Tập võ nhưng ít uống nước, chuyện gì sẽ xảy ra?

Lời khuyên sau đây tưởng chừng khá vô nghĩa, có thể bạn đang nghĩ: “Tập luyện thì ai cũng mệt, ai cũng khát và sẽ tự giác bù nước”.

Lời khuyên sau đây tưởng chừng khá vô nghĩa, có thể bạn đang nghĩ: “Tập luyện thì ai cũng mệt, ai cũng khát và sẽ tự giác bù nước”. Thế nhưng, sự thật rằng vẫn có những người sẵn tính ít uống nước, kể cả khi tập luyện. Một số khác không ý thức được việc mất nước của cơ thể, hoặc đơn giản là…lười đi lấy nước trong buổi tập luyện.

Hãy xem bạn đã khiến cơ thể mình rơi vào tình trạng như thế nào khi làm hao hụt nước – thành phần chiếm tỉ lệ lớn nhất trong cơ thể nhé!

Giảm sự tương tác giữa thần kinh và cơ bắp. Nếu tập luyện với một cơ thể bị mất nước, bạn dễ chóng mặt và mất tập trung, cơ bắp không có khả năng đáp ứng được khối lượng tập luyện.

Giảm khả năng phục hồi của cơ. Khi cơ thể phải luyện tập mà không có đủ nước, mô cơ không lành nhanh hơn nên tình trạng mỏi cơ khi tập luyện trở nên trầm trọng.

Giảm độ chính xác trong vận động. Một nghiên cứu gần đây tiến hành trên các vận động viên tiết lộ rằng người uống đủ nước thực hiện những động tác có hiệu quả hơn và với thời gian dài hơn so với vận động viên bị mất nước.

Giảm hiệu năng tuần hoàn. Trái tim dễ dàng bơm máu trong quá trình tập luyện khi cơ thể tích trữ nước đúng cách, giúp cơ bắp được nạp đủ chất dinh dưỡng và oxy.

Thiếu năng lượng. Khi cơ thể được tiếp đủ nước, việc lưu thông năng lượng qua hệ tuần hoàn sẽ tốt hơn và đây là lý do cơ bắp của bạn cảm thấy có đầy năng lượng trong việc tập luyện. Và khi thiếu nước, bạn sẽ cảm nhận điều ngược lại.

Ngoài lề: Trong một nghiên cứu gần đây, phân tích nhu cầu nước ở các vận động viên marathon thất bại cho thấy họ tiêu thụ nước ít hơn 20% so với trung bình. Điều này ảnh hưởng đến kết quả, họ dễ bỏ cuộc trước khi hoàn thành cuộc đua. Và điều này hiển nhiên cũng đúng trong võ thuật – một lĩnh vực hoạt động thể chất cũng tiêu hao rất nhiều nước.

Theo Võ thuật



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.