Những ông bầu chịu chơi của V-League

Chỉ 3 năm ngắn ngủi làm bóng đá, "bầu" Hiển đã bỏ ra hơn 350tỷ để đầu tư vào bóng đá.

Chỉ 3 năm ngắn ngủi làm bóngđá, "bầu" Hiển đã bỏ ra hơn 350 tỷ để đầu tư vào bóng đá.

Bóng đá Việt Nam đã bước sang nămthứ 11 kể từ khi chuyên nghiệp hóa. Rất nhiều "ông bầu" đã xuất hiện, nhưngkhông phải ai cũng "trụ" lại được như "bầu" Đức của HA.GL hay "bầu Hiển" của HàNội T&T, SHB Đà Nẵng.

Khi "ông bầu" của “Gỗ” xuất hiện,HA.GL mới chỉ là một đội bóng ở hạng Nhất. Nhờ lòng nhiệt thành và chịu chi, độibóng Pleiku thực sự gây “sốc” cho cả Đông Nam Á khi đưa Kiatisuk về V-League2002 và trả mức lương 15.000 USD/tháng. Không lâu sau đó, “bầu” Đức còn chịu chiđể mua Kesley, Thonglao, Lee Nguyễn về đất phố núi nhưng thành công không nhưmong muốn.

Ông cũng có những tuyên bố gâysốc: “HAGL có 98% cơ hội vô địch” trong lễ ra mắt Lee Nguyễn, hay "việc muaArsenal là có thể với khả năng của tôi"... khi bắt tay xây dựng Học viện bóng đáở Hàm Rồng cách đây 3 năm.

Tính tới tháng 11 năm 2010, tổngsố tài sản của chủ tịch Đoàn Nguyên Đức đạt hơn 22 ngàn tỷ đồng. Theo thống kê,từ mùa giải 2001, “bầu” Đức chi ra tầm 10 tỷ/mùa để đầu tư cho bóng đá. Thế nên,con số mà HAGL chi ra dao động không dưới 400 tỷ để mua sắm lực lượng.

Những ông bầu chịu chơi của V-League

Đỗ Quang Hiển (SHB.Đà Nẵng, HàNội T&T)

Chỉ xuất hiện từ V-League 2008,khi ngân hàng SHB tiếp nhận đội bóng Đà Nẵng từ UBND thành phố, nhưng đây là mộttrong những "ông bầu" đầu tiên sở hữu 2 đội bóng ở V-League là SHB Đà Nẵng và HàNội T&T. Ông cũng tạo nên bản hợp đồng "khủng" nhất khi bỏ ra 7 tỷ để đưa tiềnđạo Công Vinh về Hà Nội T&T ở V-League 2009.

Chỉ riêng trong năm 2010, “bầu”Hiển mất gần 50 tỷ để chia thưởng cho cả 2 đội bóng. Không lâu sau đó, “bầu”Hiển còn chi tiền mua “suất” của đội Viettel (ở hạng Nhất cho Hà Nội T&T) và độiQuân khu V (ở giải hạng Nhì cho SHB Đà Nẵng). Nếu tính ra chính thức, “bầu” đangcó tới 4 đội bóng chia đều ở 3 giải đấu thuộc Liên đoàn bóng đá Việt Nam.

Thế nên, chỉ 3 năm ngắn ngủi làmbóng đá, "bầu" Hiển đã bỏ ra hơn 350 tỷ để đầu tư vào bóng đá.

Đỗ Mạnh Trường (V.Ninh Bình)

"Ông bầu" ngành xi măng từng“bốc” nguyên đội Sơn ĐTLA về tận cố đô Hoa Lư từ năm 2007. Không những thế, độibóng hình “2 con dê bê bao xi” liên tục phá vỡ giá trị sàn chuyển nhượng khi đưaTiến Thành (Thanh Hóa) về với giá 3 tỷ mùa giải 2007, rồi sau đó là Việt Thắng,Như Thành với giá không dưới 8 tỷ.

Mỗi năm, với cuộc thay đổi lựclượng lớn, V. Ninh Bình làm mới hoàn toàn nhân sự ồ ạt từ nội binh tới ngoạibinh dưới tay “cò” Trần Tiến Đại. Bước vào mùa giải mới, đội bóng cũng chi gần40 tỷ để có Đắc Khánh, Mạnh Dũng, Văn Duyệt, Thái Dương. Và con số có thể dựđoán, “bầu” Trường chi ra hơn 300 tỷ sau 4 mùa làm bóng đá ngắn ngủi.

Những ông bầu chịu chơi của V-League

Nguyễn Vĩnh Thọ (Navibank SàiGòn)

"Ông bầu" ngân hàng này chi ratầm 15 tỷ để đưa Quân khu 4 vào tận đất Sài thành trong mùa V-League 2010. Tuychỉ là “tay mơ” trong nghề, “bầu” Thọ khẳng định sẽ đưa Kluivert, Vieri về đầuquân cho Navibank Sài Gòn trong ngày ra mắt đội bóng.

Tuy lời hứa không thành, tân binhV-League cũng chi trọn 80 tỷ đồng để thuê Trung tâm huấn luyện Công An Quận 5,cũng như ký hợp đồng với các cầu thủ mặc áo lính, đồng thời tăng chế độ cho toànđội so với thời gian cũ.

Bước sang mùa giải 2011, NavibankSài Gòn không tiếc tiền mua Quang Hải (9 tỷ đồng), Tài Em (7 tỷ), Duy Khanh,Được Em (12 tỷ)... để làm mới đội hình. Con số ấy cũng khiến đội bóng mất chí íthơn 100 tỷ ở mùa giải này. Đó quả là con số kỷ lục khi Navibank Sài Gòn cũng chỉmới tròn 2 tuổi ở sân chơi chuyên nghiệp.

Võ Quốc Thắng (Đồng Tâm.LA)

Đã một thời, Đồng Tâm.LA trởthành “đối trọng” với HA.GL ở V-League. Ông bầu này từng mát tay bán Sơn ĐT.LAlại cho “bầu” Trường với giá 7 tỷ, sau khi chi 1,5 tỷ để mua lại “suất” đội Ngânhàng Đông Á.

Ngoài ra, “Gạch” từng đưa MinhPhương về bến Lức với mức giá khủng thời bấy giờ là 450 triệu, hay tuyển mộ HLVCalisto cùng những ngoại binh chất lượng như thủ môn Santos, Antonio, Carlos...

Tuy nhiên, khoảng thời gian ngắnvề sau, “bầu” Thắng tiết kiệm hẳn trong việc chi tiêu. Với kế hoạch "thắt lưngbuộc bụng", đội bóng đã gần như bán hết những ngôi sao hàng đầu. Thế nên, sau 11năm làm bóng đá, số tiền chi vào chuyển nhượng của "ông bầu" Võ Quốc Thắng "chỉ"tầm 150 tỷ đồng.

Nguyễn Đức Kiên (Hà Nội ACB)

Những ông bầu chịu chơi của V-League

Năm 2003, “bầu” Kiên sát nhậpLG.HN.ACB với Hàng không Việt Nam, để rồi “đẻ” thêm Hòa Phát. HN (như sự kế thừaĐường sắt Việt Nam bị giải thể) rồi chuyển giao cho "bầu" Tuấn và "bầu" Long,biến việc doanh nghiệp hóa các đội bóng thành trào lưu thời thượng.

Đội bóng này còn là CLB đầu tiênđưa một cá nhân đẳng cấp thế giới về với “ao làng” V-League là HLV Lajos Detari(1 trong 5 nhân vật vĩ đại nhất của bóng đá Hungary).

Tuy nhiên, với 9 năm ở V-League,“bầu” Kiên chỉ mất tầm 150 tỷ trên sàn chuyển nhượng.

Ngoài các "ông bầu" "có số má"trên, cần nhắc tới những vị chủ tịch khác đã và đang góp phần thay đổi bóng đáViệt Nam. Như Nguyễn Văn Thành, ông “bầu” ngành xi măng từng đưa ngôi saoLeandro và Denilson về sân Lạch Tray.

Không những thế, trong 3 năm làmchủ tịch (2007-2010), “bầu” Thành đã chi không dưới 250 tỷ để mua sắm cầu thủcũng như vung những khoản tiền thưởng cao ngất cho đội nhà.

Còn “bầu” Long – “bầu” Tuấn tỏ raít xuất hiện ở Hòa Phát.HN, tuy nhiên bộ đôi của Hòa Phát Group cũng bỏ ra khôngdưới 200 tỷ trong suốt thời gian quản lý đội bóng.

Một nhân vật đặc biệt nữa cần bàntới là chủ tịch Nguyễn Đức Thụy của Sài Gòn XT. Dù mới xuất hiện, Tập đoàn XuânThành đang có tới 3 đội bóng trong tay, trong đó có hai đội đang chơi ở giảihạng Nhất là Sài Gòn.XT và GMIC.Quảng Nam (của đơn vị Bảo hiểm Thái Sơn), và độihạng nhì XT.Hà Tĩnh.

Riêng mùa giải này, “bầu” Thụysẵn sàng chi 100 tỷ đồng để mua Phước Tứ, Minh Đức, Kesley.... về cho SàiGòn.XT. Trong 2 năm vừa qua, ông bầu trẻ này cũng đã chi ra 150 tỷ để thể hiệnkhả năng "chịu chơi" của mình.

Theo Zing



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.