Hai cán bộ làm oan ông Chấn nói gì trước khi tuyên án?

Sau khi nghe hai cán bộ bị cáo buộc làm oan ông Nguyễn Thanh Chấn nói lời sau cùng, chủ tọa cho biết đây là vụ án phức tạp nên sẽ tuyên án vào sáng 23-1 tới đây.

Sau khi nghe hai cán bộ bị cáo buộc làm oan ông Nguyễn Thanh Chấn nói lời sau cùng, chủ tọa cho biết đây là vụ án phức tạp nên sẽ tuyên án vào sáng 23-1 tới đây.

Sáng 20-1, phiên tòa sơ thẩm của TAND tỉnh Bắc Giang xét xử hai bị cáo Đặng Thế Vinh (nguyên Phó phòng 10 - VKSND tỉnh Bắc Giang) và Trần Nhật Luật (nguyên Phó Trưởng công an huyện Việt Yên) về hành vi làm sai lệch hồ sơ bước sang ngày làm việc thứ hai.

Kết thúc phần tranh luận, HĐXX đã dành thời gian cho các bị cáo nói lời sau cùng.

Đứng trước vành móng ngựa, nguyên phó trưởng công an huyện Trần Nhật Luật nói: “Quá trình xét xử, bị cáo được nói một cách thoải mái, được đưa ra những chứng cứ để chứng minh mình không phạm tội.

Cho đến bây giờ, chúng tôi chỉ mong HĐXX giúp đỡ chúng tôi. Mong sớm kết thúc phiên tòa để chúng tôi đỡ bị thiệt thòi”.

Hai cán bộ làm oan ông Chấn nói gì trước khi tuyên án?

Trong khi đó, nguyên kiểm sát viên Đặng Thế Vinh dành những lời nói cuối cùng về ông Chấn: “Mặc dù anh Chấn không có ở đây, nhưng là một trong người đã gây nên án oan cho anh Chấn, tôi thực sự chia sẻ với những oan khiên của anh ấy.

Tôi mong HĐXX xem xét, mở lượng khoan hồng cho chúng tôi, tạo điều kiện cho chúng tôi sửa chữa những sai sót của mình”.

Sau khi nghe các bị cáo nói lời sau cùng, thẩm phán Ngô Quang Dũng, chủ tọa phiên tòa cho biết đây là vụ án phức tạp nên sẽ tuyên án vào sáng ngày 23-1 tới đây.

Trước đó, chiều 19-1, tại phần tranh luận, đại diện VKSND tỉnh Bắc Giang cho rằng không có cơ sở để quy kết ông Vinh và ông Luật phạm tội làm sai lệch vụ án.

Theo đó, khi biết ông Chấn phản cung, ông Vinh đã báo cáo với lãnh đạo và đưa hai biên bản phúc cung, phản cung lưu vào hồ sơ kiểm sát.

Việc không đưa hai biên bản này vào hồ sơ vụ án không phải là nguyên nhân dẫn đến việc ông Chấn bị oan sai.

Tuy nhiên, tại hai phiên tòa, ông Chấn đều kêu oan và tố cáo hành vi của các điều tra viên. Lẽ ra, với trách nhiệm của mình, ông Vinh phải báo cáo lãnh đạo trả hồ sơ điều tra bổ sung.

Về phần ông Luật, đại diện VKS cũng cho rằng chưa thể kết luận việc bị cáo này nhận được thông báo của Phòng Kỹ thuật hình sự về kết quả giám định dấu vân chân mà không báo cáo đề xuất trưng cầu giám định như nội dung cáo trạng truy tố.

Ngoài ra, việc đo, in mẫu dấu chân của ông Chấn đưa vào hồ sơ cũng chưa đủ cơ sở để quy kết ông Luật phạm tội làm sai lệch hồ sơ.

Hơn thế, tháng 1-2016, ông Chấn có đơn thể hiện ông Vinh và Luật không cố ý làm sai lệch hồ sơ mà là do các điều tra viên nên xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho hai bị cáo.

Từ những lý lẽ trên, đại diện VKSND tỉnh Bắc Giang đề nghị chuyển tội danh từ làm sai lệch hồ sơ sang thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo khoản 2 điều 285 BLHS cho cả hai bị cáo với mức án lần lượt là Vinh từ 8-10 tháng tù, Luật từ 12-15 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

Như vậy, hai mức án này đều thấp hơn so với khung hình phạt mà chính đại diện VKS đề nghị (3-12 năm) và càng thấp hơn so với tội danh mà VKSND tối cao truy tố (5-15 năm).

Theo Pháp luật TP.HCM



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.