Sự điên rồ của người Anh đang thách thức cả châu Âu

Hooligan từ lâu đã được coi là một "đặc sản" của bóng đá Anh, nhất là ở các giải đấu quốc tế lớn. Tại Pháp, một lần nữa họ lại khiến thế giới nhắc đến mình.

Hooligan từ lâu đã được coi là một "đặc sản" của bóng đá Anh, nhất là ở các giải đấu quốc tế lớn. Tại Pháp, một lần nữa họ lại khiến thế giới nhắc đến mình.

1. Những người dân bản địa nơi những hooligan từng đi qua và để lại đằng sau họ những bãi chiến trường ngổn ngang đều rất ngạc nhiên về những cổ động viên bóng đá quá khích người Anh này.

Ngạc nhiên cũng phải thôi, bởi khi đội Anh thắng - họ quậy phá để ăn mừng. Khi đội Anh thua - họ quậy phá để trút cơn giận dữ thua trận. Khi đội Anh hòa - họ quậy phá... chẳng vì gì cả. Nhìn chung, bóng đá chỉ là cái cớ để những cổ động viên quá khích anh quậy phá, không hơn, không kém.

Với người Anh, bóng đá vượt lên trên một môn thể thao thông thường. Những trận bóng đá là dịp để cả gia đình tham gia một ngày hội, một ngày picnic hơn là xem và cổ vũ thể thao.

Sự điên rồ của người Anh đang thách thức cả châu Âu - Ảnh 1.

Rượu chè và quậy phá là thói quen cố hữu của người Anh tại các giải bóng đá lớn.

Người Anh có thói quen đến sân từ rất sớm, họ có thể lê la, thậm chí là cắm trại ngày ngoài sân vận động, và uống bia. Trên khái đài, họ tiếp tục ăn uống, hát vang bài hát cổ vũ, gào thét...

Với người Anh, xem đá bóng là phải... sướng. Còn sướng thế nào thì tùy cách, tùy người. Nhưng khi đã xa nhà để cổ vũ đội tuyển, thì cái sướng của người Anh thường là uống và đánh nhau. Có thể là đánh cổ động viên đội bạn, đánh nhau với cảnh sát, nhẹ hơn thì đập phá hàng quán, phố xá...

2. ĐTQG Anh hôm qua rất đen đủi khi phải nhận từ người Nga bàn thua ở phút cuối cùng, mất toi một chiến thắng ở trận đầu ra quân, dù chơi hay hơn, thăng hoa và mạnh mẽ hơn.

Đấy là trên sân, còn trên khán đài, cổ động viên Anh lại cũng đen đủi, nhưng theo một chiều hướng rất khác. Nếu như trên sân, người Anh "hành hạ" đối thủ gần như cả trận, thì trên khán đài, cổ động viên Anh bị người Nga "xé xác" tan tác.

Như đã nói trên, người Anh đánh nhau, chửi nhau khi xem bóng đá chỉ để... sướng. Nhưng người Nga thì không. Người Nga, nhất là những cổ động viên "cộm cán" của Nga luôn rất lì lợm và làm gì cũng "đến nơi đến chốn".

Sự điên rồ của người Anh đang thách thức cả châu Âu - Ảnh 2.

Trước cổ động viên Nga, hooligan Anh chỉ là những "chú sư tử mang trái tim chuột nhắt".

Trên khái đài hôm qua, người Nga có đủ bom khói, pháo hoa, cả súng bắn pháo sáng. Họ bắn pháo sáng sang phía người Nga. Họ không kiêng dè cả khu dành cho người khuyết tật. Họ xé cờ, lột áo của từng cổ động viên Anh một, sau đó đánh cho nhừ tử trước khi... tìm thêm đứa khác.

Những trò đánh nhau như thế, người Anh chỉ là những chú nhóc vắt mũi chưa sạch với những cổ động viên "đầu gấu" đến từ Nga. Quen thói bắt nạt dân bản địa vì có sự bảo vệ của cảnh sát, cùng lắm là bị "gửi về nhà", người Anh giờ đã biết "đổ lệ khi thấy quan tài".

3. Ngay tại thời điểm này, phải khẳng định rằng những cổ động viên Anh quả là "ngu hết biết". Bạn biết họ hát gì trên khán đài không? Họ hát "ISIS, chúng mày ở đâu?"

Nước Anh chưa bao giờ bị khủng bố kiểu như 11/9 ở Mỹ, hay hàng trăm người thiệt mạng như ở Pháp cuối năm rồi. Người Anh tự hào vì có lực lượng an ninh nội địa cực tốt, họ tự hào vì Anh là một trong những lực lượng hàng đầu trong việc "giữ gìn hòa bình cho thế giới".

Sự điên rồ của người Anh đang thách thức cả châu Âu - Ảnh 3.

Người Anh chưa từng thấy, hay đã vô cảm với những hình ảnh như thế này?

Chỉ cách nhau có một eo biển, nhưng người Anh chắc hẳn không thấm thía được nỗi đau, sự sợ hãi của người Pháp khi phải đối mặt với nguy cơ khủng bố. Hơn một lần, Paris phải chịu cảnh "đầu rơi máu chảy", và giờ đây người Anh cười cợt, thách thức trên nỗi đau ấy.

Sự thách thức chưa bao giờ được khuyến khích khi đối đầu với các lực lượng vũ trang Hồi giáo cực đoan. Người Mỹ đã từng phải ân hận vì điều đó. Người Pháp đã từng nếm trải niềm đau vì thách thức thế giới Hồi giáo. Liệu người Anh có cần "nhận bài học" thì mới sáng mắt ra?

4. Đêm qua, trên sân Stade Vélodrome, bom khói đã được giật kíp, pháo hoa đã được đốt, và pháo sáng đã được bắn ngay trên sân, từ khán đài này sang khán đài kia.

Qua màn hình, những hình ảnh này thật vui mắt và nhộn nhịp, nhưng trên bàn làm việc, các cơ quan an ninh châu Âu đang lo lắng đến phát sốt với khả năng khủng bố đang hiện hữu ngay giữa lòng châu Âu, trong ngày hội bóng đá lớn nhất châu lục.

Người ta đang hỏi nhau rằng thế quái nào mà lực lượng an ninh Pháp lại để lọt được cả bom khói, cả pháo hoa, thậm chí là súng bắn pháo sáng vào tận sân vận động.

Sự điên rồ của người Anh đang thách thức cả châu Âu - Ảnh 4.

Pháo sáng được bắn trên sân Stade Vélodrome đêm qua.

Đành rằng lực lượng an ninh Pháp xưa nay vẫn được đánh giá là yếu kém bậc nhất châu Âu, nhưng đến mức này thì chắc hẳn nếu hình dung ra, UEFA sẽ không bao giờ dám chọn Pháp làm nơi đăng cai Euro.

Chưa bao giờ châu Âu lại phải sống trong bầu không khí lo sợ, phập phồng đến như thế, sau trận đấu đêm qua. Người Anh lại tiếp tục say xỉn và quậy phá, người Nga sẽ tiếp tục tẩn kẻ nào dám gây hấn với mình, và phần còn lại cầu nguyện cho không có tiếng bom nào vang lên tại Euro

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.