- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Lý do thực việc trẻ em Sapa cởi truồng giữa tuyết rơi lạnh buốt
"Hỡi những con người đang run lập cập, co ro trong những bộ quần áo lông chim, dán băng dính nhiệt, đi ô tô... Các bạn hãy cứ thương cảm, cứ yêu thương con người. Nhưng các bạn chưa hẳn đã khỏe hơn những đứa trẻ cởi truồng kia đâu”.
"Hỡi những con người đang run lập cập,
co ro trong những bộ quần áo lông chim, dán băng dính nhiệt, đi ô tô...
Các bạn hãy cứ thương cảm, cứ yêu thương con người. Nhưng các bạn chưa
hẳn đã khỏe hơn những đứa trẻ cởi truồng kia đâu”.
Vài năm trở lại đây, như đến hẹn lại lên, vào những ngày rét kỷ lục của mùa đông, Sapa lại xuất hiện băng tuyết. Hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này đã thu hút sự chú ý của người dân địa phương cũng như những người mê du lịch. Và cùng với trào lưu lên Sapa đón tuyết, những bức ảnh nhói lòng về những đứa trẻ Sapa không có quần, cởi truồng trong gió rét, giữa màu tuyết trắng lại được chia sẻ chóng mặt, cùng những lời kêu gọi từ thiện từ miền xuôi. Lẫn trong đó, không ít lời hờn trách những du khách cầu cho tuyết rơi là vô cảm, khi gia súc chết hàng loạt, rau màu bị táp héo, và những đứa trẻ Sapa, mỗi mùa đông đến vẫn cởi truồng trong giá lạnh.
Tuy nhiên, có một luồng ý kiến khác, dầu yếu ớt hơn, nhưng thẳng thắn và dũng cảm, đã hé lộ sự thật đằng sau cảnh những đứa trẻ Sapa không mặc quần, dù thời tiết xuống dưới độ âm. Rất đáng chú ý, đó là ý kiến của Phạm Kiều Oanh, một người làm du lịch tại thị trấn Sapa. Kiều Oanh viết:
Vâng. Tại sao hàng trăm công ty du lịch ở Sa Pa không kêu gọi ủng hộ? Xin chưa bàn tới lợi ích từ việc có tuyết đem lại. Hãy nói về cơ sở vật chất, về mặt bằng chung của thị trấn Sapa. Sapa là một huyện miền núi, người ta biết đến Sapa là một điểm du lịch đẹp, cuốn hút. Họ tới Sapa và thấy trẻ em cởi truồng, họ cho tiền. Thế nhưng...
Cô gái trẻ phân tích:
"- Mỗi năm có hàng nghìn dự án từ thiện cấp nhà nước, cấp tỉnh, cấp huyện, các cơ quan đoàn thể, cá nhân chỉ tập trung tại Sapa
- Đầu tư cơ sở vật chất, trường học, toilet tốt gấp đôi gấp ba lần dưới xuôi
- Mỗi lần ủng hộ là cả trăm chiếc áo quần, cả ngàn đôi ủng và sách vở dùng cả chục năm không hết từ Bộ Giáo dục
Vậy thì tại sao chúng ta còn nhìn thấy những nghịch cảnh của mùa tuyết?
Vì bố mẹ các em. Chứ không phải vì Sapa có tuyết mà như vậy.
Bố em đi lên thị trấn, bố em làm. À không, thực tế bố em đi uống rượu. Mẹ em địu em em đi làm hướng dẫn viên, đi bán hoa quả Tàu. Vậy thì ai? Ai sẽ mặc quần áo cho các em đây? Không phải vì thiếu, mà vì cuộc sống, vì hoàn cảnh gia đình".
Quan
điểm trái chiều này, thật thú vị, lại nhận được nhiều hưởng ứng của
nhiều người. Bình luận về bài viết trên, nick Nguyễn Thị Thuỳ Dương tâm
đắc: “Bạn này nói hay quá! Mình từng
đặt chân đến nơi này rồi mình biết, họ nghèo, họ khó khăn cũng không đến
nỗi không có đôi dép để đi hay cái quần rách để mặc! Gia đình nghèo,
khó khăn thật nhưng đã là đất du lịch thì một cái quần rách cho các em
là không thiếu. Còn nhiều xã, bản... nghèo khổ hơn nhiều. Ủng hộ vùng
khó khăn, không có du lịch, hay ví dụ như ủng hộ miền Trung mùa lũ thật
nhiều vào đi. Bổ ích hơn, thiết thực hơn! Dạo gần đây mọi người hay
share các bài báo về trẻ em nghèo khổ ở Sapa, mình chẳng bao giờ đọc!”.
Còn với Cẩm Duyên, một người miền Nam vừa ra Sapa chơi tháng trước, mình cũng hơi chạnh lòng khi thấy nhiều người lên án sự thích thú của du khách với tuyết: “Bạn này nói đúng. Việt Nam là nước nhiệt đới, quanh năm khí hậu nóng bức, nhất là miền Nam. Nhiều người muốn được thấy tuyết rơi một lần trong đời thì phải làm sao, phải đi nước ngoài, mà đâu phải ai cũng có điều kiện đi nước ngoài. Vậy thì chỉ có cách đi du lịch tại nước mình để được thấy tuyết rơi. Đó cũng là một mong muốn chính đáng chứ đâu có hại ai.
Còn chuyện các trẻ em chịu "đói rét", à không,rét thì có chứ đói thì chưa chắc vì ở Sapa 90% người dân làm du lịch hết đó. Đôi khi còn khá giả hơn mình nhưng vì bản năng và cách sống của họ đã quen đơn sơ, xuềnh xoàng như vậy rồi. Hằng năm có biết bao nhiêu đợt thiện nguyện cứu trợ vừa của Nhà nước vừa của các hội tự nguyện, trong đó khách du lịch cũng góp phần xây dựng cuộc sống ấm no cho dân bản địa rất nhiều mà, cớ sao mấy bạn cứ chửi khách du lịch là ham chơi, hưởng thụ, không nhìn thấy cảnh nghèo đói của trẻ em nơi đây? Khách du lịch đâu có tội làm ra cái cảnh này.
Người nghèo thì nơi đâu cũng có, không lẽ chỗ này nghèo là khách không có quyền đến đây chơi, đến là phải dốc hết tài chính ra cho? Thật ra có cho hay không đâu phải mỗi lần cho là người ta phải khoe? Là con người suốt cuộc đời làm lụng vất vả, âu cũng vì muốn lo cho cuộc sống của gia đình người ta được ấm no, hạnh phúc trước rồi mới đến lo cho xã hội. Bản thân ai sinh ra cũng phải tự bươn chải, tự đổ mồ hôi sôi nước mắt mới giành giật được sự sống. Con người càng được sống thoải mái càng thể hiện người ta đã từng chống chọi với bao gian nan, cơ cực rồi mới được, chứ đâu phải do người ta ngửa tay chờ ban phát mới như vậy, và cũng không phải sinh ra là để nhờ người khác bảo bọc, nếu người ta không giúp đỡ thì trách móc người ta…”.
Anh Cao Mạnh Tuấn, một người làm báo cũng bày tỏ quan điểm của mình, rất thẳng thắn về câu chuyện tuyết rơi và những đứa trẻ: “Thiên
nhiên có tính sàng lọc rất cao. Những gì không thuận với thiên nhiên sẽ
bị loại bỏ. Vì vậy ngày xưa con người còn phải tự sàng lọc chính mình
bằng những thử thách từ lúc mới lọt lòng mẹ.
Nhưng sự ích kỷ của con người dưới vỏ bọc nhân văn đã phá vỡ tất cả. Con người có thể phá bỏ mọi quy luật tự nhiên để có thể được sống, được thoả mãn. Và họ coi đó là điều đương nhiên. Đến khi họ thấy những người khác có vẻ ngoài khó khăn, họ thương cảm và cho rằng, những người kia thật đáng giúp đỡ, họ thật khổ quá đi...
Dân thành phố không biết rằng, nếu nói về khỏe, họ khỏe gấp vạn lần bạn. Họ vốn đã thích nghi với những gì mà thiên nhiên đem lại. Nếu có thêm thử thách của thiên nhiên, nó cũng chỉ là một bài tập test sức khỏe của họ mà thôi. Họ cởi truồng có thể vị họ thiếu quần nhưng cũng có thể vì họ thấy chả cần thiết phải mặc quần. Họ ăn mặc phong phanh có thể vì thiếu quần áo nhưng không phải họ ngu đến mức không tự làm ra quần áo được, không tự biết đường chui vào nhà đốt lửa sưởi ấm, dùng rơm rạ, lá chuối khô... để bọc người thay quần áo.
Họ ra đường đi lại trước mặt dân thành phố có thể không phải vì quần áo các bạn cho nhưng chắc chắn, họ đã được tạo một thói quen, cứ ăn mặc rét mướt, bẩn thỉu tí rồi đi ra đường, thể nào cũng được cho cái gì đó.
Hỡi những con người đang run lập cập, co ro trong những bộ quần áo lông chim, dán băng dính nhiệt, đi ô tô... Các bạn hãy cứ thương cảm, cứ yêu thương con người. Nhưng các bạn chưa hẳn đã khỏe hơn những đứa trẻ cởi truồng kia đâu”.
Dồng tình với quan điểm đó, một người bạn của anh Tuấn xót xa viết: “Mình
đã thấy việc từ thiện theo suy luận dưới xuôi áp đặt lên người dân tộc
có những hệ lụy mệt mỏi. Một số dân tộc không bao giờ có thói quen mặc
quần áo cũ của người khác, cho họ vẫn nhận nhưng sau đó mang vất đi. Một
số khác rất trọng trang phục truyền thống, cho đồ mới họ cũng nhận
nhưng không bao giờ dùng. Trẻ con đại đa số không được tạo thói quen mặc
quần khi nhỏ lại cứ tặng quần vì xót xa, rồi cũng chỉ mặc lúc ấy rồi
vất xó. Nói chung thường không tìm hiểu mà áp đặt như thế phí công tốn
sức, thật ra có tâm lại thành thiếu trách nhiệm, tạo hiệu ứng xấu. Những
chỗ mọi người đi xe 2 hay 4 bánh được thì cũng chưa phải đã thực sự cần
giúp đỡ đâu. Mà đâu xa, giúp ngay những người vô gia cư, những gia đình
nghèo chạy vạy chữa bệnh kia kìa”.
Có lẽ, đúng như vậy thật. Từ thiện đâu nhất thiết là cứ phải đổ dồn lên Sapa, hay những vùng xa xôi khác. Ngay bên cạnh ta, dưới xuôi, trong thành phố, nếu ta để ý người đi nhặt rác, người nằm chân cầu, rồi trại trẻ, viện dưỡng lão... không khiến người cần tìm viện trợ. Nhưng điều quan trọng, khi làm từ thiện, dầu tặng ai, ở đâu, có lẽ, người ta cũng cần tìm hiểu xem người ta sẽ tặng cần gì, thực sự thiếu gì, chứ không phải cứ nhiều tiền, lắm bánh kẹo, sữa thơm... tặng họ là xong, vì biết đâu, chính những thứ đó sẽ "làm hư" những tâm hồn thơ trẻ?
Theo Trí thức trẻ
Vài năm trở lại đây, như đến hẹn lại lên, vào những ngày rét kỷ lục của mùa đông, Sapa lại xuất hiện băng tuyết. Hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này đã thu hút sự chú ý của người dân địa phương cũng như những người mê du lịch. Và cùng với trào lưu lên Sapa đón tuyết, những bức ảnh nhói lòng về những đứa trẻ Sapa không có quần, cởi truồng trong gió rét, giữa màu tuyết trắng lại được chia sẻ chóng mặt, cùng những lời kêu gọi từ thiện từ miền xuôi. Lẫn trong đó, không ít lời hờn trách những du khách cầu cho tuyết rơi là vô cảm, khi gia súc chết hàng loạt, rau màu bị táp héo, và những đứa trẻ Sapa, mỗi mùa đông đến vẫn cởi truồng trong giá lạnh.
Tuy nhiên, có một luồng ý kiến khác, dầu yếu ớt hơn, nhưng thẳng thắn và dũng cảm, đã hé lộ sự thật đằng sau cảnh những đứa trẻ Sapa không mặc quần, dù thời tiết xuống dưới độ âm. Rất đáng chú ý, đó là ý kiến của Phạm Kiều Oanh, một người làm du lịch tại thị trấn Sapa. Kiều Oanh viết:
"Nghịch lý mùa tuyết 2016
Hai hôm nay, thấy hàng trăm ngàn lượt share kêu gọi ủng hộ quần áo lên Sapa.
Có thể rất nhiều người cùng suy nghĩ với em mà chẳng dám nói. Đơn giản
vì nói trong cái thời điểm nhiễu loạn này, sợ bị gạch đá lắm! Bản thân
là một đơn vị kinh doanh du lịch Sapa nhưng em lại thấy nó bi hài. Người
dưới xuôi nhìn nhận mọi việc qua những bức ảnh. Và thậm chí cả người
chụp cũng chưa chắc đã tìm hiểu câu chuyện như thế nào.
Vâng. Tại sao hàng trăm công ty du lịch ở Sa Pa không kêu gọi ủng hộ? Xin chưa bàn tới lợi ích từ việc có tuyết đem lại. Hãy nói về cơ sở vật chất, về mặt bằng chung của thị trấn Sapa. Sapa là một huyện miền núi, người ta biết đến Sapa là một điểm du lịch đẹp, cuốn hút. Họ tới Sapa và thấy trẻ em cởi truồng, họ cho tiền. Thế nhưng...
Quan điểm trái chiều được chia sẻ một cách thẳng thắn của Kiều Oanh được dân mạng hưởng ứng và chia sẻ chóng mặt.
Cô gái trẻ phân tích:
"- Mỗi năm có hàng nghìn dự án từ thiện cấp nhà nước, cấp tỉnh, cấp huyện, các cơ quan đoàn thể, cá nhân chỉ tập trung tại Sapa
- Đầu tư cơ sở vật chất, trường học, toilet tốt gấp đôi gấp ba lần dưới xuôi
- Mỗi lần ủng hộ là cả trăm chiếc áo quần, cả ngàn đôi ủng và sách vở dùng cả chục năm không hết từ Bộ Giáo dục
Vậy thì tại sao chúng ta còn nhìn thấy những nghịch cảnh của mùa tuyết?
Vì bố mẹ các em. Chứ không phải vì Sapa có tuyết mà như vậy.
Bố em đi lên thị trấn, bố em làm. À không, thực tế bố em đi uống rượu. Mẹ em địu em em đi làm hướng dẫn viên, đi bán hoa quả Tàu. Vậy thì ai? Ai sẽ mặc quần áo cho các em đây? Không phải vì thiếu, mà vì cuộc sống, vì hoàn cảnh gia đình".
Kiều Oanh cho rằng, việc trẻ em Sapa không mặc ấm không phải vì thiếu thốn, mà vì hoàn cảnh gia đình.
Từ
trải nghiệm cá nhân của mình, cô kể một câu chuyện đơn giản nhưng đáng
giật mình về chuyện những người làm từ thiện đã "làm hư" trẻ em Sapa thế
nào: "Chúng em, những người làm du
lịch hàng năm vẫn đều đặn đóng góp các quỹ từ thiện đồng
thời xin trợ cấp thêm để hỗ trợ người dân huyện Sapa, xuyên
suốt từ Bản Khoang, San Sả Hồ, Thanh Phú, Thanh Kim, cố gắng
làm tất cả để đưa nền du lịch Sapa lên một tầng cao mới, khắc
phục việc xin tiền bằng cách tuyên truyền đến các du khách.
Nhưng người cho vẫn cho. Lối mòn ấy đã in hằn trong tiềm thức
của người bản địa.
Để em kể mọi người nghe câu chuyện trên đường đi từ thiện nhé! Chuyện là ở trạm nghỉ, em gặp một em bé chạy ra xin tiền. Vô tình hỏi :
- Bố mẹ con đâu?
- Bố mẹ chết rồi.
Cho quà xong, bé lại lân la sang đám khác xin tiếp. Tiếp tục lặp lại điệp khúc: "Cô chú ơi... "
Em mới quay ra hỏi :
- Thế ai bảo con đi xin tiền ?
- Mẹ con ạ
- Thế mẹ con đâu ?
- Mẹ ở nhà
Câu chuyện có thật. Vui mà cười ra nước mắt. Thế mới biết người lớn vô tình làm hỏng cả một thế hệ như nào".
Để em kể mọi người nghe câu chuyện trên đường đi từ thiện nhé! Chuyện là ở trạm nghỉ, em gặp một em bé chạy ra xin tiền. Vô tình hỏi :
- Bố mẹ con đâu?
- Bố mẹ chết rồi.
Cho quà xong, bé lại lân la sang đám khác xin tiếp. Tiếp tục lặp lại điệp khúc: "Cô chú ơi... "
Em mới quay ra hỏi :
- Thế ai bảo con đi xin tiền ?
- Mẹ con ạ
- Thế mẹ con đâu ?
- Mẹ ở nhà
Câu chuyện có thật. Vui mà cười ra nước mắt. Thế mới biết người lớn vô tình làm hỏng cả một thế hệ như nào".
Các em bé bé người Mông đứng trước ngôi nhà gỗ của gia đình.
Và em cũng chẳng hiểu tại sao mọi
người lại ném búa rìu vào du khách? Chả ai muốn nhìn người ta phải chịu
cảnh như thế cả. Nhưng nếu du khách không đến thì tuyết có ngừng rơi
không? Sapa, Hà Giang, Mộc Châu, Lạng Sơn có hết lạnh được không? Đó là
do thời tiết, không phải do người du lịch gây ra. Và du khách đến cũng
là một phần đóng góp cho du lịch, cũng góp công phát triển kinh tế cho
cả một vùng đất chứ có ăn tàn phá hại đâu mà trách họ.
Còn thực
tế, năm nào Sapa chẳng có tuyết. Những hỗ trợ nông lâm nghiệp từ phía
tỉnh, phía huyện luôn sẵn sàng hỗ trợ người dân. Bao giờ cũng vậy, lên
báo thì mọi chuyện sẽ theo chiều hướng khác...
Lời cuối. Em viết
ra đây không phải để tranh luận hay phân bua ai đúng, ai sai. Làm
từ thiện xuất phát từ cái tâm. Nhưng sẽ có ý nghĩa hơn nếu
được đặt đúng lúc, đúng chỗ. Đông Tây Bắc còn rất nhiều nơi khó
khăn. Hãy cùng nối vòng tay lớn để trải dài những tấm lòng nhân ái đến
với những nơi xa xôi, những nơi khó khăn hơn huyện Sapa. Những nơi
không có du lịch. Mộc Châu (Sơn La), Bát Xát (Lào Cai ), Yên Bái, Hà
Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lai Châu còn nhiễu xã nghèo lắm!
Và nếu có thể, xin đừng cho trẻ em tiền. Những món quà về vật chất sẽ ấm lòng và thiết thực hơn. Thân!"
Nếu du khách không đến Sapa, tuyết có ngừng rơi không?
Còn với Cẩm Duyên, một người miền Nam vừa ra Sapa chơi tháng trước, mình cũng hơi chạnh lòng khi thấy nhiều người lên án sự thích thú của du khách với tuyết: “Bạn này nói đúng. Việt Nam là nước nhiệt đới, quanh năm khí hậu nóng bức, nhất là miền Nam. Nhiều người muốn được thấy tuyết rơi một lần trong đời thì phải làm sao, phải đi nước ngoài, mà đâu phải ai cũng có điều kiện đi nước ngoài. Vậy thì chỉ có cách đi du lịch tại nước mình để được thấy tuyết rơi. Đó cũng là một mong muốn chính đáng chứ đâu có hại ai.
Còn chuyện các trẻ em chịu "đói rét", à không,rét thì có chứ đói thì chưa chắc vì ở Sapa 90% người dân làm du lịch hết đó. Đôi khi còn khá giả hơn mình nhưng vì bản năng và cách sống của họ đã quen đơn sơ, xuềnh xoàng như vậy rồi. Hằng năm có biết bao nhiêu đợt thiện nguyện cứu trợ vừa của Nhà nước vừa của các hội tự nguyện, trong đó khách du lịch cũng góp phần xây dựng cuộc sống ấm no cho dân bản địa rất nhiều mà, cớ sao mấy bạn cứ chửi khách du lịch là ham chơi, hưởng thụ, không nhìn thấy cảnh nghèo đói của trẻ em nơi đây? Khách du lịch đâu có tội làm ra cái cảnh này.
Người nghèo thì nơi đâu cũng có, không lẽ chỗ này nghèo là khách không có quyền đến đây chơi, đến là phải dốc hết tài chính ra cho? Thật ra có cho hay không đâu phải mỗi lần cho là người ta phải khoe? Là con người suốt cuộc đời làm lụng vất vả, âu cũng vì muốn lo cho cuộc sống của gia đình người ta được ấm no, hạnh phúc trước rồi mới đến lo cho xã hội. Bản thân ai sinh ra cũng phải tự bươn chải, tự đổ mồ hôi sôi nước mắt mới giành giật được sự sống. Con người càng được sống thoải mái càng thể hiện người ta đã từng chống chọi với bao gian nan, cơ cực rồi mới được, chứ đâu phải do người ta ngửa tay chờ ban phát mới như vậy, và cũng không phải sinh ra là để nhờ người khác bảo bọc, nếu người ta không giúp đỡ thì trách móc người ta…”.
Trẻ em ở Sapa hồn nhiên chơi ở hiên nhà, cùng những vật nuôi.
Nhưng sự ích kỷ của con người dưới vỏ bọc nhân văn đã phá vỡ tất cả. Con người có thể phá bỏ mọi quy luật tự nhiên để có thể được sống, được thoả mãn. Và họ coi đó là điều đương nhiên. Đến khi họ thấy những người khác có vẻ ngoài khó khăn, họ thương cảm và cho rằng, những người kia thật đáng giúp đỡ, họ thật khổ quá đi...
Dân thành phố không biết rằng, nếu nói về khỏe, họ khỏe gấp vạn lần bạn. Họ vốn đã thích nghi với những gì mà thiên nhiên đem lại. Nếu có thêm thử thách của thiên nhiên, nó cũng chỉ là một bài tập test sức khỏe của họ mà thôi. Họ cởi truồng có thể vị họ thiếu quần nhưng cũng có thể vì họ thấy chả cần thiết phải mặc quần. Họ ăn mặc phong phanh có thể vì thiếu quần áo nhưng không phải họ ngu đến mức không tự làm ra quần áo được, không tự biết đường chui vào nhà đốt lửa sưởi ấm, dùng rơm rạ, lá chuối khô... để bọc người thay quần áo.
Họ ra đường đi lại trước mặt dân thành phố có thể không phải vì quần áo các bạn cho nhưng chắc chắn, họ đã được tạo một thói quen, cứ ăn mặc rét mướt, bẩn thỉu tí rồi đi ra đường, thể nào cũng được cho cái gì đó.
Hỡi những con người đang run lập cập, co ro trong những bộ quần áo lông chim, dán băng dính nhiệt, đi ô tô... Các bạn hãy cứ thương cảm, cứ yêu thương con người. Nhưng các bạn chưa hẳn đã khỏe hơn những đứa trẻ cởi truồng kia đâu”.
Một em bé Sapa hồn nhiên chơi với tuyết.
Có lẽ, đúng như vậy thật. Từ thiện đâu nhất thiết là cứ phải đổ dồn lên Sapa, hay những vùng xa xôi khác. Ngay bên cạnh ta, dưới xuôi, trong thành phố, nếu ta để ý người đi nhặt rác, người nằm chân cầu, rồi trại trẻ, viện dưỡng lão... không khiến người cần tìm viện trợ. Nhưng điều quan trọng, khi làm từ thiện, dầu tặng ai, ở đâu, có lẽ, người ta cũng cần tìm hiểu xem người ta sẽ tặng cần gì, thực sự thiếu gì, chứ không phải cứ nhiều tiền, lắm bánh kẹo, sữa thơm... tặng họ là xong, vì biết đâu, chính những thứ đó sẽ "làm hư" những tâm hồn thơ trẻ?
Theo Trí thức trẻ
-
Giới trẻ11/11/2024Từ nhỏ, Nghĩa đã thích làm con gái, quấn khăn thành váy. Tuy nhiên, cha Nghĩa buồn lòng, không thích con trai làm như vậy.
-
Giới trẻ23/10/2024Chỉ từ 5-10 nghìn đồng là có thể mua được một chiếc túi mù. Vì vậy người mua thường chọn cả combo hàng chục, thậm chí hàng trăm túi để xé túi mù cho “đã cái nư”.
-
Giới trẻ23/10/2024Thừa nhận bản thân không phải “mọt sách”, không quá đam mê đọc sách nhưng chàng trai Hưng Yên vẫn khát khao lan tỏa văn hóa đọc đến đông đảo mọi người.
-
Giới trẻ28/09/2024Nạn quay lén ở nhà nghỉ bị blogger nổi tiếng "bóc phốt" làm tăng nỗi ám ảnh của giới trẻ Trung Quốc, nhiều người thậm chí còn chọn cách cắm trại khi đi du lịch.
-
Giới trẻ18/09/2024Trong đêm chính hội Trung thu, khu phố lồng đèn lớn nhất TPHCM thu hút hàng nghìn bạn trẻ tìm đến vui chơi, chụp ảnh cùng những chiếc đèn lồng đẹp mắt.
-
Giới trẻ17/09/2024Yến Tatoo lên tiếng xin lỗi vì đã "fake màn hình" số tiền ủng hộ đồng bào lũ lụt khiến mọi người hiểu nhầm con số lên tới hàng trăm triệu đồng.
-
Giới trẻ23/08/2024Gần 20 năm làm mẹ đơn thân, đối diện bệnh 'lạ' mãi không dứt, Thúy Hiền nói lúc này chỉ mong được sống bình yên bên 2 con, không còn khao khát tìm kiếm tình yêu.
-
Giới trẻ22/08/2024Quanh năm chân lấm tay bùn, chị Thanh và chị Thu bỗng nhiên trở thành nhân vật trải nghiệm chính trên kênh TikTok triệu view. Kênh TikTok của các chị vừa giúp lan tỏa văn hóa, ẩm thực miền Tây, vừa mang lại thu nhập chân chính.
-
Giới trẻ21/08/2024Sau khi biết điểm chuẩn trúng tuyển Đại học năm 2024, nhiều bạn tân sinh viên từ các tỉnh, thành khẩn trương đi tìm nhà trọ tại Hà Nội. Có bạn lựa chọn ở khu ký túc xá của trường, cũng có bạn được bố mẹ mua luôn một căn nhà để đỡ phải đi thuê trọ.
-
Giới trẻ21/08/2024Ánh Viên gây chú ý với nhan sắc thăng hạng, thử sức với vai trò mẫu ảnh sau khi giải nghệ.
-
Giới trẻ21/08/2024Mới đây, nữ diễn viên xinh đẹp chia sẻ hành trình nén đau, thực hiện một việc quan trọng ở tuổi 29.
-
Giới trẻ21/08/2024Pickleball là môn thể thao được nhiều bạn trẻ yêu thích thời gian gần đây. Tuy nhiên, liên quan đến chuyện trang phục chơi Pickleball, mạng xã hội có nhiều ý kiến trái chiều.
-
Giới trẻ21/08/2024Từ thanh niên đánh giày trở thành thợ sửa đồng hồ tiền tỷ, Trường Omega còn truyền nghề cho hàng trăm thanh niên có việc làm ổn định.
-
Giới trẻ20/08/2024Pickleball được ra đời trong một ngày cuối tuần khi nghị sĩ Joel Pritchard trở về nhà và thấy cả gia đình không có việc gì để làm.