Bộ Giáo dục và Đào tạo cấm “vơ vét” thí sinh

Năm nay, Bộ GD&ĐT vẫn tổ chức đề thi tuyển sinh dùng chung cho các trường. Giám đốc các ĐH, học viện, hiệu trưởng các trường ĐH và trường CĐ sử dụng đề thi chung của Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm tổ chức sao in, đóng túi đề thi (nếu được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ), bảo quản, phân phối, sử dụng đề thi; tổ chức kỳ thi; chấm thi và phúc khảo; xét tuyển và triệu tập thí sinh (TS)  trúng tuyển.

Chuẩn bị cho hội nghị tuyển sinh sắp tới, BộGiáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chính thức công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung mộtsố điều của quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng (ĐH, CĐ) năm 2011. Theo đó,mùa tuyển sinh năm nay vẫn tiếp tục thi “ba chung” và “siết” chặt việc“loạn” gọi giấy báo trúng tuyển...

“Ba chung”

Năm nay, Bộ GD&ĐT vẫn tổ chức đềthi tuyển sinh dùng chung cho các trường. Giám đốc các ĐH, học viện, hiệu trưởngcác trường ĐH và trường CĐ sử dụng đề thi chung của Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm tổchức sao in, đóng túi đề thi (nếu được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ), bảo quản, phânphối, sử dụng đề thi; tổ chức kỳ thi; chấm thi và phúc khảo; xét tuyển và triệutập thí sinh (TS)  trúng tuyển.

Đối với các trường tuyển sinh ngành năng khiếu,các môn văn hóa thi theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT còn các môn năng khiếuthi theo đề riêng của trường. Hiệu trưởng các trường tuyển sinh ngành năngkhiếu chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các khâu: Ra đề thi, tổ chức thi,chấm thi; xét tuyển và triệu tập TS trúng tuyển.

Những trường không tổ chức thituyển sinh được sử dụng kết quả thi tuyển sinh theo đề thi chung của TS cùngkhối thi, trong vùng tuyển quy định của trường để xét tuyển. Hiệu trưởng cáctrường này chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc xét tuyển và triệu tập TStrúng tuyển. Các trường ĐH có chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo CĐ không tổ chức kỳthi tuyển sinh riêng vào hệ này mà sử dụng kết quả thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo đềthi chung của TS cùng khối thi, trong vùng tuyển của trường để xét tuyển. 

Bộ Giáo dục và Đào tạo cấm “vơ vét” thí sinh
Ảnh minh họa

Nhiều cơ hội trúng tuyển

TS vẫn có ba cơ hội đăng ký xéttuyển (ĐKXT) được thực hiện trong ba đợt theo đúng quy trình và thời hạn. TS nếukhông trúng tuyển đợt 1 nhưng có kết quả thi ĐH bằng hoặc lớn hơn điểm sàn CĐ(đối với từng đối tượng và khu vực) sẽ được cấp hai Giấy chứng nhận kết quả thiĐH có đóng dấu đỏ của trường tổ chức thi. TS dùng Giấy số 1 để nộp hồ sơ ĐKXTđợt 2. Nếu vẫn không trúng tuyển đợt 2 thì dùng Giấy số 2 để nộp hồ sơ ĐKXT đợt3. TS có kết quả thi ĐH thấp hơn điểm sàn CĐ được cấp Phiếu báo điểm, nhưngkhông được tham gia xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả thi ĐH theođề thi chung để xét tuyển.

Với những TS dự thi CĐ theo đềthi chung của Bộ GD&ĐT, nếu không trúng tuyển vào trường CĐ đã dự thi, nhưng cókết quả thi bằng hoặc cao hơn mức điểm tối thiểu theo quy định đối với từng đốitượng và khu vực (không có môn nào bị điểm 0) được trường CĐ tổ chức thi cấp haiGiấy chứng nhận kết quả thi CĐ, có đóng dấu đỏ của trường CĐ tổ chức thi. TSdùng Giấy chứng nhận kết quả thi này để tham gia ĐKXT (đợt 2 hoặc đợt 3) vào cáctrường CĐ khác còn chỉ tiêu, cùng khối thi và trong vùng tuyển quy định củatrường. Ngoài ra, những quy định về việc nộp hồ sơ vẫn giữ nguyên như năm trước,đó là cho phép TS có thể nộp hồ sơ và lệ phí ĐKXT qua đường bưu điện chuyển phátnhanh hoặc dịch vụ chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại trường dự thi.

Cấm “vơ vét” thí sinh tràn lan

Để tránh tình trạng “loạn” giấybáo trúng tuyển (có thí sinh nhận được đến 15-20 giấy báo trúng tuyển như báochí đã thông tin trong các mùa tuyển sinh trước), một trong những sửa đổi trongquy chế, Bộ yêu cầu, năm nay, các trường ĐH, CĐ không được gửi giấy triệu tậptrúng tuyển cho thí sinh không nộp hồ sơ ĐKXT vào trường. Siết chặt hơn nữa vấnđề này, Bộ có thêm quy định hình thức kỷ luật cán bộ tuyển sinh vi phạm quy chếlà: Cảnh cáo đối với những người gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho thí sinhkhông nộp hồ sơ ĐKXT vào trường hoặc thông báo nhận và kết thúc việc nhận hồ sơĐKXT của thí sinh không đúng thời gian quy định.

Theo Quy chế tuyển sinh, cán bộ tham gia kỳ thicó thể bị hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức hoặc chuyển công tác (nếu là cánbộ, công chức, viên chức trong các cơ quan doanh nghiệp Nhà nước), buộc thôihọc (nếu là sinh viên đi coi thi) khi mắc phải các lỗi như: Ra đề thi sai;giải bài rồi hướng dẫn cho thí sinh lúc đang thi; lấy bài thi của thí sinhlàm được giao cho thí sinh khác; gian lận khi chấm thi, cho điểm không đúngquy định, vượt khung hoặc hạ điểm của thí sinh.

Trường hợp cán bộ làm lộ, mua,bán đề thi; làm lộ số phách bài thi; sửa chữa, thêm, bớt vào bài làm của thísinh; chữa điểm trên bài thi, trên biên bản chấm thi hoặc trong sổ điểm đánhtráo bài thi, số phách hoặc điểm thi của thí sinh... sẽ bị buộc thôi việc hoặcxử lý theo pháp luật.

Hạn chế mở ngành mới

Theo tin từ Bộ GD&ĐT và từ một sốlãnh đạo trường đại học đăng ký xin mở ngành mới năm 2011, Bộ đã xem xét việc mởngành của các trường đăng ký. Tuy nhiên, nhiều trường đã không được phê duyệt vìchưa đủ điều kiện để mở ngành học mới, trong đó có  nhiều trường đại học cônglập.

Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, năm 2011,Bộ xác định chỉ tiêu tuyển sinh của các trường theo năng lực đội ngũ giảng viên,diện tích sàn xây dựng và báo cáo thực hiện “ba công khai”. Bộ chỉ ưu tiên dànhchỉ tiêu tăng thêm cho các trường có bổ sung đội ngũ giảng viên, tăng cường đầutư cơ sở vật chất, mở rộng diện tích phòng học, phòng thí nghiệm, thực hành, thưviện.

Bên cạnh đó, Bộ tăng thêm chỉtiêu cho đào tạo nguồn nhân lực theo địa chỉ với những ngành, những khu côngnghiệp đang thiếu nguồn nhân lực. Bộ yêu cầu, các đại học lớn, giữ ổn định quymô đào tạo đại học chính quy, tăng chỉ tiêu đào tạo sau đại học.

Thí sinh người nước ngoàikhông phải dự thi

Bộ GD&ĐT cũng bổ sung một số điểmliên quan đến TS, trong đó có quy định: Học sinh là người nước ngoài, có nguyệnvọng học tại các trường ĐH, CĐ Việt Nam không phải dự thi tuyển sinh. Hiệutrưởng các trường căn cứ kết quả học tập THPT của học sinh (bảng điểm), khi đạtyêu cầu kiểm tra kiến thức và tiếng Việt theo quy định của trường, xem xét quyếtđịnh cho vào học.

Để đơn giản hóa thủ tục hồ sơ, Bộbỏ yêu cầu TS phải nộp hồ sơ trúng tuyển khi được triệu tập nhập học. Ngoài ra,để TS không phải nộp lại phiếu báo điểm khi trúng tuyển, Bộ GD&ĐT cũng sửa đổivề quy định gọi trúng tuyển. Theo đó, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường trựctiếp xét duyệt danh sách TS trúng tuyển do Ban Thư ký trình và ký giấy triệu tậpTS trúng tuyển nhập học. Trong giấy triệu tập cần ghi rõ kết quả thi của TS vànhững thủ tục cần thiết khi nhập học.

Theo Uyên Na
Pháp luật Việt Nam



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.