- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hãy thay đổi tư duy "làm bóng đá" trước khi thay huấn luyện viên
Một huấn luyện viên giỏi đến đâu cũng khó có thể tạo nên một đội bóng “bách chiến bách thắng” từ nền tảng là một nền bóng đá thiếu chuyên nghiệp cộng với tư duy bóng đá kiểu con nhà giàu.
Một huấn luyện viên giỏi đến đâu cũng khó có thể tạo nên một đội bóng “bách chiến bách thắng” từ nền tảng là một nền bóng đá thiếu chuyên nghiệp cộng với tư duy bóng đá kiểu con nhà giàu.
Mấy ngày vừa qua, dư luận ồn ào câu chuyện huấn luyện viên Miura và bóng đá Việt Nam. Không ít ý kiến cho rằng huấn luyện viên người Nhật Bản chính là “nguyên nhân” khiến đội tuyển bóng đá Việt Nam thi đấu kém hiệu quả. Thậm chí, Phó chủ tich VFF – ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) – còn tuyên bố sẽ “lo” cho đội tuyển nếu Liên đoàn bóng đá sa thải ông Miura. Tuy nhiên, việc lên án chiến lược gia người Nhật Bản có thực sự thích đáng?
Đội tuyển bóng đá Việt Nam đang có chiều hướng giảm sút về phong độ. Những trận đấu của đội tuyển ngày càng nhạt nhòa, thiếu đường nét. Rõ ràng, đội bóng của chúng ta chưa hình thành một lối đá mạch lạc, có hiệu quả.
Thất bại đau đớn trước Thái Lan với tỷ số 0 – 6; thắng lợi có phần may mắn trước Đài Loan (Trung Quốc) với tỷ số 2 – 1 của đội tuyển Việt Nam trong những ngày vừa qua khiến người hâm mộ thất vọng. Với phong độ như vậy, rất khó để đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng khi gặp đối thủ ngang tầm.
Sự yếu kém ấy được dồn hết lên đôi vai của nhà cầm quân người Nhật Bản Miura. Nhiều người cho rằng, ông thầy người Nhật không có khả năng cầm quân. Thậm chí, nhiều ý kiến còn cho rằng nên sa thải huấn luyện viên Miura thì bóng đá Việt Nam mới có cơ hội phát triển.
Công bằng mà nói, cách dẫn dắt đội tuyển của huấn luyện viên Miura không thực sự sắc sảo. Thêm vào đó, việc bỏ qua một số cầu thủ tài năng như Công Phượng, Văn Thắng, Quốc Phương… là một trong những nguyên nhân khiến ông bị chỉ trích nặng nề.
Tuy nhiên, sai lầm của huấn luyện viên Miura không thực sự là nguyên nhân khiến đội tuyển bóng đá Việt Nam không thể “lớn” ngay cả trong đấu trường khu vực. Bởi căn nguyên của vấn đề nằm ở chính nền bóng đá Việt Nam chứ không chỉ ở những ông thầy.
Sự nhợt nhạt, thiếu chuyên nghiệp của các giải câu lạc bộ khiến cho bóng đá Việt Nam mãi vùng vẫy và chưa thể tìm được con đường phát triển. Những bê bối không có lời giải và cách “xử lý khủng hoảng” có phần bảo thủ của những người làm bóng đá Việt Nam khiến những người yêu bóng đá không khỏi chạnh lòng.
Mới đây, đội bóng Hoàng Anh Gia Lai nếm mùi cay đắng của chuỗi 12 trận không biết mùi chiến thắng, ấy vậy mà ba vòng cuối lại thắng liên tiếp để trụ hạng vẫn là một dấu hỏi không có câu trả lời.
Mới đây, ông bầu của đội bóng phố núi tuyên bố sẽ “lo” cho đội tuyển quốc gia nếu sa thải ông huấn luyện viên Miura. Tuyên bố của ông Đức khiến không ít người “vui tính” đặt câu hỏi: Phải chăng ông sẽ lo được cho đội tuyển bóng đá quốc gia như cách ông đã lo cho đội Hoàng Anh Gia Lai ở V.League 2015 vừa qua?
Rõ ràng, việc thi đấu kém hiệu quả của đội tuyển trong thời gian vừa qua cho thấy bóng đá Việt Nam cần thay đổi để tìm cơ hội phát triển. Tuy nhiên, sự thay đổi đó cần bắt đầu ngay từ câu lạc bộ, từ các giải đấu trong nước. Bởi đây là tiền đề để các cầu thủ có cơ hội cọ sát và khẳng định mình.
Đặc biệt, sự đổi mới trong tư duy làm bóng đá của lãnh đạo VFF, các nhà quản lý cũng như các cầu thủ mới là yếu tố quyết định tạo ra động lực cho sự phát triển.
Thay đổi huấn luyện viên có thể thay đổi được lối chơi và phong cách của một đội bóng. Nhưng một huấn luyện viên giỏi đến đâu cũng khó có thể tạo nên một đội bóng “bách chiến bách thắng” từ nền tảng là một nền bóng đá thiếu chuyên nghiệp cộng với tư duy bóng đá kiểu con nhà giàu.
Nói cách khác, muốn bóng đá Việt Nam phát triển, trước hết cần thay đổi tư duy "làm bóng đá" của các ông bầu, các cầu thủ trước khi nghĩ đến việc lựa chọn một huấn luyện viên giỏi cho đội bóng quốc gia.
Mấy ngày vừa qua, dư luận ồn ào câu chuyện huấn luyện viên Miura và bóng đá Việt Nam. Không ít ý kiến cho rằng huấn luyện viên người Nhật Bản chính là “nguyên nhân” khiến đội tuyển bóng đá Việt Nam thi đấu kém hiệu quả. Thậm chí, Phó chủ tich VFF – ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) – còn tuyên bố sẽ “lo” cho đội tuyển nếu Liên đoàn bóng đá sa thải ông Miura. Tuy nhiên, việc lên án chiến lược gia người Nhật Bản có thực sự thích đáng?
Đội tuyển bóng đá Việt Nam đang có chiều hướng giảm sút về phong độ. Những trận đấu của đội tuyển ngày càng nhạt nhòa, thiếu đường nét. Rõ ràng, đội bóng của chúng ta chưa hình thành một lối đá mạch lạc, có hiệu quả.
Thất bại đau đớn trước Thái Lan với tỷ số 0 – 6; thắng lợi có phần may mắn trước Đài Loan (Trung Quốc) với tỷ số 2 – 1 của đội tuyển Việt Nam trong những ngày vừa qua khiến người hâm mộ thất vọng. Với phong độ như vậy, rất khó để đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng khi gặp đối thủ ngang tầm.
Một huấn luyện viên chỉ tạo nên 1 lối chơi chứ không thể kiến tạo được một đội bóng hùng mạnh
trên nền tảng là những giải đấu câu lạc bộ thiếu chuyên nghiệp và đầy những dấu hỏi
trên nền tảng là những giải đấu câu lạc bộ thiếu chuyên nghiệp và đầy những dấu hỏi
Công bằng mà nói, cách dẫn dắt đội tuyển của huấn luyện viên Miura không thực sự sắc sảo. Thêm vào đó, việc bỏ qua một số cầu thủ tài năng như Công Phượng, Văn Thắng, Quốc Phương… là một trong những nguyên nhân khiến ông bị chỉ trích nặng nề.
Tuy nhiên, sai lầm của huấn luyện viên Miura không thực sự là nguyên nhân khiến đội tuyển bóng đá Việt Nam không thể “lớn” ngay cả trong đấu trường khu vực. Bởi căn nguyên của vấn đề nằm ở chính nền bóng đá Việt Nam chứ không chỉ ở những ông thầy.
Sự nhợt nhạt, thiếu chuyên nghiệp của các giải câu lạc bộ khiến cho bóng đá Việt Nam mãi vùng vẫy và chưa thể tìm được con đường phát triển. Những bê bối không có lời giải và cách “xử lý khủng hoảng” có phần bảo thủ của những người làm bóng đá Việt Nam khiến những người yêu bóng đá không khỏi chạnh lòng.
Mới đây, đội bóng Hoàng Anh Gia Lai nếm mùi cay đắng của chuỗi 12 trận không biết mùi chiến thắng, ấy vậy mà ba vòng cuối lại thắng liên tiếp để trụ hạng vẫn là một dấu hỏi không có câu trả lời.
Chuỗi 3 trận thắng đầy khó hiểu để trụ hạng của Hoàng Anh Gia Lai vẫn là dấu hỏi lớn với nhiều người
Rõ ràng, việc thi đấu kém hiệu quả của đội tuyển trong thời gian vừa qua cho thấy bóng đá Việt Nam cần thay đổi để tìm cơ hội phát triển. Tuy nhiên, sự thay đổi đó cần bắt đầu ngay từ câu lạc bộ, từ các giải đấu trong nước. Bởi đây là tiền đề để các cầu thủ có cơ hội cọ sát và khẳng định mình.
Đặc biệt, sự đổi mới trong tư duy làm bóng đá của lãnh đạo VFF, các nhà quản lý cũng như các cầu thủ mới là yếu tố quyết định tạo ra động lực cho sự phát triển.
Thay đổi huấn luyện viên có thể thay đổi được lối chơi và phong cách của một đội bóng. Nhưng một huấn luyện viên giỏi đến đâu cũng khó có thể tạo nên một đội bóng “bách chiến bách thắng” từ nền tảng là một nền bóng đá thiếu chuyên nghiệp cộng với tư duy bóng đá kiểu con nhà giàu.
Nói cách khác, muốn bóng đá Việt Nam phát triển, trước hết cần thay đổi tư duy "làm bóng đá" của các ông bầu, các cầu thủ trước khi nghĩ đến việc lựa chọn một huấn luyện viên giỏi cho đội bóng quốc gia.
Quốc Khánh/VietNamNet
-
Thể thao22/06/2020Chadoy Leon khiến người ta kinh ngạc với nhiều cách chống đẩy khác nhau.
-
Hậu trường20/06/2020Ngoại hình của "công chúa béo" Quỳnh Anh sau mấy tháng mang bầu khiến dân tình chú ý.
-
Hậu trường20/06/2020Ngay sau khi hoàn thành nhiệm vụ cùng CLB SLNA, Phan Văn Đức đã trở về nhà và chăm sóc cho người vợ của mình.
-
Hậu trường17/06/2020Nàng WAGs Viên Minh đã có mặt tại sân Thống Nhất cổ vũ trận đấu giữa CLB TP. Hồ Chí Minh và CLB Viettel tối 17/6.
-
Hậu trường15/06/2020Diễn biến mới nhất trong chuyện tình cảm của cặp đôi được Quang Hải chia sẻ trên Facebook cá nhân chiều 15/6.
-
Hậu trường14/06/2020Thủ môn Bùi Tiến Dũng là một trong những cầu thủ chăm chỉ tập luyện và sở hữu thân hình khiến người hâm mộ phải trầm trồ.
-
Hậu trường13/06/2020Vào thời điểm được phát hiện, 7 nam cầu thủ đang phải sống trong tình trạng thiếu thốn đủ đường và bị ép quan hệ tình dục.
-
Hậu trường13/06/2020Lonnie Walker IV, cầu thủ thuộc biên chế đội bóng San Antonio Spurs đã từng sở hữu một mái tóc không giống ai ở NBA. Thế nhưng, câu chuyện đằng sau mái tóc ấy sẽ khiến nhiều người phải giật mình.
-
Hậu trường03/06/2020Thông tin về lễ ăn hỏi của Công Phượng và bạn gái được giữ kín với giới truyền thông và người hâm mộ.