Đắp mặt nạ và chế biến món ăn bằng bì lợn: Lợi bất cập hại

Bì lợn dù tươi ngon cũng không nên ăn vì nó có protein rất khó tiêu. Đặc biệt, những chân lông còn sót ở bì có khả năng cắm vào màng nhầy ruột gây tổn thương.

Bì lợn dù tươi ngon cũng không nên ăn vì nó có protein rất khó tiêu. Đặc biệt, những chân lông còn sót ở bì có khả năng cắm vào màng nhầy ruột gây tổn thương.

Bên cạnh đó, nhiều chị em còn dùng bì lợn để làm trẻ hóa da mặt như biện pháp hữu hiệu mà không biết nó tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Ăn bì lợn dễ hại dạ dày

Bì lợn thường được dùng trong các loại món nem nên nó là một trong những thực phẩm phổ biến trong bữa ăn của nhiều gia đình. 

Bì lợn thuộc nhóm protein chứa nhiều thành phần cốt giao (gelatin và collagen) cũng rất bổ dưỡng. Chất cốt giao rất cần cho cấu tạo cơ thể - nó như chất “xi măng” để gắn kết các tế bào lại với nhau thành mô cơ thể vững chắc. Tất cả các mô, từ da, lông, tóc, thịt, xương và mô liên kết đều cần phải có chất cốt giao này để gắn kết lại. 

Tuy nhiên, TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội), protein có trong bì lợn rất khó tiêu vì vậy không nên ăn nhiều. Ở nước ngoài người ta không dùng bì lợn làm thực phẩm trực tiếp mà chỉ sử dụng để làm thạch và chất phụ gia hoặc thuộc da trong công nghiệp.

nguy hiểm khi dùng bì lớn 1

Trước đây, những người làm nghề mổ lợn thường đun nước nóng để cạo lông lợn. Nhưng hiện nay, để đẩy nhanh tiến độ, các lò giết mổ lợn thường cạo sống. Vì vậy, chân của lông lợn vẫn còn ở lại bì. TS Duy Thịnh cho biết những chiếc lông này rất cứng, được ví như thuỷ tinh con, khi ăn vào ruột sẽ cắm vào màng nhầy ở ruột non và dạ dày gây tổn thương màng ruột, dạ dày. 

Bản chất bì lợn rất giàu protein nên rất dễ bị vi sinh vật có tên là Samolenla tấn công. Vi sinh vật này phát triển rất mạnh trong môi trường giàu protein như thịt, bì lợn và có thể tồn tại ở nhiệt độ cao. Nếu đun kỹ trong một thời gian dài, có thể vi sinh vật sẽ bị tiêu diệt nhưng lượng độc tố vẫn còn lại trong thực phẩm và biến đổi thành độc chất aflatoxin rất có hại cho cơ thể. 

Vì vậy, nhiều người chủ quan mỗi ngày ăn một ít khiến độc chất  aflatoxin tích tụ dần dần trong cơ thể gây nên tình trạng ngộ độc trường diễn rất nguy hại cho cơ thể vì aflatoxin cũng được coi là một độc tố có khả năng gây ung thư.

Dùng bì lợn đắp mặt nạ

Hiện nay các chị em đang phụ nữ đang rộ lên phong trào đắp mặt trẻ hoá bằng… da lợn.

Tuy nhiên theo bác sĩ theo BS Nguyễn Ngọc Bá, nguyên Bệnh viện Da liễu TPHCM, phân tích: Collagel từ bì lợn khi bôi lên mặt rất khó để hấp thụ vào da, có chăng cũng chỉ làm sạch được chút ít. Không nên tự chế kiểu tràn lan bởi bản thân thịt lợn trên thị trường không phải đều được kiểm dịch hoàn toàn trước khi bán.

nguy hiểm khi dùng bì lớn 2

Một số vi khuẩn trong thịt lợn bệnh, dù thịt có được nấu chín cũng có thể còn khả năng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt, da mặt có mụn, vết thương hở chính là cơ hội để các khuẩn này xâm nhập, gây hại cho cơ thể. Khi chế biến da lợn để dưỡng da, không đảm bảo vô trùng từ nguyên liệu dễ gây nhiễm trùng da do nhiễm khuẩn.

Theo các chuyên gia da liễu đối với loại sản phẩm dạng kem dưỡng da giới thiệu sản xuất từ bì lợn nhưng nguồn hàng không đáng tin cậy thì cũng không nên dùng. Bởi da mặt rất mỏng và nhạy cảm, với các loại kem khi sản xuất để đảm bảo thời gian lưu hành trên thị trường thường phải chế thêm các loại hoá chất bảo quản, khi dùng sẽ gây kích ứng và tổn thương da.

Collagel có nhiều trong da động vật, về mặt hoá học thì có thể chiết xuất collagen từ các nguyên liệu này để đưa vào mỹ phẩm. Tuy nhiên, việc tái tạo collagel trong cơ thể quan trọng là ăn uống đủ dưỡng chất, việc đưa collagel từ ngoài vào cơ thể với mục đích thẩm mỹ không phải là giải pháp bền vững.

Tốt hơn hết, để giữ da khỏe mạnh, chị em nên rửa mặt hằng ngày bằng sữa rửa mặt, mát xa nhẹ nhàng bằng nước sạch, tinh dầu thiên nhiên như chanh, mật ong, dưa chuột... Không nên tự ý chế biến bì lợn để làm mặt nạ nếu không muốn rước thêm bệnh cho mình.

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.