- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Biệt thự tiền tỷ không nước sạch: Việc cấp nước không thành vì bị “xã hội đen” cản trở ?
Chủ đầu tư cho biết: Việc cấp nước bị cản trở bởi thành phần “xã hội đen” và “chúng tôi cũng là nạn nhân”(?).
Trước thực trạng hàng trăm hộ
dân mòn mỏi chờ nước sinh hoạt sau nhiều tháng trời chuyển đến Khu chức
năng đô thị Ao Sào, Chủ đầu tư là Công ty Đầu tư và Phát triển Lũng Lô 5
cho biết: Việc cấp nước bị cản trở bởi thành phần “xã hội đen” và
“chúng tôi cũng là nạn nhân”(?).
Dân khát...chủ đầu tư bất lực
Sau khi Báo GĐ&XH đăng tải bài viết “Quận Hoàng Mai, Hà Nội: Hàng trăm hộ dân “chết khát” trong khu đô thị cao cấp”, chúng tôi đã có buổi làm việc với Chủ đầu tư Khu chức năng đô thị Ao Sào - Lexington Etaste để làm tiếp tục làm rõ các nội dung mà bạn đọc phản ánh.
Theo đó, nhiều hộ dân sau 2 năm mua nhà và chuyển đến ở tại Khu đô thị này nhưng không hề được Chủ đầu tư cung cấp một giọt nước sinh hoạt nào. Điều đó khiến nhiều hộ dân rất bức xúc, có đơn thư gửi các cơ quan chức năng nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết thấu đáo. Thậm chí, khi gửi kiến nghị đến Chủ đầu tư hoặc Ban quản lý, họ cũng không hề được trả lời khi nào sẽ có nước để sinh hoạt.
Trước tình trạng thiếu nước và “sống như trên hoang đảo”, nhiều gia đình phải mua hàng trăm mét ống nước, rồi đến đặt vấn đề với những người dân ở làng Giáp Tứ bán lại với giá “cắt cổ” là 50.000 đồng/m3. Một số hộ dân khác không còn cách nào khác là ngậm ngùi bỏ ra hàng chục triệu đồng để khoan giếng và đầu tư hệ thống lọc nước ngay trong nhà mình. Điều đáng nói là trước đó, để được “có nước, có điện”, gần như tất cả các hộ dân nơi đây phải nộp thêm 7,2 triệu đồng/ căn hộ được hiểu là “phí bôi trơn”. Nhưng suốt 2 năm ròng, người dân ở đây vất vả đấu tranh mới có điện, còn nước sinh hoạt thì vẫn chẳng thấy đâu.
Ngay sau khi Báo GĐ&XH đăng tải thông tin trên, ông Trần Xuân Nghiên, Phó Tổng giám đốc Công ty Đầu tư và Phát triển Lũng Lô 5 cho biết: Việc Báo GĐ&XH phản ánh là hoàn toàn chính xác, tuy nhiên, nguyên nhân có từ nhiều phía.
Theo ông Nghiên, từ đầu năm 2014, phía Chủ đầu tư đã ký hợp đồng với Xí nghiệp Kinh doanh nước sạch (KDNS) Hoàng Mai về việc khảo sát thiết kế, xây lắp công trình cấp nước cho Khu chức năng đô thị Ao Sào. Sau đó, Công ty Lũng Lô 5 đã phối hợp với Xí nghiệp KDNS Hoàng Mai, UBND phường Thịnh Liệt để tiến hành các công tác cần thiết để đấu nối nước cho dự án. Trong đó có việc lắp đặt 4 đường ống đi ngầm dưới đất từ dự án nối ra hố ga kỹ thuật trước đình Giáp Tứ (tổ dân phố 37).
Ông Trần Xuân Nghiên cho biết, mặc dù Xí nghiệp KDNS Hoàng Mai đã có văn bản khẳng định việc cấp nước cho Khu chức năng đô thị Ao Sào sẽ không ảnh hưởng đến việc cung cấp nước đối với các hộ dân trên địa bàn phường, nhưng khi công nhân, kỹ thuật viên của Xí nghiệp KDNS Hoàng Mai đến đấu nối đều gặp sự cản trở và chống đối của người dân lân cận. Thậm chí, ông Nghiên còn cho biết có thành phần “xã hội đen” xăm trổ đe dọa, ngăn cản việc đấu nối này.
>> Biệt thự tiền tỷ ở Hà Nội 2 năm không có nước sạch phục vụ sinh hoạt
Muốn có nước, vẫn… phải chờ
Theo những tài liệu mà phía Chủ đầu tư là Công ty Lũng Lô 5 cung cấp, để thực hiện việc đấu nối hệ thống cấp nước cho Dự án Khu đô thị Ao Sào, Xí nghiệp KDNS Hoàng Mai đã thiết kế và phê duyệt phương án cấp nước đảm bảo yêu cầu về lưu lượng cho dự án, không ảnh hưởng đến việc cấp nước cho khu dân cư lân cận (làng Giáp Tứ, thuộc tổ dân phố 37).
Tuy nhiên, trong 3 lần Xí nghiệp KDNS Hoàng Mai tổ chức thi công đấu nối nước đều gặp sự cản trở quyết liệt từ một số người dân Giáp Tứ và thành phần “xã hội đen”. Đại diện Công ty Lũng Lô 5 cho biết, sau khi có ký kết và đầy đủ các văn bản pháp lý, ngày 21/1/2015, Xí nghiệp KDNS Hoàng Mai tổ chức thi công đấu nối lần 1 tại cửa Đình làng Giáp Tứ thì bị một số hộ dân ra hiện trường phản đối, không cho tiến hành đấu nối. Mặc dù đã có cán bộ phường Thịnh Liệt có mặt giải thích và vận động nhưng một số hộ dân vẫn cố tình cản trở, bởi họ cho rằng, việc đào bới quá gần Đình Giáp Tứ sẽ ảnh hưởng đến chuyện tâm linh.
Trước tình hình trên, Chủ đầu tư và Xí nghiệp KDNS Hoàng Mai tiếp tục khảo sát vị trí khác không ảnh hưởng đến nhà dân cũng như giao thông đi lại. Đến ngày 2/4/2015, Xí nghiệp KDNS Hoàng Mai và cán bộ phường Thịnh Liệt xuất trình các giấy tờ pháp lý liên quan để tiếp tục đấu nối nhưng người dân vẫn tỏ thái độ bất hợp tác, một số người quá khích phá bờ rào ngăn cách thi công, vứt dụng cụ thi công, đe dọa công nhân khiến họ hoảng sợ phải bỏ về. Trước sự phản đối quyết liệt đến tận 12 giờ tối cùng ngày, cán bộ phường Thịnh Liệt phải yêu cầu đơn vị thi công một lần nữa phải dừng thi công, chờ phương án giải quyết.
Trong lần đấu nối thứ 3, phường Thịnh Liệt đã tổ chức nhiều cuộc họp cũng như cùng Xí nghiệp KSNS Hoàng Mai giải thích nên một số cán bộ tổ dân phố số 37 đã hoàn toàn ủng hộ. Tuy nhiên, đến ngày 17/11/2015, khi công nhân Xí nghiệp KDNS Hoàng Mai tổ chức thi công với sự giám sát của Công an phường nhưng sự việc vẫn gặp phải sự chống đối của người dân, đồng thời có nhiều kẻ xăm trổ, cởi trần… ra đe dọa và đuổi công nhân đang thi công.
Trả lời câu hỏi của PV Báo GĐ&XH, việc đấu nước thất bại như vậy, chủ đầu tư làm gì để đảm bảo đời sống của cư dân Khu chức năng đô thị Ao Sào, ông Trần Xuân Nghiên cho biết, mọi thứ đều phải… chờ. Theo ông Nghiên, trước mắt người dân chỉ còn cách đi... mua nước của dân cư ở làng Giáp Tứ hoặc tự khoan giếng lấy nước(?).
Bà Phạm Thị Lưu cho rằng, cách trả lời của đại diện Chủ đầu tư như thế này là thiếu trách nhiệm. “Trước khi triển khai dự án, công ty phải có các phương án về nước, điện cũng như các hạng mục phụ trợ khác. Bây giờ không thể lấy lý do người dân ở làng Giáp Tứ không cho đấu nối hoặc “xã hội đen” ngăn cản để biện minh lý do được. Nếu người dân ở làng Giáp Tứ không cho đấu nối vì nước yếu thì đã đành, còn nếu nước đủ công suất thì trách nhiệm của chính quyền, các cơ quan chức năng ở đâu khi để “xã hội đen” lộng hành như vậy? Chẳng nhẽ chúng tôi bỏ hàng tỉ đồng ra mua nhà, bây giờ cứ phải dùng nước bẩn, ô nhiễm như thế này?”, bà Lưu đặt câu hỏi.
Không có nước, người dân biến hành lang nhà mình thành nhà máy… nước mini. Ảnh: P.B
Dân khát...chủ đầu tư bất lực
Sau khi Báo GĐ&XH đăng tải bài viết “Quận Hoàng Mai, Hà Nội: Hàng trăm hộ dân “chết khát” trong khu đô thị cao cấp”, chúng tôi đã có buổi làm việc với Chủ đầu tư Khu chức năng đô thị Ao Sào - Lexington Etaste để làm tiếp tục làm rõ các nội dung mà bạn đọc phản ánh.
Theo đó, nhiều hộ dân sau 2 năm mua nhà và chuyển đến ở tại Khu đô thị này nhưng không hề được Chủ đầu tư cung cấp một giọt nước sinh hoạt nào. Điều đó khiến nhiều hộ dân rất bức xúc, có đơn thư gửi các cơ quan chức năng nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết thấu đáo. Thậm chí, khi gửi kiến nghị đến Chủ đầu tư hoặc Ban quản lý, họ cũng không hề được trả lời khi nào sẽ có nước để sinh hoạt.
Trước tình trạng thiếu nước và “sống như trên hoang đảo”, nhiều gia đình phải mua hàng trăm mét ống nước, rồi đến đặt vấn đề với những người dân ở làng Giáp Tứ bán lại với giá “cắt cổ” là 50.000 đồng/m3. Một số hộ dân khác không còn cách nào khác là ngậm ngùi bỏ ra hàng chục triệu đồng để khoan giếng và đầu tư hệ thống lọc nước ngay trong nhà mình. Điều đáng nói là trước đó, để được “có nước, có điện”, gần như tất cả các hộ dân nơi đây phải nộp thêm 7,2 triệu đồng/ căn hộ được hiểu là “phí bôi trơn”. Nhưng suốt 2 năm ròng, người dân ở đây vất vả đấu tranh mới có điện, còn nước sinh hoạt thì vẫn chẳng thấy đâu.
Ngay sau khi Báo GĐ&XH đăng tải thông tin trên, ông Trần Xuân Nghiên, Phó Tổng giám đốc Công ty Đầu tư và Phát triển Lũng Lô 5 cho biết: Việc Báo GĐ&XH phản ánh là hoàn toàn chính xác, tuy nhiên, nguyên nhân có từ nhiều phía.
Theo ông Nghiên, từ đầu năm 2014, phía Chủ đầu tư đã ký hợp đồng với Xí nghiệp Kinh doanh nước sạch (KDNS) Hoàng Mai về việc khảo sát thiết kế, xây lắp công trình cấp nước cho Khu chức năng đô thị Ao Sào. Sau đó, Công ty Lũng Lô 5 đã phối hợp với Xí nghiệp KDNS Hoàng Mai, UBND phường Thịnh Liệt để tiến hành các công tác cần thiết để đấu nối nước cho dự án. Trong đó có việc lắp đặt 4 đường ống đi ngầm dưới đất từ dự án nối ra hố ga kỹ thuật trước đình Giáp Tứ (tổ dân phố 37).
Ông Trần Xuân Nghiên cho biết, mặc dù Xí nghiệp KDNS Hoàng Mai đã có văn bản khẳng định việc cấp nước cho Khu chức năng đô thị Ao Sào sẽ không ảnh hưởng đến việc cung cấp nước đối với các hộ dân trên địa bàn phường, nhưng khi công nhân, kỹ thuật viên của Xí nghiệp KDNS Hoàng Mai đến đấu nối đều gặp sự cản trở và chống đối của người dân lân cận. Thậm chí, ông Nghiên còn cho biết có thành phần “xã hội đen” xăm trổ đe dọa, ngăn cản việc đấu nối này.
>> Biệt thự tiền tỷ ở Hà Nội 2 năm không có nước sạch phục vụ sinh hoạt
Muốn có nước, vẫn… phải chờ
Theo những tài liệu mà phía Chủ đầu tư là Công ty Lũng Lô 5 cung cấp, để thực hiện việc đấu nối hệ thống cấp nước cho Dự án Khu đô thị Ao Sào, Xí nghiệp KDNS Hoàng Mai đã thiết kế và phê duyệt phương án cấp nước đảm bảo yêu cầu về lưu lượng cho dự án, không ảnh hưởng đến việc cấp nước cho khu dân cư lân cận (làng Giáp Tứ, thuộc tổ dân phố 37).
Tuy nhiên, trong 3 lần Xí nghiệp KDNS Hoàng Mai tổ chức thi công đấu nối nước đều gặp sự cản trở quyết liệt từ một số người dân Giáp Tứ và thành phần “xã hội đen”. Đại diện Công ty Lũng Lô 5 cho biết, sau khi có ký kết và đầy đủ các văn bản pháp lý, ngày 21/1/2015, Xí nghiệp KDNS Hoàng Mai tổ chức thi công đấu nối lần 1 tại cửa Đình làng Giáp Tứ thì bị một số hộ dân ra hiện trường phản đối, không cho tiến hành đấu nối. Mặc dù đã có cán bộ phường Thịnh Liệt có mặt giải thích và vận động nhưng một số hộ dân vẫn cố tình cản trở, bởi họ cho rằng, việc đào bới quá gần Đình Giáp Tứ sẽ ảnh hưởng đến chuyện tâm linh.
Trước tình hình trên, Chủ đầu tư và Xí nghiệp KDNS Hoàng Mai tiếp tục khảo sát vị trí khác không ảnh hưởng đến nhà dân cũng như giao thông đi lại. Đến ngày 2/4/2015, Xí nghiệp KDNS Hoàng Mai và cán bộ phường Thịnh Liệt xuất trình các giấy tờ pháp lý liên quan để tiếp tục đấu nối nhưng người dân vẫn tỏ thái độ bất hợp tác, một số người quá khích phá bờ rào ngăn cách thi công, vứt dụng cụ thi công, đe dọa công nhân khiến họ hoảng sợ phải bỏ về. Trước sự phản đối quyết liệt đến tận 12 giờ tối cùng ngày, cán bộ phường Thịnh Liệt phải yêu cầu đơn vị thi công một lần nữa phải dừng thi công, chờ phương án giải quyết.
Trong lần đấu nối thứ 3, phường Thịnh Liệt đã tổ chức nhiều cuộc họp cũng như cùng Xí nghiệp KSNS Hoàng Mai giải thích nên một số cán bộ tổ dân phố số 37 đã hoàn toàn ủng hộ. Tuy nhiên, đến ngày 17/11/2015, khi công nhân Xí nghiệp KDNS Hoàng Mai tổ chức thi công với sự giám sát của Công an phường nhưng sự việc vẫn gặp phải sự chống đối của người dân, đồng thời có nhiều kẻ xăm trổ, cởi trần… ra đe dọa và đuổi công nhân đang thi công.
Trả lời câu hỏi của PV Báo GĐ&XH, việc đấu nước thất bại như vậy, chủ đầu tư làm gì để đảm bảo đời sống của cư dân Khu chức năng đô thị Ao Sào, ông Trần Xuân Nghiên cho biết, mọi thứ đều phải… chờ. Theo ông Nghiên, trước mắt người dân chỉ còn cách đi... mua nước của dân cư ở làng Giáp Tứ hoặc tự khoan giếng lấy nước(?).
Bà Phạm Thị Lưu cho rằng, cách trả lời của đại diện Chủ đầu tư như thế này là thiếu trách nhiệm. “Trước khi triển khai dự án, công ty phải có các phương án về nước, điện cũng như các hạng mục phụ trợ khác. Bây giờ không thể lấy lý do người dân ở làng Giáp Tứ không cho đấu nối hoặc “xã hội đen” ngăn cản để biện minh lý do được. Nếu người dân ở làng Giáp Tứ không cho đấu nối vì nước yếu thì đã đành, còn nếu nước đủ công suất thì trách nhiệm của chính quyền, các cơ quan chức năng ở đâu khi để “xã hội đen” lộng hành như vậy? Chẳng nhẽ chúng tôi bỏ hàng tỉ đồng ra mua nhà, bây giờ cứ phải dùng nước bẩn, ô nhiễm như thế này?”, bà Lưu đặt câu hỏi.
Theo Gia đình & Xã hội
-
Thời sự1 ngày trướcTại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vừa xảy ra vụ việc bé gái 5 tuổi bị chó nuôi của gia đình cắn tử vong thương tâm.
-
Thời sự1 ngày trướcNgày 21/11, lãnh đạo UBND xã Krông Năng (huyện Krông Pa, Gia Lai) xác nhận, có vụ việc một em bé 4 tuổi nghi bị gã đàn ông hàng xóm xâm hại. Cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ.
-
Thời sự1 ngày trướcNhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.
-
Thời sự3 ngày trướcTheo người dân sinh sống ở các ngõ 127, 155 Nguyễn Trãi; 126, 144 đường Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội), việc dùng barie chặn xe là "cực chẳng đã" để đảm bảo an toàn giao thông.
-
Thời sự3 ngày trướcCơ quan công an đang khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ 2 vợ chồng tử vong nghi bị thiêu sống bằng xăng
-
Thời sự3 ngày trướcSau khi được gia đình gửi tại trường mầm non, bé 4 tuổi được phát hiện cháu đã tử vong dưới hồ nước nhà dân, cách trường không xa.
-
Thời sự4 ngày trướcCơ quan khí tượng dự báo Hà Nội sắp hứng mưa, mưa rào và có thể có dông, trời chuyển lạnh từ đêm nay.
-
Thời sự4 ngày trướcSau cú va chạm với ô tô trên đường đê ở huyện Tiền Hải (Thái Bình), người phụ nữ đi xe máy bị hất văng xuống triền đê tử vong tại chỗ.
-
Thời sự4 ngày trướcNhóm học sinh lớp 8 Trường THCS Hiền Quan rủ nhau đi tắm sông, 5 em bất ngờ bị nước cuốn trôi mất tích.
-
Thời sự4 ngày trướcNguyễn Văn Vĩ quay lại quán nhậu, cầm dao lao vào đâm gục người đàn ông trước sự hoảng loạn của người xung quanh
-
Thời sự5 ngày trướcThi thể 2 học sinh lớp 7 mất tích khi tắm sông đã được tìm thấy và bàn giao cho gia đình để lo hậu sự.
-
Thời sự5 ngày trướcTài xế xe ô tô bán tải vượt ẩu khi qua cầu phao Phong Châu (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) được cơ quan chức năng xác định là ông N.H.H. (45 tuổi, trú tại xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông).
-
Thời sự5 ngày trướcNghe tiếng động mạnh, người dân sống gần khu vực chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TPHCM) chạy ra kiểm tra, phát hiện nam shipper tử vong, xe máy văng xa cách 20m.
-
Thời sự6 ngày trướcTriều cường đạt đỉnh vào chiều 16/11 khiến nhiều tuyến đường vùng trũng thấp ở TP.HCM ngập sâu, nước tràn cả vào nhà ảnh hưởng đến đời sống người dân.