Bộ Giao thông nói về 'phút 89 không bắt buộc đổi GPLX'

Trước những ý kiến trái chiều về quy định "không bắt buộc đổi GPLX ở phút 89", Bộ Giao thông đã có trao đổi với VietNamNet.

Trước những ý kiến trái chiều về quy định "không bắt buộc đổi GPLX ở phút 89", Bộ Giao thông đã có trao đổi với VietNamNet.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, thời điểm ban hành thông tư quy định đưa ra chế tài “sau 6 tháng không tiến hành đổi GPLX thì phải thi lại lý thuyết” việc chuyển đổi quản lý GPLX hết sức khó khăn, GPLX làm giả rất nhiều làm ảnh hưởng đến hoạt động của toàn xã hội.

Do vậy, trong thông tư 58 có đưa ra chế tài sau 6 tháng không tiến hành đổi GPLX thì phải thi lại lý thuyết.

Bộ Giao thông nói về 'phút 89 không bắt buộc đổi GPLX'
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, đến nay sau khi có ý kiến của người dân và các ngành liên quan, Bộ Giao thông thấy rằng đây là vấn đề cần phải xem xét lại. Vì vậy, Bộ đang xây dựng thông tư sửa đổi thông tư 58 theo hướng không đưa ra các chế tài mà chủ yếu thực hiện vận động người dân nên thay đổi GPLX bằng giấy sang thẻ FET để quản lý tốt hơn. Lộ trình đưa ra vẫn để đến năm 2020.

Thứ trưởng Trường cũng cho biết, trước khi ban hành thông tư 58, Bộ Giao thông cũng đã lấy ý kiến Bộ Tư pháp và các bộ ngành liên quan, tuy nhiên đến nay thấy việc phải thay đổi là cần thiết nên đã điều chỉnh cho phù hợp hơn.

Một lãnh đạo Bộ Giao thông cũng cho hay, sau một năm ban hành thông tư đến nay Bộ giao thông cũng đã nhìn thấy bất cập nên kể cả Cục quản lý văn bản (Bộ Tư) pháp không có ý kiến thì Bộ Giao thông cũng đã có kế hoạch sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế.

“Bất cập ở đây là Bộ Giao thông đưa ra thời gian nhất định để đổi, nếu không đổi phải thi lại lý thuyết, Bộ đã thấy việc này bất cập gây phiền hà cho người dân nên đã cầu thị sửa luôn, không để trường hợp nào phải thi lại lý thuyết như trong thông tư quy định”, một lãnh đạo Bộ Giao thông cho biết.

Người dân đã đổi GPLX mong chia sẻ với Bộ

Khi được hỏi về khoản lệ phí ngành đã thu của người dân đến đổi GPLX sẽ được xử lý như thế nào? Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết: Theo quy định của Bộ Tài chính mức phí thu khi người dân đến đổi GPLX là 135.000 đồng. Mức phí này để mua vật liệu là chính còn các chi phí khác đã nằm trong hoạt động của công chức.

“Khi tiền hành đổi GPLX Bộ cũng đã tính đến phương án miễn phí cho người dân, tuy nhiên khi thống kê thì số tiền khá lớn nên trong quá trình thực hiện rất mong người dân chia sẻ với cơ quan nhà nước để góp phần vào việc quản lý GPLX tốt hơn. Không chỉ chống làm giả mà người dân sẽ có GPLX tốt hơn, bên hơn, đặc biệt là GPLX ô tô, xe máy chỉ cấp một lần”, ông Trường nói.

Nói về quyền lời của người dân khi đổi GPLX giấy sang thẻ nhựa FET, bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN nói rõ: Năm 2014 Việt Nam trở thành viên của Công ước Viên 1968 về giao thông đường bộ.

XEM CLIP: 


Để tuân thủ các quy định của Công ước cũng như đáp ứng yêu cầu quản lý, Bộ đã quy định lộ trình chuyển đổi GPLX cũ sang GPLX bằng vật liệu PET.

GPLX bằng vật liệu PET có độ bền cao hơn, không thấm nước, kích thước nhỏ gọn hơn và phù hợp tiêu chuẩn quốc tế.

Bên cạnh đó, trên GPLX mới, các thông tin được in bằng tiếng Việt và tiếng Anh, tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam có nhu cầu lái xe được cấp GPLX quốc tế khi cư trú, công tác, học tập, du lịch tại những nước tham gia Công ước Viên.

Đặc biệt, khi chuyển đổi đổi sang GPLX mới bằng vật liệu PET, các thông tin về người lái xe trong suốt quá trình từ đào tạo, sát hạch, các vi phạm khi hành nghề hoặc khi tham gia giao thông,… đều được tích hợp trên cơ sở dữ liệu quản lý GPLX quốc gia, tạo thành một hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ, đảm bảo việc truy cập, tra cứu nhanh chóng, tiện lợi cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu tìm hiểu.

Ngoài ra, việc chuyển đổi GPLX giấy sang thẻ nhựa PET còn giúp tăng cường và hiện đại hóa công tác quản lý, hạn chế tối đa việc làm giả GPLX, giảm bớt thủ tục, thời gian xác minh, cấp, đổi GPLX cho người dân.

Theo VietNamNet (clip VTV)



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.