Hoảng với trào lưu DJ bằng... dao của giới trẻ
Thứ ba, 19/03/2013 09:25
Trên nền nhạc của bài hát, người biểu diễn trào lưu "The Knife Song" phải xòe bàn tay căng ra, đặt chúng lên bàn, tay kia cầm sẵn một con dao hoặc vật nhọn và chuẩn bị đệm cho phần lời hát bằng việc đâm liên tục mũi dao vào các kẽ hở được tạo ra bởi khoảng trống giữa các ngón tay.
Trên
nền nhạc của bài hát, người biểu diễn trào lưu "The Knife Song" phải
xòe bàn tay căng ra, đặt chúng lên bàn, tay kia cầm sẵn một con dao hoặc
vật nhọn và chuẩn bị đệm cho phần lời hát bằng việc đâm liên tục mũi
dao vào các kẽ hở được tạo ra bởi khoảng trống giữa các ngón tay.
Mạo hiểm mới là đẳng cấp DJ
Còn
nhớ cách đây không lâu, giới trẻ phát cuồng lên bởi trào lưu có tên
tiếng Anh là "Cup song". Ban đầu trào lưu này còn khá mới mẻ, nhưng khi
được một số bạn trẻ tiên phong thể hiện, nhiều người nhận thấy khá thú
vị nên đua nhau học theo. Ngoài dụng cụ để thực hành dễ kiếm và những
thao tác đơn giản như: Chỉ cần từ 1 - 2 chiếc cốc được làm bằng những
chất liệu tương đối bền để đánh nhịp theo tiết tấu bản nhạc tạo nên một
chuỗi âm thanh đệm rất vui tai.
Lập
nick để đăng nhập vào một diễn đàn về công nghệ, chúng tôi lân la bắt
chuyện làm quen được với một dân chơi được coi là người tiên phong cho
trào lưu nâng tầm đẳng cấp thưởng thức âm nhạc bằng... dao kéo. Tự giới
thiệu tên là Hoàng Tùng, sinh viên năm 3 trường đại học Hà Nội, cậu cho
biết mình vốn dân ngoại ngữ từ nhỏ nên lối thẩm âm của cậu phần lớn đều
là nhạc nước ngoài.
Đặc
biệt tuổi trẻ sôi nổi cùng với bản tính ưa khám phá, mạo hiểm nên cậu
nhanh chóng "phê" lối chơi nhạc độc nhất vô nhị này. Nguồn gốc của trò
chơi độc này bắt nguồn từ một clip trên mạng quay cảnh một bạn nữ người
Na Uy có tên Hanna Fylling Elling vừa tự hát và đệm nhạc, bằng cách tạo
âm thanh từ chiếc dao nhọn đâm liên tục vào các kẽ hở của bàn tay.
Luyện cho bàn tay xòe ra hết cỡ để đâm dao vào giữa các kẽ hở.
Lối
trình diễn độc đáo này lập tức hút hồn Tùng và cậu liền lên kế hoạch tự
mày mò để học theo. Tùng bật mí, theo đuổi trào lưu này có hai kiểu,
một là đệm theo nhạc có sẵn hoặc "hát chay" còn tiết tấu nhạc đệm do âm
thanh những mũi dao cắm xuống "đảm nhiệm".
Theo
đó việc đệm theo nhạc tuy không bật được những âm thanh lốc cốc vui tai
khi mũi dao nhọn cắm xuống bàn gỗ vì bị nhạc cài sẵn át đi nhưng cảm
giác buộc phải chạy đua theo nhạc khiến người chơi rất nhanh lên tay.
Tuy nhiên, một số người lại cho rằng việc hát chay kèm với đệm nhạc bằng
dao "phê" hơn bởi những âm thanh lốc cốc liên tục giáng xuống thật hơn
và đẳng cấp người chơi thành thạo hay lơ mơ sẽ lộ rõ.
Trái
ngược với trào lưu gõ cùng những chiếc cốc, trào lưu biểu diễn với dao
hay còn gọi là "The Knife Song" lại khá nguy hiểm bởi vật dụng để thực
hành là những vật thể sắc nhọn dễ gây sát thương cho cơ thể. Bài học sơ
đẳng cho trò chơi độc đáo này là chủ nhân phải học mà biểu diễn sơ đẳng
với... dao.
Trên
nền nhạc của bài hát, người biểu diễn trào lưu đệm nhạc cùng dao kéo
phải xòe một bàn tay trên bàn, tay kia cầm sẵn một con dao trực nhạc vừa
nổi lên là bắt lời một cách điên cuồng bằng việc đâm liên tục mũi dao
vào các kẽ hở được tạo ra bởi khoảng trống giữa các ngón tay. Trò chơi
nguy hiểm này khiến không ít người đổ máu, tuy nhiên với quan niệm mang
tính AQ: "Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần" khiến nhiều dân chơi nghiến
răng chịu đau để luyện công.
Ban
đầu, việc đâm mũi dao được thực hiện với tiết tấu chậm sau đó nhanh
dần. Sau này khi kỹ năng đã thuần thục, người chơi có thể chuyển qua bài
cao hơn là với kéo. So với việc đánh nhịp cùng dao, kéo khó cầm nắm hơn
nên khi cắm xuống bàn rất dễ bị chệch. Tùng cho biết, nhiều bạn tìm đến
cậu xin nhập môn do mới nhìn qua tưởng đơn giản nên nổi "máu anh hùng"
đòi luyện luôn với kéo.
Kết
quả ngay từ cú "dập" đầu tiên, ngón tay giữa áp út bị dính ngay mũi
nhọn của cây kéo nên chảy rất nhiều máu. Cũng may vết thương chưa vào
tới xương nên chỉ cần vệ sinh và băng bó cẩn thận là ổn. Sau cú nhớ đời
ấy đến bây giờ mỗi khi nhắc lại, cậu bạn đó vẫn hài hước mà đùa rằng:
"Sau này vết thương nhớ đời này sẽ được ngụy trang bởi chiếc nhẫn cưới
nhưng kỷ niệm về nó sẽ không bao giờ quên".
Cũng
theo Hoàng Tùng, bí quyết của việc luyện tập những ngày đầu là tập trên
nền nhạc nhẹ nhàng, có tiết tấu chậm rãi, êm dịu. Tuy bước khởi đầu này
sẽ hơi nhàm chán đối với những bạn có tính cách sôi động, ưa cảm giác
mạnh nhưng lại khá an toàn.
Tuy
nhiên để chơi hết mình, người chơi sẽ chọn thứ âm thanh để kết hợp với
trò đệm quái chiêu này thường là loại nhạc sàn cực mạnh. Cảm giác âm
thanh dội vào lồng ngực còn những bàn tay cầm dao khi đã thuần thục điên
cuồng đâm liên tiếp trên mặt bàn, kèm theo đó là những cái đầu bù xù
giật liên hồi cùng tiếng gào rú man dại phụ họa... khiến mình cảm giác
như đang hóa thân thành những DJ thứ thiệt" - Hoàng Tùng cho biết.
Lúc
chập chững bước vào cuộc chơi, chủ nhân phải học từ cách xòe các ngón
tay sao cho khoảng cách rộng nhất, cố gắng giữ nguyên vị trí các ngón
tay trong thời gian lâu nhất có thể. Cách luyện tập này mới đầu khiến
các cơ ngón tay căng hết cỡ dẫn đến mỏi nhừ thậm chí đau nhức. Chỉ một
thời gian sau quen dần thì người chơi mới bắt đầu vào cuộc học cách đâm
dao sao cho chuẩn.
Hoàng
Tùng chia sẻ, kinh nghiệm tay cầm dao phải căn theo chiều thẳng đứng.
Lúc đâm dao xuống phải dứt khoát bởi chỉ cần đi chệch một chút thôi nhẹ
thì trầy da, rướm máu, nguy hiểm hơn đầu mũi nhọn nếu đâm vào xương quá
sâu gây rạn vỡ xương thì việc khắc phục hậu quả cũng khá phiền toái.
Phố Nguyễn Khuyến chuyên bán dao kéo là nơi dân chơi tìm đến để mua loại
dụng cụ đệm nhạc độc nhất vô nhị.
Kỳ công cho loại dụng cụ..."độc"
Qua
theo dõi một số clip do chính chủ nhân ghi lại màn biểu diễn của mình,
bất kỳ ai cũng không khỏi rợn tóc gáy. Tùng giảng giải loại dao được coi
là "được việc" phải là loại có kích thước nhỏ, cán dài và quan trọng
nhất là chắc chắn. "Chống chỉ định với những loại dao dành cho các bà
nội trợ, cán bọc gỗ hay nhựa đều là... trò trẻ con bởi chỉ cần đâm vài
lần với tốc độ nhanh và lực mạnh thì cán sẽ đi đằng cán, lưỡi đi đằng
lưỡi" - Tùng hài hước nói.
Theo
các tín đồ của trào lưu "The Knife Song", để chơi một bản nhạc thật
hay, thật "phê" thì tốt nhất là dùng loại dao gần giống với loại được
dùng để ăn đồ Âu tuy nhiên loại dao này khá hiếm trên thị trường, phần
lớn phải đặt làm riêng. Mũi dao không tròn mà gò càng nhọn thì nhịp
phách càng chuẩn. Chất liệu bền nhất là bằng I-nox tuy nhiên loại này
khá đắt tiền nên dân chơi thường mách nhau tìm đến phố Nguyễn Khuyến để
mua thứ công cụ lạ đời này.
Theo
ông Hùng - chủ một cửa hàng chuyên bán dao kéo cho biết mặt hàng dao
kéo ở đây chủ yếu phục vụ các bà nội trợ nên kiểu dáng có phần cổ. Khách
lâu năm vẫn gắn bó một phần bởi chất thép tốt, bền bỉ. Còn về loại dao
dùng cho việc đệm nhạc thời gian gần đây cũng có một số người đến hỏi
mua nhưng loại đó phải đặt riêng bởi đặc điểm liên tục chịu lực mạnh nên
lượng thép gần gấp đôi những con dao thông thường có cùng kích cỡ.
Cũng
theo Hoàng Tùng: "Chơi loại công cụ này không thể ăn bớt nguyên liệu
được bởi một con dao, cái kéo đủ tiêu chuẩn cầm phải "đầm" tay thì lực
giáng xuống mới chuẩn". Kích thước loại dao kéo đặc biệt này dài khoảng
từ 10 - 15cm, nhọn dần về phía đầu mũi. Ngoài đặt mài dao, nhiều người
còn đặt những vật dụng với các kiểu dáng tùy thích như dùi hoặc loại
công cụ mô phỏng tuốc nơ vít... để tăng thêm phần cá tính. Theo đó vì là
hàng đặt nên giá của loại hàng này khá đắt, trên dưới 100.000 đồng/con.
Hoàng
Tùng bật mí thêm: "Với đặc điểm làm từ thép nên muốn dao chơi "ngọt
nước" và độ bền cao thì không nên sử dụng ngay lúc dao vừa ra lò còn
nóng hổi mà phải để qua một thời gian, ít nhất trong vòng 1 tháng để
thép "nguội" dần đi và trong một tháng tiếp theo ngày nào cũng phải mài
để dao thật chuẩn thì độ bền mới cao.
Với
yêu cầu về kỹ thuật khá cao nên dân chơi thường mách nhau lựa chọn
những cửa hàng có tay nghề "cứng" mới căn chuẩn được đường đi của lửa.
Nếu quá lửa có thể mang ra rèn có thể rút ngắn thời gian làm nhưng hậu
quả là thép bị giòn, dễ bị nứt, nổ còn khi sử dụng với tốc độ nhanh và
mạnh chỉ vài lần là "gãy kiếm".
Theo Nguoiduatin.vn
Bình luận