Biếu quà Tết - tập quán hay vấn nạn?

“Đừng biếu quà Tết ai, đừng để ai biếu mình”. Mới đây, ông Phạm Quang Nghị Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã thẳng thắn nhắc nhở như vậy trước hội nghị có hàng trăm lãnh đạo cấp quận, phường trên địa bàn Thủ đô nhằm quán triệt quy định không tặng quà cấp trên nhân dịp lễ Tết.

“Đừng biếu quà Tết ai, đừng để ai biếu mình”.Mới đây, ông Phạm Quang Nghị - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nộiđã thẳng thắn nhắc nhở như vậy trước hội nghị có hàng trăm lãnh đạo cấpquận, phường trên địa bàn Thủ đô nhằm quán triệt quy định không tặng quà cấptrên nhân dịp lễ Tết.
 
 Ông Phạm Quang Nghị kêu gọi lãnh đạo cáccấp hãy dành sự quan tâm tới các gia đình chính sách, các đối tượng có hoàncảnh khó khăn để mọi người, mọi nhà đều được vui đón Tết.

 Việc nghiêm cấm lợi dụng các hình thức biếu tặng quà Tết cho cán bộ, lãnhđạo nhiều năm nay đã là quy định hoàn toàn không mới. Luật Phòng chống thamnhũng và Luật Công chức cũng đã có sự điều chỉnh đối với việc tặng quà vànhận quà của cán bộ, công chức, viên chức; nghiêm cấm hành vi sử dụng tàisản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật. Ấy là những điều cấm kỵđáng ra phải được tuyệt đối bảo đảm bằng pháp chế, luôn luôn ràng buộc đốivới cán bộ Nhà nước các cấp không chỉ trong dịp Tết.
 
Mặc dù vậy, hàng năm cứ đến thời điểm Tết đếnXuân về,  nguy cơ “biếu xén bằng công quỹ, biếu xét bất thường trên mức tìnhcảm” trở thành vấn nạn xã hội nhức nhối khiến người đứng đầu Chính phủ phảiban hành chỉ thị nghiêm cấm. Đó là tình trạng lợi dụng lễ, Tết để tổ chứcliên hoan, ăn uống lãng phí, tham quan, du lịch, lễ hội; sử dụng tiền, tàisản của Nhà nước, của tập thể để thưởng, biếu, tặng, cho các tổ chức hoặc cánhân dưới các hình thức không đúng chế độ quy định; sử dụng xe ô tô côngphục vụ nhu cầu cá nhân; tổ chức mang hoa, tiền, quà đến tặng tại cơ quan,nhà riêng cấp trên, lãnh đạo.
 
Biếu quà Tết - tập quán hay vấn nạn?
 

Quy định cấm những hiện tượng tiêu cực liên quan đến quà biếu dịp Tết đượcdư luận xã hội rất đồng tình, song quy định ấy có phát huy hiệu lực vào thựctiễn đời sống hay không lại là câu chuyện khác. Tập tục biếu quà nhân dịpTết cổ truyền dân tộc của người Việt và vấn nạn biếu xén vật chất trên thựctế vẫn diễn ra sôi động xuất phát từ yêu cầu thực tại của cuộc sống, vớigiới hạn mong manh từ nét đẹp truyền thống và sự biến tướng thành hiện tượngtiêu cực xã hội.  Trong tập quán người Việt từ xưa nay, quà tặng biểu hiệnnét văn hóa truyền thống với ý nghĩa thể hiện tình cảm chính đáng giữa conngười với nhau, thậm chí là sự tri ân, ghi nhớ trong các mối quan hệ đa dạngphóng phú tồn tại trong cuộc sống.
 
Những quan hệ tình cảm đích thực như vậy đángđược bày tỏ một cách trân trọng ở thời điểm thiêng liêng chuẩn bị tiễn đưanăm cũ để đón chào năm mới. Chính nét đẹp văn hóa truyền thống đã gìn giữ vàngày càng phát triển đa dạng các hình thức quà tặng theo dòng chảy của thờigian. Nhưng, mặt trái của cơ chế thị trường và những mầm bệnh cơ hội trongxã hội đang trở thành thủ phạm làm méo mó nét đẹp văn hóa truyền thống ấy.Những món quà biếu bất thường vượt xa mức tình cảm trong lễ Tết cùng vớinhững động cơ mục đích thiếu chính đáng luôn là sự song hành một cách dễhiểu.
 
Ở khía cạnh khác, hiện tượng biếu xén vật chấtdịp Tết bị biến tướng, trở thành cái lệ cung tiến bắt buộc theo hệ thống từdưới lên trở thành gánh nặng cuối năm với biết bao người trong xã hội. Nhữngngày này, tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, vấn nạn ùn tắc, kẹt xe càng thêmnghiêm trọng trong sự hối hả bề bộn của nhịp sống đô thị trước thềm năm mớiTân Mão, thậm chí có những điểm nghẽn giao thông xảy ra bị dư luận băn khoăncáo buộc “thủ phạm” gắn liền với câu chuyện xếp hàng biếu quà Tết.

 Việc nghiêm cấm tệ nạn biếu xén vật chất tiêu cực dưới vỏ bọc quà Tết khiếncả xã hội đồng tình trong bối cảnh Đảng và Nhà nước kiên quyết đương đầu vớinạn “chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy việc...” đang diễn biến ngày càngtinh vi phức tạp.  Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng, biếu quà và nhận quà biếudịp lễ, Tết hợp tình, hợp lý vẫn ẩn chứa nét văn hóa trong tập quán của xãhội với những nét ứng xử duy tình truyền thống lâu đời của người Việt, khôngchỉ giới hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức mà đối với mọi thành phần.
 
Chính giới hạn mong manh giữa nét đẹp văn hóatruyền thống và hành vi tiêu cực trở thành bức màn khó dẹp bỏ, thách thứcđối với các thiết chế luật quy định cấm biếu xén như những hình thức lãngphí, hối lộ tiêu cực. Bởi vậy, quy định cấm những biểu hiện biến tướng quàbiếu dịp lễ, Tết chỉ có thể phát huy hiệu lực và đi vào cuộc sống khi có sựgương mẫu của lãnh đạo, có cơ chế giám sát của nhân dân; có sức mạnh tổnghợp, đồng bộ của cả hệ thống chính trị. Khi ấy hiện tượng biếu xén và thunhận quà biếu thiếu chính đáng ắt sẽ bị loại bỏ trong cách ứng xử thôngthường cấp dưới- cấp trên, và quà tặng ngày Tết thực sự xuất phát từ ý thứcxã hội lành mạnh, giữ đúng nét đẹp văn hóa truyền thống vốn có của nó.

 
Theo Chu Ninh
Đại đoàn kết


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.