự biên tự diễn tung lên mạng.
Bỗng chốc, tiếng tăm "bà Tưng" lan truyền trên mạng với tốc độ chóng mặt cùng vô số lời bình luận và một loạt bài báo của các báo mạng.
"Bà Tưng" làm mưa làm gió trên các báo mạng |
Báo điện tử chính thống khai thác đề tài "bà Tưng" dưới góc độ bạn đọc bức xúc, ý kiến phê phán của các chuyên gia rằng hành động của "bà Tưng" đi ngược lại với thuần phong mĩ tục; là "khoe hàng" để nổi tiếng, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy hay nói thẳng toẹt: trơ trẽn, vô giáo dục…
Có báo đăng nguyên văn ý kiến của độc giả cho rằng "ngưỡng mộ bà Tưng", rằng đó là hành động "dám nghĩ dám làm", là "sống thật" với bản thân…
Như vậy, điều dễ nhận thấy là dư luận chỉ biết rằng hiện tượng này có vấn đề nhưng không biết nó thuộc vào thể loại gì để có thái độ rõ ràng.
"Khoe hàng" hay làm đĩ thời "Phây"?
Chị em phụ nữ "thả rông" vòng 1 không phải là chuyện bất bình thường nhưng tại sao clip "bà Tưng" lại nhận "gạch, đá" như mưa?
Nếu nói về hở hang, nếu biết chuyện những cô gái khỏa thân nằm tắm nắng trong công viên Tây thì người ta cho là bình thường nhưng tại sao "bà Tưng" lại bị chỉ trích vì mặc chiếc áo cố tình khoét cổ rộng, khoét ngực?
Câu trả lời chung cho những câu hỏi "Tại sao?" đó chính là ở bản chất của hai hiện tượng khác hẳn nhau: Một bên là thói quen, hay tập tục còn một bên là cố tình "khoe thân", gợi dục trước bàn dân thiên hạ. Ngoài ra, ở "bà Tưng", cùng với các clip, ảnh mà không ít người không ngần ngại gọi đó là "dâm đãng", trang Facebook của cô cũng đầy rẫy các status mà thường vẫn thấy ở miệng đĩ điếm, gái hư.
Hành vi đó, trong dân gian thường được định vị là "làm đĩ", "đánh đĩ". Còn ở phương Tây, như Mỹ chẳng hạn, nếu có bổ sung thêm cụm từ "Tìm đàn ông…" thì nó giống nội dung nhiều quảng cáo mại dâm đăng trên trang rao vặt Craigslist.
"Làm đĩ", nếu như có ai đó chưa rõ thì đó là từ để chỉ người phụ nữ bán thân nuôi miệng, hoặc để mắng mỏ người phụ nữ có hành vi khêu gợi, gây kích thích sự ham muốn về xác thịt, sống lang chạ, hoang đàng...
Còn "đánh đĩ" là một từ thông tục, không chỉ nói về hành vi bán thân, mà còn là hành vi bán danh dự, nhân phẩm để kiếm tiền, tiến thân, mua danh vọng...
Cô Huyền Anh tỏ ra bàng quan, thậm chí khiêu khích thiên hạ chửi mình bằng những bức ảnh, clip, status dâm đãng hơn bởi có lẽ cô ta nghĩ mình chỉ là "khoe hàng" chứ không biết rằng mình đang "làm đĩ" trên mạng.
Nếu như trước đây, hành vi "đánh đĩ" của một người phụ nữ chỉ bó hẹp trong phạm vi xóm làng, phố phường, quá lắm thì trong tỉnh. Nhưng hiện nay, với sự trợ giúp của smartphone, Facebook, YouTube và cả sự hùa theo của không ít trang mạng, báo mạng, câu "đánh đĩ thiên hạ" đã bộc lộ đúng nghĩa đen của nó.
Đáng tiếc là "những thứ lệch lạc, phản giá trị vẫn được một bộ phận trong xã hội tung hô, cổ súy, thay vì bài trừ nó một cách triệt để", trích phân tích của PGS. TS Xã hội học Trịnh Hòa Bình. "Sự việc "bà Tưng" nếu không có biện pháp xử lí sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến giới trẻ. Nó làm đảo lộn giá trị cuộc sống, làm cho bạn trẻ không còn biết đâu là phải, đâu là trái, cái gì đáng tôn thờ, cái gì đáng lên án".
Gần 70 năm trước đây, nhân vật Huyền của Vũ Trọng Phụng vì hoàn cảnh xô đẩy mà phải "làm đĩ" trong tác phẩm cùng tên. Kết thúc cuốn tiểu thuyết tả chân này, tác giả nói với Huyền: "Đối với thiên hạ thì đời một người như em, đương ở chốn yên lành mà vào nơi chông gai, chỉ có đoạn ấy là đáng nói thôi. Tại sao con nhà tử tế hẳn hoi, con nhà quý phái nữa, mà rồi đến nỗi…. trụy lạc, ấy người đời chỉ cần biết rõ những nguyên nhân ấy…"