Huyền thoại khiến giới "võ lâm" Việt Nam phải nể

Đó là người anh hùng võ công đầy mình, cung thuật đạt đến mức dễ dàng bắn hạ chim đang bay, hay tay không chống lại cả chục tên cướp.

Đó là người anh hùng võ công đầy mình, cung thuật đạt đến mức dễ dàng bắn hạ chim đang bay, hay tay không chống lại cả chục tên cướp.

Anh hùng xạ điêu của Việt Nam

Nhắc đến giới “võ lâm” Việt Nam, không thể không kể tên cụ Cử Tốn (1861 - 1949), người được những bậc lão làng hiện tại tôn sùng.

Cụ Cử Tốn tên thật là Nguyễn Đình Trọng, người vùng Tây Hồ (Hà Nội) hiện nay. Ông sinh ra trong dòng họ võ tướng, 18 tuổi đã đỗ kỳ thi Hương (cử võ) sau đó cũng đoạt luôn ngôi đầu kỳ thi Hội (Phó bảng võ).

Đáng tiếc là đến kỳ thi Đình, do gia đình có việc đột xuất nên ông phải bỏ và không đoạt được danh hiệu cao nhất. Tuy nhiên, tài năng của cụ Cử Tốn mà đặc biệt là khả năng bắn cung, đã sớm được truyền đến tai vua Tự Đức.

Theo lời võ sư Nguyễn Văn Thắng, Chưởng môn phái Thăng Long Võ Đạo kể, ngày đó vua Tự Đức cho tổ chức cuộc thi bắn cung Cửu Phụng trước Nghị Tiềm. Tham gia cuộc thi này đều là những võ tướng, nhân tài giỏi bắn cung nhất cả nước, bao gồm cụ Cử Tốn.

Dù còn trẻ và chưa có kinh nghiệm ở những nơi đông người, trang nghiêm song cụ Cử Tốn đã rất bình tĩnh để bắn liền lúc 9 mũi tên đi trúng hồng tâm.

Khả năng bắn cung chuẩn xác và cực nhanh của cụ Cử Tốn đã khiến tất cả, trong đó có vua Tự Đức phải nể phục. Sau đó, vua liền phong cho ông danh hiệu Xạ năng quán quốc.

Tuy nhiên tài năng bắn cung của cụ Cử Tốn không chỉ dừng lại ở đó. Trong Gia phả dòng họ Nguyễn Đình có ghi chép lại về tài năng của ông:

“Đương thời, dù là con ngựa bất kham đến đâu cụ Cử Tốn cũng trị được. Không chỉ thế, ngồi trên mình ngựa bắn cung cũng tuyệt vời. Mỗi lần đi săn cụ Cử Tốn chỉ bắn chim bay không thèm bắn chim đậu”.

Sau này, khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, chúng từng muốn thử thách cụ Cử Tốn bằng cách yêu cầu ông trổ tài bắn cung. Chúng chỉ lên ngọn cây nơi có nhiều con chim đang đậu, chỉ định cụ phải bắn trúng 1 con rồi sau đó rung cây, xong mới được bắn.

Đáng tiếc chiêu trò này của thực dân Pháp không làm khó được cụ Cử Tốn. Khi lũ chim nháo nhác bay đi, cụ đã kịp bắn hạ con chim được chỉ định trước đó.

Cụ Cử Tốn - huyền thoại võ thuật Việt Nam.

Thương thuật “vô đối” hạ gục 10 tên cướp giỏi võ

Ngoài bắn cung, cụ Cử Tốn còn tinh thông võ thuật tay không cận chiến và tất cả các loại vũ khí. Trong đó, ông đặc biệt giỏi thương thuật đến mức “không đối thủ”.

Khi đang trấn thủ ở Lục Đầu Giang, cụ Cử Tốn lúc đó mới ngoài 40 tuổi, đã khiến bè lũ hắc đạo vùng này không thể tác oai, tác quái. Vì thù ghét cụ, đã có khoảng 10 tên cướp võ nghệ cao cường hợp sức lại, định mai phục ở vùng rừng vắng vẻ Đèo Keo để tập kích.

Quả thật, lũ cướp đã chờ được cơ hội khi cụ đi một mình để ra tay. Song dù khi đó cụ Cử Tốn chỉ có tay không, vẫn đánh nhau ác liệt và chiếm tiên cơ trước lũ cướp.

Đến khi cụ cướp được một thanh giáo từ đối thủ, thì thế cục nhanh chóng ngã ngũ. Hai tên cướp được cho là đã bỏ mạng dưới mũi thương của cụ Cử Tốn.

Vì không muốn cuộc chiến kéo dài, tổn thất thêm sinh mạng nên sau đó, cụ Cử Tốn đã tìm cách thoát thân, nhảy xuống sông Lục Đầu Giang rồi lặn một hơi mất tăm.

Cướp lương thảo của thực dân Pháp

Sau này khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, cụ Cử Tốn lúc đó không còn làm quan mà đã lui về, mở lò võ từ lâu.

Một lần, ông quyết định cùng các học trò đánh chiếm lương thực đang trên đường vận chuyển. Trong quá trình đánh nhau ác liệt, cụ Cử Tốn dính thương nặng ở chân rồi sau đó bị thọt.

Thực dân Pháp sau quá trình điều tra, đã nghi ngờ lò võ của cụ Cử Tốn là những người ra tay cướp lương thảo.

Nhưng do không có chứng cứ, chúng đã tìm ra cách để đối phó, dẹp lò võ của cụ. Từ đó, một đấu trường đẫm máu, sát nhân đã được chúng dựng lên, kêu gọi các võ sĩ từ khắp nơi trên thế giới đến Việt Nam chiến đấu.

Chúng tôi sẽ chuyển đến độc giả phần “Võ đài đẫm máu và chiến thắng oanh liệt của võ Việt Nam” vào sáng mai.

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.