Từ trường hợp một bé trai 7 tuổi tử vong nghi bị chó dại cắn, xin đừng chủ quan khi bị chó cắn

Trong những năm gần đây, ở nước ta đã liên tiếp xảy ra khá nhiều các trường hợp tử vong đáng tiếc do bị chó dại cắn.

Bé trai 7 tuổi ở Nghệ An tử vong nghi bị chó dại cắn

Chiều 29/4, ông Trần Đình Cảnh, Chủ tịch UBND xã Mã Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) cho biết, trên địa bàn vừa xảy sự việc bé trai 7 tuổi tử vong nghi do chó dại cắn.

Theo người nhà bệnh nhi cho biết, khoảng 2 tháng trước, cháu Đ. có chơi đùa với con chó lạ và bị chó cắn. Con chó này hiện cũng đã mất tích. Khoảng 10 ngày trở lại đây, bé Đ. xuất hiện các triệu chứng bất thường như nôn mửa, nói sảng, không chịu ăn ngủ… Sau đó, gia đình đưa cháu đến Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Thành kiểm tra.

Tại đây các bác sĩ không tìm được ra bệnh vì triệu chứng không rõ ràng nên gia đình đưa cháu xuống một bệnh viện ở Vinh vào chiều ngày 28/4. Sau đó, bệnh viện này đã chuyển cháu bé qua Bệnh viện Sản nhi Nghệ An.

Chiều cùng ngày, các bác sĩ tại Bệnh viện Sản Nhi xác định cháu Đ. bị bệnh dại, đã lên cơn, khi nhập viện đã quá muộn. Cháu bé được gia đình đưa về nhà và tử vong sau đó.

Từ trường hợp một bé trai 7 tuổi tử vong nghi bị chó dại cắn, xin đừng chủ quan khi bị chó cắn-1

100 % tử vong khi người lên cơn dại

Khi bị chó dại cắn, tuyệt đối không điều trị bằng mẹo

Theo BS Nguyễn Trung Cấp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh dại lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của con vật dại trên da bị tổn thương. Bệnh dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắcxin hay huyết thanh kháng dại.

BS. Cấp cho biết, từ khi bị chó cắn đến khi phát bệnh dại trung bình 3-6 tháng. Có rất ít trường hợp phát bệnh sớm hơn hoặc cá biệt có những ca sau vài năm mới phát bệnh.

Biểu hiện của bệnh dại trên người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt. Khi đã lên cơn dại, tỉ lệ tử vong 100% đối với cả người và động vật.

Khi nghi ngờ trẻ bị chó dại cắn cần phải tiêm phòng càng sớm càng tốt khi virus chưa có cơ hội thâm nhập tới não. Thông thường chó dại cắn người thường không sống quá 1 tuần. Virus dại phát tán rất nhanh khi bị chó cắn ở vị trí đầu mạch máu, vùng mặt, sinh dục. Có những trường hợp dù đã tiêm phòng, thuốc chưa kịp phát huy tác dụng cũng có thể dẫn đến tử vong.

Nếu bị chó dại cắn, tuyệt đối không điều trị bằng mẹo hoặc bằng thuốc nam, không nặn bóp, bôi dầu, chất kích thích hoặc đắp lá vào vết thương. Người bị chó cắn phải đến ngay các điểm tiêm vắc xin và huyết thanh kháng dại gần nhất để được khám, xử lý vết thương theo quy trình càng sớm càng tốt.

Khi bị chó nghi dại cắn, cần nhanh chóng rửa vết thương thật kỹ bằng xà phòng, sau đó rửa lại thật sạch vết thương bằng nước sạch, sát khuẩn bằng cồn, cồn iốt hoặc petadine để phòng nhiễm khuẩn vết thương, khẩn trương đưa người bệnh đến cơ sở y tế để khâu vết thương (nếu bị rách nhiều) và tiêm huyết thanh kháng dại, vaccine dại và huyết thanh chống uốn ván.

Theo ICTVietNam

Xem link gốc Ẩn link gốc http://ictvietnam.vn/tu-truong-hop-mot-be-trai-7-tuoi-tu-vong-nghi-bi-cho-dai-can-xin-dung-chu-quan-khi-bi-cho-can-222020294192737337.htm

Bệnh chó dại


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.