- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
“Tự thú” của những học viên trường cai nghiện game
Họ đã từng nghĩ sẽ chết nếu không được chơi game. Họ đã từng đánh đổi sức khỏe của mình cho thế giới ảo.
Tàn tạ vì game
“Có lúc em đã từng nghĩ nếu không được chơi game mình sẽ chết. Em thức thâu đêm “cày” game, ngày đến lớp nằm ngủ vật vờ trên bàn, giờ mới hiểu tác hại của game và càng cảm thấy có lỗi với gia đình”, lời tâm sự của Hoàng Kiều Linh (16 tuổi, quê Hà Nội), học viên Trường Phổ trông Nội trú - Viện nghiên cứu phát triển võ Việt Nam và thể thao (quận Thủ Đức, TP.HCM). Để cai nghiện game, Linh phải chuyển từ Hà Nội vào TP.HCM. Kể về quá trình nghiện game, cô cho hay bắt đầu vào cấp Ba, ở nhà sẵn máy tính nên ngồi mày mò, vào game chơi thử, ai ngờ càng chơi càng nghiện.
Ảnh minh họa |
Từ khi chơi game, kết quả học tập rớt thảm hại, sức khoẻ yếu dần, người gầy nhom, mặt hốc hác, bố mẹ lúc ấy mới biết chuyện, nặng nhẹ khuyên nhủ thế nào cũng thất bại. Không còn cách nào khác, bố mẹ đành đưa con gái vào một trường nội trú ở Bắc Ninh để không còn cơ hội tiếp xúc với internet. Vào trường được một tháng, suy nghĩ lại quãng thời gian trước, hiểu ra game chỉ là trò vô bổ, cô bé xin bố mẹ cho vào học trong ngôi trường đặc biệt ở TP.HCM, quyết đoạn tuyệt với game.
Một học viên khác là Võ Minh Kiên (15 tuổi, ngụ quận Gò Vấp), dáng người nhỏ thó, mới được đưa vào trường ba tuần nay. Kiên thuật lại: “Mẹ không hề nói trước mà chỉ bảo em lên xe chở đi. Khi vào đây em mới biết mẹ cho tới nơi cai nghiện game”.
Kiên nghiện game đã hai năm. Mỗi ngày được ba mẹ cho 50 ngàn tiêu vặt, em chỉ ăn vài thứ rẻ tiền, dành chơi game. Khi ba mẹ biết chuyện, cấm chơi, cậu bé gằn giọng cãi lại hỗn hào. Kiên bỏ học trên lớp, “trực” quán game, không ăn uống, người ngày một ốm yếu.
Cậu bé cho hay, mấy ngày đầu mới vào trường, “cơn thèm” game cứ trỗi dậy. May là ở môi trường mới hạn chế internet, các bạn ai cũng vui vẻ hoà đồng, có nhiều hoạt động khác thay thế, nay cậu đã dần quên cảm giác thèm game.
Học viên lớn tuổi nhất trong trường là anh Nguyễn Văn Huy (ngụ TP. Vũng Tàu). Người đàn ông gày gò, nước da xanh xao, nhìn lụ khụ giống như một cụ già, nhưng chỉ mới hơn 30 tuổi. Anh được đặc cách ở một mình một phòng, phần vì chênh lệch tuổi tác với các học viên khác, quan trọng hơn vì anh nghiện game mức nặng, các thầy cô muốn anh có thời gian bình tâm suy nghĩ lại.
Huy từng du học Nga nhiều năm liền, từng có công việc ưng ý với mức lương nhiều người mơ ước. Rồi anh nghiện game, mỗi ngày dành đến… 20 tiếng để chơi, bỏ việc, bỏ tất cả. Mỗi khi xin tiền chơi game mà mẹ không cho, anh lại ra tay đánh bố mẹ, doạ đốt nhà.
|
Nhà trường chú trọng đào tạo văn thể mỹ cho học viên |
Trường “cai nghiện” độc đáo
Ở trung tâm đặc biệt này, mỗi học sinh đều có một hoàn cảnh và mức độ nghiện game khác nhau. Có em từng cầm dao đuổi bố mẹ vì “nhiễm độc” những trò chơi bạo lực trên mạng. Nhận thấy bản chất của các em không hề xấu, không đến mức “bất trị”, cộng thêm sự trăn trở trước hệ luỵ của game online đang làm hư hỏng nhiều người trẻ, thạc sĩ Long đã cùng những cộng sự lập nên Trường Nội trú IVS. Năm 2009 cơ sở đầu tiên được đưa vào hoạt động tại Bắc Ninh, sau đó là cơ sở 2 ở TP.HCM, nằm trong khuôn viên trường Đại học TDTT (quận Thủ Đức).
Những thanh thiếu niên nghiện game sẽ phải sống trong môi trường như mô hình các trường thiếu sinh quân với đặc điểm tính kỷ luật cao, học cách làm chủ bản thân. Ông Long khẳng định: “Trường không phải là “trại giáo dưỡng thiếu niên hư”, mà là một trường học đúng nghĩa giúp học sinh rèn luyện nhân cách”.
Ký túc xá rào sắt kỹ lưỡng ngăn các học viên “vượt ngục” đi chơi game |
Thời gian đầu, học viên và người nhà sẽ phải cắt đứt mọi liên lạc từ điện thoại đến thăm nom. Chỉ đến khi được nhận xét là tính cách ổn định, đi vào khuôn khổ, trường mới cho gặp gia đình. Thạc sĩ Long cho hay: “Mỗi học viên lúc ban đầu có phản ứng khác nhau. Có em thu mình, tuyệt thực, gào thét xem đây là “nhà tù”; có em ngỗ ngược la hét tát bố mẹ ngay giữa phòng giáo vụ; có em đập phá đồ đạc rồi chạy trốn, thầy cô cả trường phải túa ra di tìm…”.
Ngôi trường xây dựng kiểu liên hợp khép kín gồm phòng học, sân tập, ký túc xá, nhà ăn, công viên. Chương trình học đan xen giữa học văn hoá, rèn luyện kỹ năng làm người, và vận động thể chất. Trường rất chú trọng đào tạo văn thể mỹ, võ thuật, qua đó giáo dục uốn nắn các em cách ứng xử. “Võ được sử dụng như là phương pháp hữu hiệu điều trị chứng nghiện game, vừa giúp tăng thể lực, vừa để cân bằng tâm lý”, thạc sĩ Long giải thích. Các môn học đọc sách, âm nhạc, mỹ thuật cũng được chú trọng giúp học viên luôn trong trạng thái phấn chấn, yêu ca hát, từ đó yêu đời, suy nghĩ tích cực.
Những học viên không làm theo đúng nội quy của nhà trường sẽ bị xử phạt nghiêm khắc. Nếu vi phạm nội quy, sẽ bị áp dụng những biện pháp phạt như đứng tấn, chống đẩy, vào bếp nấu ăn, rửa bát… Vi phạm nặng hơn, học viên sẽ bị vào phòng cấm túc, nếu muốn ra ngoài phải viết được 50 - 100 từ tiếng Anh”
-
Giới trẻ11/11/2024Từ nhỏ, Nghĩa đã thích làm con gái, quấn khăn thành váy. Tuy nhiên, cha Nghĩa buồn lòng, không thích con trai làm như vậy.
-
Giới trẻ23/10/2024Chỉ từ 5-10 nghìn đồng là có thể mua được một chiếc túi mù. Vì vậy người mua thường chọn cả combo hàng chục, thậm chí hàng trăm túi để xé túi mù cho “đã cái nư”.
-
Giới trẻ23/10/2024Thừa nhận bản thân không phải “mọt sách”, không quá đam mê đọc sách nhưng chàng trai Hưng Yên vẫn khát khao lan tỏa văn hóa đọc đến đông đảo mọi người.
-
Giới trẻ28/09/2024Nạn quay lén ở nhà nghỉ bị blogger nổi tiếng "bóc phốt" làm tăng nỗi ám ảnh của giới trẻ Trung Quốc, nhiều người thậm chí còn chọn cách cắm trại khi đi du lịch.
-
Giới trẻ18/09/2024Trong đêm chính hội Trung thu, khu phố lồng đèn lớn nhất TPHCM thu hút hàng nghìn bạn trẻ tìm đến vui chơi, chụp ảnh cùng những chiếc đèn lồng đẹp mắt.
-
Giới trẻ17/09/2024Yến Tatoo lên tiếng xin lỗi vì đã "fake màn hình" số tiền ủng hộ đồng bào lũ lụt khiến mọi người hiểu nhầm con số lên tới hàng trăm triệu đồng.
-
Giới trẻ23/08/2024Gần 20 năm làm mẹ đơn thân, đối diện bệnh 'lạ' mãi không dứt, Thúy Hiền nói lúc này chỉ mong được sống bình yên bên 2 con, không còn khao khát tìm kiếm tình yêu.
-
Giới trẻ22/08/2024Quanh năm chân lấm tay bùn, chị Thanh và chị Thu bỗng nhiên trở thành nhân vật trải nghiệm chính trên kênh TikTok triệu view. Kênh TikTok của các chị vừa giúp lan tỏa văn hóa, ẩm thực miền Tây, vừa mang lại thu nhập chân chính.
-
Giới trẻ21/08/2024Sau khi biết điểm chuẩn trúng tuyển Đại học năm 2024, nhiều bạn tân sinh viên từ các tỉnh, thành khẩn trương đi tìm nhà trọ tại Hà Nội. Có bạn lựa chọn ở khu ký túc xá của trường, cũng có bạn được bố mẹ mua luôn một căn nhà để đỡ phải đi thuê trọ.
-
Giới trẻ21/08/2024Ánh Viên gây chú ý với nhan sắc thăng hạng, thử sức với vai trò mẫu ảnh sau khi giải nghệ.
-
Giới trẻ21/08/2024Mới đây, nữ diễn viên xinh đẹp chia sẻ hành trình nén đau, thực hiện một việc quan trọng ở tuổi 29.
-
Giới trẻ21/08/2024Pickleball là môn thể thao được nhiều bạn trẻ yêu thích thời gian gần đây. Tuy nhiên, liên quan đến chuyện trang phục chơi Pickleball, mạng xã hội có nhiều ý kiến trái chiều.
-
Giới trẻ21/08/2024Từ thanh niên đánh giày trở thành thợ sửa đồng hồ tiền tỷ, Trường Omega còn truyền nghề cho hàng trăm thanh niên có việc làm ổn định.
-
Giới trẻ20/08/2024Pickleball được ra đời trong một ngày cuối tuần khi nghị sĩ Joel Pritchard trở về nhà và thấy cả gia đình không có việc gì để làm.