- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nữ giám đốc cầm đầu đường dây vận chuyển trái phép gần 4.000 tỷ ra nước ngoài
Theo cáo buộc, Đào Thị Oanh và 5 người khác đã phạm tội ''Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới'' với tổng số tiền hơn 3.923 tỷ đồng, hưởng lợi hơn 2,4 tỷ đồng.
Ngày 25/12, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Đào Thị Oanh (SN 1991, Giám đốc của Công ty TNHH thương mại dịch vụ ADIA, Công ty TNHH Hỗ trợ dịch vụ khu công nghiệp Việt Nam, Công ty TNHH East Global Việt và Công ty TNHH Tư vấn du học OD Việt Nam) ra xét xử về tội ''Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới''.
Liên quan đến vụ án, các bị cáo Mai Thị Thu Hà (SN 1999, nhân viên Công ty JT& Partners), Vũ Thùy Linh (SN 1998, Giám đốc Công ty TNHH thương mại quốc tế Alpha); Nguyễn Thị Hồng Hạnh (SN 1989, kế toán Công ty TNHH Thương mại dịch vụ ADIA) và Nguyễn Hồng Anh (SN 1983, Giám đốc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Phương Diễm), Đoàn Văn Thức (SN 1991, ở quận Thanh Xuân) cũng bị đưa ra xét xử về tội ''Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới''.
Theo cáo buộc, tháng 11/2021 - 8/2022, bị cáo Oanh tổ chức, chỉ đạo các bị cáo Hà, Hồng Anh, Hạnh, Linh, Thức thành lập, sử dụng 9 công ty tại Hà Nội, TPHCM và Hưng Yên để mở tài khoản tại các ngân hàng có chức năng thanh toán quốc tế.
Ảnh minh họa.
Đào Thị Oanh đã lập 2.013 hợp đồng nhập khẩu hàng hóa khống với 1.739 công ty tại 41 quốc gia để làm thủ tục chuyển tiền điện tử qua tài khoản ngân hàng của 9 công ty trên theo hình thức chuyển tiền T/T- thanh toán trước hợp đồng nhập khẩu.
Bằng thủ đoạn này, Oanh cùng Hà, Hồng Anh, Hạnh, Linh và Thức đã chuyển được tổng số hơn 3.923 tỷ đồng vào tài khoản của các đối tượng nước ngoài.
Khi thực hiện chuyển tiền thanh toán quốc tế, 9 công ty trên nợ bộ chứng từ hải quan và cam kết hoàn trả thủ tục sau khi nhận nhập khẩu hàng. Nhưng thực tế không hề có việc mua bán, nhập khẩu hàng hóa, không có chứng từ nhập khẩu hàng hóa nộp cho các ngân hàng, không khai báo thuế. Sau khi chuyển tiền, các công ty này giải thể để tránh sự kiểm tra của cơ quan chức năng.
Cáo buộc cho rằng, bị cáo Đào Thị Oanh là đối tượng cầm đầu. Oanh đã tổ chức, chỉ đạo việc thành lập 9 công ty để mở tài khoản thanh toán quốc tế, kiểm soát mã, ký hợp đồng nhập khẩu hàng hóa khống với các đối tượng nước ngoài để chuyển tổng số hơn 3.923 tỷ đồng từ Việt Nam ra nước ngoài, thông qua ngân hàng, các công ty này nợ bộ chứng từ hải quan. Sau khi chuyển tiền, Oanh chỉ đạo các đối tượng cho giải thể công ty để tránh sự kiểm tra của các cơ quan chức năng.
Trong vụ án này, bị cáo Đoàn Văn Thức bị cho là đã biết rõ việc thành lập các công ty để Oanh có pháp nhân chuyển tiền trái phép và được Oanh chia tiền trên số tiền chuyển trái phép ra nước ngoài. Thức còn đứng tên Giám đốc Công ty TNHH Thương mại quốc tế Futu, nhờ bạn thành lập 2 công ty để giao cho Oanh quản lý, sử dụng và thực hiện chuyển tiền trái phép ra nước ngoài.
Các bị cáo Thức, Linh, Đạt chỉ đứng tên giám đốc, còn các hợp đồng ngoại thương, lệnh chuyển tiền sẽ do bị cáo Oanh trực tiếp hoặc nhờ người ký giả chữ ký của Thức, Linh, Đạt để làm thủ tục chuyển tiền trái phép, hưởng lợi 100 triệu đồng và đã nộp khắc phục số tiền này.
Từ ngày 6/4 - 9/6/2022, thông qua ngân hàng, Thức giúp sức cho bị cáo Oanh thực hiện việc chuyển hơn 869 tỷ đồng từ Việt Nam đến 394 công ty tại 25 quốc gia.
Tại phiên tòa hôm nay, HĐXX quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung.
Theo VietNamNet
-
Pháp luật5 phút trướcTheo đại diện VKS, vụ án của bà trùm ma túy Oanh Hà và các đồng phạm diễn ra trong thời gian dài và có tính chất xuyên quốc gia, đặc biệt nghiêm trọng.
-
Pháp luật2 giờ trướcTại phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ “Thao túng thị trường chứng khoán” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn FLC, đại diện Trại tạm giam T16 cho biết về tình hình sức khỏe xấu của ông Trịnh Văn Quyết.
-
Pháp luật2 giờ trướcPhùng Thị Sơn, chủ chó trong vụ chó cắn bé gái tử vong ở Vĩnh Phúc (cũng là người thân của nạn nhân) đã lĩnh án tù.
-
Pháp luật6 giờ trướcMột đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy từ các nước châu Âu về Việt Nam tiêu thụ thông qua đường hàng không vừa bị công an triệt xóa
-
Pháp luật16 giờ trướcĐi ngang qua khu vực nghĩa trang, người cha dượng đã khống chế, đưa con gái riêng của vợ vào bên trong rồi thực hiện hành vi hiếp dâm.
-
Pháp luật22 giờ trướcCơ quan điều tra đã bắt tài xế trong vụ lùi xe khách trúng vào nữ công nhân làm nạn nhân tử vong ở Tiền Giang.
-
Pháp luật22 giờ trướcChủ nợ đến phòng trọ người vay tiền để đòi số tiền 700.000 đồng và bị đâm tử vong
-
Pháp luật22 giờ trước12 năm sau khi thực hiện hành vi hiếp dâm con riêng của vợ rồi bỏ trốn, đối tượng Nay Nhíp (ở Gia Lai) vừa bị công an bắt giữ.
-
Pháp luật1 ngày trướcĐối tượng Láng cung cấp ma tuý cho 3 đối tượng đang điều trị Methadonne thì bị bắt quả tang.
-
Pháp luật1 ngày trướcTại phiên tòa xét xử 17 bị cáo trong vụ 'chuyến bay giải cứu' giai đoạn 2, sáng 24/12, HĐXX đã dành thời gian để thẩm vấn nhóm người bị cáo buộc đã có hành vi đưa và nhận hối lộ.
-
Pháp luật2 ngày trướcCần tiền trả nợ, Huỳnh Như giả mạo là nhân viên ngân hàng rồi vay, chiếm đoạt gần 20 tỉ đồng của 2 người đàn ông.
-
Pháp luật2 ngày trướcLợi dụng tình cảm và sự tin tưởng của anh S., Liên nhiều lần đưa ra những thông tin gian dối về việc bản thân bị lừa bán ra nước ngoài làm gái bán dâm và cần tiền chuộc.
-
Pháp luật2 ngày trước17 bị cáo trong vụ chuyến bay giải cứu giai đoạn 2 bị xét xử về các tội đưa, nhận hối lộ, che giấu tội phạm...
-
Pháp luật2 ngày trướcTrước thông tin người điều khiển ô tô gây ra tai nạn cùng người nhà đưa bé gái 17 tháng tuổi đi cấp cứu, người mẹ khẳng định thông tin này không chính xác.