- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
3 lời hứa của doanh nhân và mớ bòng bong còn lại
Miura đã phải rời Việt Nam, ông Lê Hùng Dũng thì đang xin rút khỏi VFF nhưng những động thái này có đủ để vực dậy bóng đá Việt Nam?
Miura đã phải rời Việt Nam, ông Lê Hùng Dũng thì đang xin rút khỏi VFF nhưng những động thái này có đủ để vực dậy bóng đá Việt Nam?
Miura chỉ là con tốt thí
Câu trả lời là không! Bởi người hâm mộ đã quá quen với việc các HLV ngoại đến và đi, còn bóng đá Việt Nam thì vẫn dậm chân tại chỗ, nếu không muốn nói tụt lùi.
Thống kê cho thấy HLV Miura đã là ông thầy ngoại thứ 8 chia tay bóng đá Việt Nam trong vòng 2 thập kỷ trở lại đây (từ năm 1995). Trong đó, có không ít HLV dẫn dắt đội tuyển Việt Nam hơn 1 nhiệm kì như Tavares, Reidl hay Calisto.
Nói thế để thấy việc sa thải các HLV ngoại đã là chuyện thường ở huyện đối với bóng đá Việt Nam.
Những ông thầy đến từ nước ngoài này luôn bị coi là “vật tế thần”, là người phải giơ đầu chịu báng sau những kết quả không như ý của các đội tuyển. Trong khi các quan chức chop bu của Liên đoàn thì vẫn ung dung tại vị cho đến hết nhiệm kỳ.
Rõ ràng đấy là cách hành xử một chiều, thiếu công bằng. Ở khía cạnh nào đó, những vị HLV chỉ giống như những người đầu bếp. Họ chẳng thể nấu được các món ăn thượng hạng nếu không có trong tay những thứ nguyên liệu tốt nhất.
Nói một cách khác, để vực dậy một nền bóng đá thì người ta luôn có nhiều việc phải làm hơn là chỉ thay HLV. Và với môi trường bóng đá Việt Nam thì vấn đề còn phức tạp hơn, khi mà chúng ta dường như đang bị mất phương hướng, khủng hoảng đường lối.
Ba lời hứa của ông Lê Hùng Dũng
Chúng ta đã quá quen với những lời hứa, những lời hô hào đổi mới, cách mạng sau mỗi nhiệm kỳ của VFF. Thế nhưng, rốt cuộc “mèo lại hoàn mèo”. Chắc hẳn số đông vẫn nhớ rõ 3 lời hứa của Chủ tịch VFF khóa VII Lê Hùng Dũng khi nhậm chức.
Đấy là cải tổ công tác trọng tài, làm tất cả những gì có thể cho ĐT nữ quốc gia và U19 quốc gia (lứa Công Phượng) đồng thời đổi mới công tác đào tạo trẻ.
Nhưng ngay từ lúc này khi nhiệm kỳ còn chưa khép lại vẫn có thể khẳng định rằng ông Lê Hùng Dũng đã thất bại trong những mục tiêu, lời hứa của mình.
Chẳng những không đạt được các mục tiêu về thành tích, mà nhìn chung bóng đá Việt Nam dưới thời doanh nhân này vẫn là một mớ bong bong, hỗn loạn. Sự loạn ấy diễn ra ngay từ thượng tầng VFF khi mà các quan chức của tổ chức này xỉa xói nhau không thương tiếc.
Sự thất bại của ông Dũng thực sự là một hồi chuông báo động cho bóng đá Việt Nam. Bởi việc ông Lê Hùng Dũng ngồi vào chiếc ghế Chủ tịch VFF vốn được xem là biểu tượng cho một cuộc cách mạng tại Liên đoàn bóng đá Việt Nam.
Trong quá khứ người đứng đầu VFF thường là một quan chức hoặc là người có liên quan đến lĩnh vực thể thao (bao gồm cả bóng đá). Ông Lê Hùng Dũng là doanh nhân đầu tiên được tín nhiệm giới thiệu và bầu vào chiếc ghế quan trọng ấy.
Động thái ấy tượng trưng cho quyết tâm và tư duy đổi mới của bóng đá Việt Nam. Nó mở ra rất nhiều hi vọng cho sự phát triển của VFF nói riêng và bóng đá Việt Nam nói chung.
Thế nhưng, chỉ sau 2 năm ông Dũng nắm quyền thì người ta giật mình nhận ra rằng dù đã có một người đứng đầu mới, nhưng bóng đá Việt Nam vẫn đang trong guồng quay cũ kĩ.
Chúng ta vẫn đang gặp những vấn đề từ muôn năm trước: vẫn là bóng ma tiêu cực, vẫn là một VFF đầy bất ổn, một nền bóng đá thích ăn xổi, xây nhà từ nóc…
Trong những ngày gần đây, người ta đang bàn luận về những cái tên mới sẽ thay thế ông Lê Hùng Dũng chấp chính trong tương lai. Nhưng với những người hâm mộ thì niềm tin đã cạn dần.
Nhất là khi một cuộc cách mạng được chờ đợi hóa ra lại kết thúc đầy thất vọng. Chẳng ai đảm bảo một người khác lên thay ông Dũng sẽ không đi lại vào vết xe đổ của người tiền nhiệm.
Bởi dường như vấn đề của VFF không chỉ nằm ở một người đứng đầu, mà nó đã là lỗi của cả một hệ thống. Từ người trong ngành thể thao, cho đến các quan chức có tiếng nói và giờ là cả doanh nhân thành đạt, chiếc ghế nóng của VFF đã được xoay đủ kiểu, nhưng đâu vẫn hoàn đấy.
Vì thế, cái cần của bóng đá Việt Nam không chỉ là thay thế một vài cá nhân kiểu như Miura hay ông Lê Hùng Dũng, mà là phải xây dựng lại cả hệ thống từ tổ chức cho đến cách vận hành.
Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu những người bên trong VFF, vốn đang ung dung hưởng lợi bất chấp sự rối ren, yếu đuối của tổ chức này có sẵn sàng cho một cuộc cách mạng, cho một sự thay đổi? Có lẽ khó lắm thay!
Theo Trí thức trẻ
-
Thể thao22/06/2020Chadoy Leon khiến người ta kinh ngạc với nhiều cách chống đẩy khác nhau.
-
Hậu trường20/06/2020Ngoại hình của "công chúa béo" Quỳnh Anh sau mấy tháng mang bầu khiến dân tình chú ý.
-
Hậu trường20/06/2020Ngay sau khi hoàn thành nhiệm vụ cùng CLB SLNA, Phan Văn Đức đã trở về nhà và chăm sóc cho người vợ của mình.
-
Hậu trường17/06/2020Nàng WAGs Viên Minh đã có mặt tại sân Thống Nhất cổ vũ trận đấu giữa CLB TP. Hồ Chí Minh và CLB Viettel tối 17/6.
-
Hậu trường15/06/2020Diễn biến mới nhất trong chuyện tình cảm của cặp đôi được Quang Hải chia sẻ trên Facebook cá nhân chiều 15/6.
-
Hậu trường14/06/2020Thủ môn Bùi Tiến Dũng là một trong những cầu thủ chăm chỉ tập luyện và sở hữu thân hình khiến người hâm mộ phải trầm trồ.
-
Hậu trường13/06/2020Vào thời điểm được phát hiện, 7 nam cầu thủ đang phải sống trong tình trạng thiếu thốn đủ đường và bị ép quan hệ tình dục.
-
Hậu trường13/06/2020Lonnie Walker IV, cầu thủ thuộc biên chế đội bóng San Antonio Spurs đã từng sở hữu một mái tóc không giống ai ở NBA. Thế nhưng, câu chuyện đằng sau mái tóc ấy sẽ khiến nhiều người phải giật mình.
-
Hậu trường03/06/2020Thông tin về lễ ăn hỏi của Công Phượng và bạn gái được giữ kín với giới truyền thông và người hâm mộ.