- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trả lời về thủy điện
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khẳng định: "Chúng tôi chưa có phát biểu chính thức nào về việc các nhà máy thủy điện không liên quan đến xả lũ".
Bộ trưởng Vũ HuyHoàng khẳng định: "Chúng tôi chưa có phát biểu chính thức nào về việc các nhàmáy thủy điện không liên quan đến xả lũ". Ấn F5 để tiếp tục cập nhật...
Là Bộ nhậnđược nhiều chất vấn nhất, 58 chất vấn, tập trung vào các vấn đề quy hoạch xâydựng bố trí nhà máy điện, bảo đảm an toàn các nhà máy điện, đập thủy điện, giáđiện, điều hành xuất nhập khẩu tăng trưởng xuất khẩu hạn chế nhập siêu, tính antoàn của việc khai thác và chế biến bauxite ở Tây Nguyên (đặc biệt sau sự cố bùnđỏ), Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết: Tại kỳ họp thứ 7, Bộ CôngThương nhận được 29 chất vấn về 13 vấn đề liên quan đến điện lực, điều hành xuấtnhập khẩu và điều hành giá cả hàng hóa trong nước. Đến nay, Bộ đã trả lời hết.
Tại kỳ họplần này, có 40 kiến nghị liên quan đến điện lực, 26 liên quan đến quản lý thịtrường và xuất nhập khẩu, 14 ý kiến liên quan đến các dự án Bô xít, đóng tàu,nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Về lĩnh vựcđiện lực, Bộ đã chỉ đạo đủ nguồn, đủ hệ thống truyền tải, phân phối. Năm 2010 dựkiến đạt 97,28 tỷ Kwh. Về lưới điện, 100% địa phương đã có điện lưới. 98,16% xãphường có điện lưới quốc gia. 96,57% hộ dân được cung cấp điện, 95,14% nông dâncó điện.
Về lĩnh vựcđiện lực, Bộ đã chỉ đạo đủ nguồn, đủ hệ thống truyền tải, phân phối. Năm 2010 dựkiến đạt 97,28 tỷ KWH. Vè lưới điện, 100% địa phương đã có điện lưới. 98,16% xãphường có điện lưới quốc gia. 96,57% hộ dân được cung cấp điện, 95,14% nông dâncó điện.
Các đại biểuđã bắt đầu đặt câu hỏi. Vị đại biểu đầu tiên đặt câu hỏi chất vấn là ôngTrần Ngọc Vinh, đại biểu Quốc hội Hải Phòng. Ông Vinh hỏi ba vấn đề vềđiện, nhập siêu và quản lý giá cả.
Theo ôngVinh, cử tri cho rằng việc thiếu điện, nguyên nhân sâu xa do liên quan đến quyhoạch ngành điện và đầu tử không hợp lý. "Bộ trưởng cho biết có đúng không? vàđâu là hướng giải quyết của Bộ Công Thương?
Dẫn kết quảnhập siêu tháng Bảy lên tới 1,07 tỷ USD, ông Vinh đặt câu hỏi: "Đâu là nguyênnhân? Con số này liên quan đến mục tiêu kiềm chế nhập siêu của Chính phủ?"
Tại phiênhọp Chính phủ tháng Mười, Thủ tướng yêu cầu tập chung chống lạm phát, nhưng hànghóa ngày một tăng, ảnh hưởng đến doanh nghiệp và nhân dân, đặc biệt đối vớingười thu nhập thấp, làm công ăn lương và hưu trí, Bộ đã có giải pháp thế nào?
Đạibiểu Đặng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) nêu câu hỏi việc xả lũ các hồ thủyđiện thời gian qua góp phần cùng mưa lũ làm tăng thiệt hại cho người dân. Bộtrưởng đã giải trình, nhưng rất chung chung. Cử tri rất khó hiểu vì những trảlời này không có số liệu cụ thể để minh chứng cho sự vô can của việc xả lũ hồthủy điện.
Bộ trưởngtrả lời rất khó thuyết phục yêu cầu Bộ trưởng cho biết cụ thể về quá trình việcxả lũ vừa qua. Xây dựng thủy điện thực chất là đánh cược với thiên nhiên, hiện 9tỉnh miền Trung có hơn 300 dự án thủy điện.
Đại biểuHương nêu thêm câu hỏi xung quanh công tác tái định cư các dự án thủy điện cònnhiều bất cập. Vậy hướng giải quyết của Bộ trưởng như thế nào?
Đạibiểu Vũ Quang Hải (Hưng Yên) đặt câu hỏi: Nguyên nhân chậm tiến độ củaviệc thực hiện một số nhà máy điện, có phải do năng lực nhà thầu yếu hay không?
Kéo dài sơđồ điện 6 có hợp lý hay không? Vì sao đang xây dựng sơ đồ điện 6 thì phải xây sơđồ điện 7?
Điều chếalumin và khai thác bauxite gây tranh cãi vì khai thác và điều chế chỉ có hiệuquả khi thừa nước và điện, nhưng ta đang làm ngược lại. Xin Bộ trưởng cho biết ýkiến về vấn đề này?
Về vấn đềđiện lực còn có nhiều hạn chế, mùa khô, thiếu điện diễn ra trên phạm vi rộng,ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân, theo Bộ trưởng Vũ HuyHoàng, một trong những nguyên nhân là chưa thực hiện đầy đủ các mụctiêu trong tổng sơ đồ 6. Dự kiến đến 2015 phải có 50.000 Mw công xuất nhưng đếnhết 2010, mới dự kiến đạt 20.900 Mw và đến 2015, mục tiêu 50.000 Mw ngàn khóthực hiện, chỉ đạt được khoảng 80%.
Lý do chậmlà không ít các công trình chậm tiến độ, chủ yếu do thu xếp vốn, giai đoạn đầuthực hiện đúng vào khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Thời gian này các nhà đầu tưgặp khó khăn về vốn, các ngân hàng không cho vay, kể cả doanh nghiệp trong nướcvà nước ngoài. Vốn chủ yếu là vốn vay thương mại, chứ không có nhiều vốn ODA.
Một số dự ántuy đã đưa vào hoạt động nhưng hoạt động chưa ổn định như nhà máy nhiệt điện ởHải Phòng, Quảng Ninh. Việc đưa vào hoạt động chính thức của các nhà máy này bịchậm là một trong những nguyên nhân dẫn đến thiếu điện.
Bộ trưởng BộCông Thương Vũ Huy Hoàng cũng kể đến việc thiên tai, hạn hán kéo dài cũng ảnhhưởng đến nguồn cung điện.
"Xung quanhvấn đề thủy điệ,n tôi chưa bao giờ có câu trả lời chính thức khẳng định sự khôngliên quan của thủy điện nhỏ đối với tình hình xả lũ, gây lũ cho người dân", Bộtrưởng Vũ Huy Hoàng khẳng định.
Khi pháttriển thủy điện nhỏ, trong quy họach có 230 dự án với tổng công suất 1.320 MW.Tuy nhiên, quy họach là một chuyện, còn triển khai như thế nào lại là chuyệnkhác. Hiện tại mới triển khai 90 dự án với công suất 900 MW.
Miền Trungdo địa hình và đặc biệt khí hậu khô hạn nên phần lớn các dự án thủy điện nhỏmiền Trung không có chức năng điều tiết lũ. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựngBộ Công Thương cũng bổ sung một số chức năng cho các hồ thủy điện miền Trung.
Vừa qua, Thủtướng đã ban hành quy trình vận hành liên hồ chứa. Yêu cầu phải đảm bảo: Tuyệtđối an toàn công trình. Điều tiết lũ, giảm cắt lũ hạ du. Cuối cùng mới là yêucầu đảm bảo phát điện
Tuynhiên một số dự án đã làm chưa đúng quy trình. Thủy điện Ba Hạ đã có quy trìnhnhưng trước khi xả lũ, dù đã báo cáo Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão T.Ư nhưngchưa kịp thời báo cáo với UBND địa phương. Bộ Công Thương đã yêu cầu kiểm tra,xác định nguyên nhân, trách nhiệm, kiêm quyết xử lý theo quy định.
Đối với thủyđiện Hố Hô đang xây dựng dở, đây là nhà máy có công xuất chỉ 14 MW, thiếu máyphát dự phòng để kéo cửa cống, lũ lớn gây thiệt hại cho Nhà máy và nước cho hạdu.
Một lần nữa,Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khẳng định: "Chúng tôi chưa có phát biểu chính thức nàovề việc các nhà máy thủy điện không liên quan đến xả lũ".
Bộ trưởng VũHuy Hoàng cho biết sẽ tiếp tục rà soát thủy điện, đảm bảo vấn đề lợi tích, tácđộng môi trường, điều tiết dòng chảy lũ, kiến quyết yêu cầu dẹp bỏ nếu không cầnthiết hoặc không hiệu quả. Đến nay, 38 dự án tại 9 tỉnh đã bị thu hồi bởi "mưalũ thất thường như vậy cần có thái độ kiến quyết hơn đối với các dự án thủyđiện".
Về vấn đề bôxít, trả lời câu hỏi có mâu thuẫn khi nhà máy chế biến ở địa bàn thiếu nước,thiếu điện hay không, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng: Việc quyết định đã đượcChính phủ cân nhắc, báo cáo Bộ Chính trị, nếu thuần túy hiệu quả kinh tế thì đặtnhà máy phía biển có hiệu quả cao hơn nhưng khi quyết định đối với dự án này cầnxem xét tổng hợp tác động xã hội, kinh tế, mức độ lan tỏa của dự án. Chính phủthấy rằng vì lợi ích của đồng bào địa phương trước hết là lao động, việc làm,cải thiện kinh tế địa phương.
Về việcthiếu điện, thiếu nước, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng hứa: Sẽ có đủ nước cung cấp chonhà máy và sinh hoạt địa phương. "Về điện dù có đặt ở đâu cũng vẫn là khó khăncần xử lý", ông Hoàng nói.
Ông Vũ QuangHải tiếp tục chất vấn: Tiến độ các dự án điện có nguyên nhân năng lực các nhàthầu thấp hay không. Mặt khác, về vấn đề thị trưòng điện cạnh tranh, Phó Thủtướng cho rằng người dân đã bắt đầu hưởng lợi, nhưng theo dự báo mà tôi có, khicó thị trường điện cạnh tranh, EVN vẫn nắm 60% thị trường, Vì sao không nhân táicơ cấu, chúng ta xắp xếp lại vấn đề này?
Bộ trưởng VũHuy Hoàng trả lời: Vì chúng ta đang trong quá trình đẩy mạnh phát triển nên bắtbuộc phải nhập khẩu hàng hóa, máy móc thiết bị với tỷ trọng lớn. Trong đó hầuhết nguyên vật liệu chúng ta chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đúng.
Chẳng hạndệt may để xuất khẩu được 11 tỷ USD nhưng phải nhập khẩu tới 60%, da giày cũngvậy. Ngay cả những mặt hàng thiết yếu cũng vẫn phải nhập. Công nghiệp phụ trợtuy đã được quan tâm nhưng kết quả hạn chế. Giá cả hàng hóa, nguyên vật liệucũng là vấn đề gây ảnh hưởng đến nhập siêu. Tuy giá cả hàng xuất khẩu của chúngta tăng (chủ yếu là hàng hóa nông sản) nhưng giá cả nguyên vật liệu máy móc cũngtăng.
Theo mụctiêu đến năm 2015 sẽ giảm tỷ lệ nhập siêu xuống còn 14%. Sau 2015 sẽ tiến tớicân bằng cán cân thương mại ổn định cán cân thanh toán, ổn định kinh tế vĩ mô.
Chính phủ đãchỉ đạo việc kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm nhập siêu. Chúng ta đã làm mộtsố việc, bước đầu đạt hiệu quả. Năm 2008, nhập siêu 18 tỉ USD, tỉ lệ trên kimngạch đạt 30%. Năm 2009, nhập siêu 12,9 tỉ USD, tỉ lệ kim ngạch đạt 22,5%. Năm2010, nhập siêu dự kiến khoảng 11,9 - 12 tỉ USD, tỉ lệ kim ngạch đạt 17%. Trongba năm, đã cố gắng giảm nhập siêu cả tiền vốn và kim ngạch.
Lý do chínhcủa vấn đề này là nước ta đang trong quá trình đầu tư, phát triển, đẩy mạnh sảnxuất. Phần nhiều máy móc chưa đáp ứng. Tỉ lệ này chiếm rất lớn. Một số nguyênvật liệu, sản xuất chưa đúng hoặc chưa sản xuất được nên phải nhập. Ví dụ nhưdệt may, năm nay nước ta xuất khẩu 11 tỉ USD, là một kỷ lục.
Tuy nhiênchúng ta cũng phải nhập khẩu phụ liệu rất lớn. Ngành dệt may mới lo được 43%nguyên liệu trong nước. Còn xấp xỉ 60% phải nhập. Một số ngành khác cũng vậy
Hai ngànhnày chiếm 93% tổng kim ngạch nhập khẩu. Chỉ có khoảng 7% hàng tiêu dùng khôngthiết yếu như ô tô 4 chỗ ngồi, hoá mỹ phẩm, điện thoại di động. Trong thời giantới, vẫn phải duy trì nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu
Công nghiệpphụ trợ trong nước tuy đã được chú ý, quan tâm nhưng vẫn còn hạn chế. Đã chế tạođược nguyên vật liệu trong nước nhưng một số lĩnh vực vẫn phải duy trì nhập khẩu
Đại biểu HàNội, bà Phạm Thị Loan chất vấn: Nhập siêu từ Trung Quốc chiếm tỷ trọng rất caovà kim ngạch được hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng cao. Nhưng như vậy thì nhập siêu ngàycàng cao? Biện pháp nào sẽ được áp dụng để đảm bảo cán cân thương mại hai nước.
Về vấn đềđiện bà Loan chất vấn nhiều nhà máy điện do các công ty Trung Quốc thực hiện đãđưa công nghệ lạc hậu, đưa vào các nhà máy sử dụng những loại than trong nướckhông sản xuất. Vậy số phận các nhà máy này sẽ ra sao? Bộ xử lý thế nào và tráchnhiệm thuộc về ai?
Về vấn đềthủy điện, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói quan điểm của Bộ là những người dân chịuthiệt hại do lũ lụt và phần nào của các nhà máy thủy điện cần được hỗ trợ. Cácban quản lý, lãnh đạo các nhà máy thủy điện cần có trách nhiệm. Ví dụ tại Hố Hô,nhà máy đã tiếp nhận kiến nghị bồi thường của nhân dân. Ai thiệt hại phải chịutrách nhiệm.
Về phárừng, một dự án thủy điện nhỏ cần 10ha diện tích, không loại trừ có dự án sửdựng diện tích rừng cho thủy điện, làm ảnh hưởng phần nào đến môi trường. Chínhvì thế, chúng tôi đã rà soát quy hoạch, không cho triển khai tiếp.
Xung quanhchất vấn của đại biểu Phạm Thị Loan về vấn đề nhập siêu từ Trung Quốc, Bộ trưởngcho biết giải pháp trước mắt mà Chính phủ chỉ đạo và Bộ Công Thương đang tíchcực triển khai là các biện pháp để tăng cường xuất khẩu sang Trung Quốc, qua đógiảm nhập khẩu, cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước.
Biện pháp cụthể, quy họach phát triển thương mại 5 năm giữa Việt Nam - Trung Quốc sắp đượcký kết. Bộ Công Thương cũng sắp ký kết với Bộ Thương mại Trung Quốc, theo đóTrung Quốc tăng cường nhập khẩu 18 nhóm mặt hàng mà Trung Quốc cần và Việt Namcó thể đáp ứng được. Đồng thời hai bên tăng cường các cuộc triển lãm, giớithiệu, quảng bá sản phẩm giữa hai nước.
Về vấn đềvốn cho ngành điện. Chính phủ yêu cầu chính ngành điện phải tự thu xếp nguồnvốn. Nhưng ngành điện cần có tích lũy mà tích lũy lại liên quan đến giá điện.Mặt khác, qua đàm phán, sẽ dành một phần nguồn vốn do điện từ Nhật Bản, TrungQuốc. Thứ ba, EVN đang đề xuất cho phát hành trái phiếu quốc tế huy động vốn chongành điện.
Đối với cácnhà thầu nước ngoài, chưa có thông tin chính thức nào nói họ đưa công nghệ lạchậu vào Việt Nam. Quá trình đấu thầu bao giờ chúng ta cũng nêu yêu cầu về kỹthuật trước, chỉ yêu cầu về thiết bị chứ không nêu xuất xứ, nếu đạt được mới xemđến giá cả.
Các nhà thầuTrung Quốc đều qua được khâu kỹ thuật và về giá, họ có giá cạnh tranh hơn. Tuynhiên, một số nhà máy cũng có khiếm khuyết về kỹ thuật, nhưng chỉ rơi vào cácthiết bị phụ như ống hơi, sàng than chứ các thiết bị chính như phát điện thìkhông có vấn đề gì.
Về vấn đềcông nghệ nhiệt điện không dùng than Việt Nam, Bộ trưỏng Vũ Huy Hoàng "xin đượcđính chính": Khả năng sản xuất than trong nước chưa đủ. Chính phủ có quy địnhcác nhà máy nhiệt điện từ đèo Ngang trở vào dùng than nhập khẩu.
Về giá điện,có không ít vấn đề đã không còn phù hợp với Luật Điện lực, Bộ đã kiến nghị, Thủtướng vẫn là người phê duyệt giá điện. Năm 2008, giá điện tăng 8,9%, năm 2009tăng 6,8% đều được Thủ tướng phê duyệt. Các bậc thang cũng được Thủ tướng phêduyệt. Việc chưa phù hợp với Luật chúng tôi đã có giải trình với lý do như vậy.
Về việc phêduyệt quy hoạch thủy điện nhỏ, chúng tôi đã tham khảo địa phương trên cơ sở thựchiện ba nguyên tắc: Phù hợp với quy hoạch điện, sử dụng nước, sử dụng đất củangành nông nghiệp, phù hợp với quy hoạch KT-XH địa phương.
Thủy điệnnhỏ giao địa phương phê duyệt cũng theo ba nguyên tắc này. Tuy nhiên quá trìnhthực hiện có những bất cập, không phù hợp với đà phát triển.
Về tái cơcấu ngành điện, Bộ trưởng cho biết đã trình Chính phủ nhưng do đề án chưa đạtyêu cầu nên Chính phủ yêu cầu làm lại. Trong tháng 12-2010, cũng sẽ trình lộtrình tăng giá điện. Cần phải tăng cường hiệu quả sử dụng vì còn nhiều hộ đangsử dụng các thiết bị tiêu thụ điện lớn, đồng thời tiếp tục các biện pháp tiếtkiệm điện.
Đại biểuPhạm Thị Loan ngay sau đó xin phát biểu. Bà cho rằng trả lời của Bộ trưởng vềcông nghệ của các nhà thầu Trung Quốc là chưa thỏa đáng
"Nếu Bộtrưởng còn chưa thấy hiện tượng các nhà thầu đưa thiết bị lạc hậu vào thì "cầnphải xem lại".
Nếu Luật đấuthầu còn hạn chế thì phải sửa để mua được những cái chúng ta muốn mua chứ nhưhiện nay tôi cho rằng chúng ta chưa mua đúng những gì mình muốn", bà Loan nói.
Về than, bàLoan nhắc lại những dự án sử dụng công nghệ không dùng than trong nước, ví dụtrong nước sản xuất than cám 5, họ lại dùng thiết bị dùng than cám 3. Bà yêu cầuBộ trưởng cần kiểm tra lại.
Làm rõ hơncâu hỏi chất vấn của đại biểu Phạm Thị Loan về vấn đề lựa chọn công nghệ và nhàthầu đối với các dự án điện, Bộ truởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Võ Hồng Phúc bổ sungthêm phần trách nhiệm của Bộ mình.
Bộ trưởngPhúc khẳng định: Quy hoạch thủy điện và tổng sơ đồ 6 rất phù hợp. Nếu đảm bảođược thì không sợ thiếu điện. Vấn đề ở đây chỉ là do các dự án nhiệt điện chậmtiến độ. Chẳng hạn như dự án nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1,2, nhiệt điện QuảngNinh 1,2.
Nguyên nhânkhông phải là ở nhà thầu mà là năng lực chủ đầu tư có vấn đề. Chủ đầu tư khôngphải chỉ chọn giá mà phải chọn kỹ thuật trước. Tôi cho rằng các chủ đầu tư củachúng ta chưa đủ năng lực để lựa chọn kỹ thuật, đòi hỏi kỹ thuật đối với các nhàthầu.
Riêng về vấnđề giá, không phải là chỉ là lựa giá thấp nhất mà là “giá đánh giá". Chẳng hạnnhư khi mua một chiếc ô tô 3.0 có nhiều loại hãng khác, nhưng cuối cùng vẫn phảiđưa về một mức giá chung. Rõ ràng ở đây là vấn đề năng lực của chủ đầu tư trongvấn đề chọn nhà thầu chứ không phải vướng mắc về luật như đại biểu Thanh Hươngnêu.
Đại biểuTrần Du Lịch nói hai câu hỏi của ông đã hỏi từ đầu nhiệm kỳ và giờ xin chất vấnlại. Cuối 2007, ông đã từng hỏi nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế gia công,dẫn tới nhập siêu lớn, Bộ trưởng đã đồng ý và nói có các biện pháp giảm yếu tốgia công. Sau ba năm, Bộ Công Thương, một siêu bộ quản lý suốt quá trình sảnxuất và lưu thông đã làm gì?
Thứ hai, ôngTrần Du Lịch nói có nêu vấn đề mở cửa là tốt, nhưng ngành công nghiệp điện tửsống dở chết dở trở thành các địa điểm gia công cho Trung Quốc. Hội nhập cạnhtranh thế này thì có đàm phán cũng không giải quyết được. Chúng ta sẽ làm gì? Vàđây có phải là một rủi ro về vĩ mô?
Ngay sau đó,Đại biểu Danh Út chất vấn và ông nói "chỉ chất vấn về vấn đề phân bón cho nôngnghiệp". Có một thực tế là năm nào vào mùa vụ giá phân bón cũng tăng. Nhu cầuphân bón hàng năm là 9 triệu tấn. Chúng ta mới chỉ đáp ứng được 6 triệu, tức chỉđáp ứng được 40%. Vậy đến khi nào sản xuất trong nước mới có thể đáp ứng? Và vìsao trong khi trong nước thiếu trầm trọng, Bộ lại cho phép xuất khẩu phân bón?
Ông Danh Útđề nghị Bộ Công Thương phải nói rõ: Phân bón có cho tạm trữ từ đầu năm haykhông? Có được đưa vào diện ưu tiên, về ngoại tệ chẳng hạn, để các doanh nghiệpnhập khi Bộ Công Thương thì nói có, Ngân hàng Nhà nước thì nói không. Hơn nữa,nạn sản xuất, kinh doanh phân bón giả xuất hiện tràn lan tại 60 doanh nghiệptrên địa bàn 31 tỉnh, vậy Bộ Công Thương đã xử lý ra sao và có biện pháp gì đểchấm dứt?
Ông NguyễnLân Dũng là đại biểu thứ ba chất vấn về vấn đề bô xít. Ông khẳng định ngay: "Tôichưa yên tâm khi bùn để quá cao, độc tính quá lớn, ngửi đã gây ung thư rồi".Dung dịch tập trung trong các giếng làm sao đảm bảo an toàn? Dung dịch này có ănmòn đường ống? Xử lý ra sao nếu có sự phá hoại hồ bùn đỏ từ các thế lực thùđịch?
Theo ôngDũng, dù Bộ trưởng khẳng định có hiệu quả kinh tế, rủi ro thấp, nhưng liệu Bộtrưởng có tin thực sự không?
"Khi cácnguồn thu từ cây công nghiệp, khu sinh thái tôi thấy không khả thi, không thuyếtphục. Hiệu quả ít, độc hại nhiều thì nhân dân sẽ chịu thiệt", ông Dũng nói.
Bộ trưởng VũHuy Hoàng trả lời câu hỏi xung quanh vấn đề giải pháp tham gia vào chống lạmphát và bình ổn giá. Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, thời gian qua, Bộ đã cùngChính phủ và các địa phương phối hợp triển khai các biện pháp để bình ổn giá nhưđảm bảo cung cầu hàng hóa cho sản xuất và đời sống, 11 mặt hàng thiết yếu nhưgạo, muối, thép, phân bón, xăng dầu đều được chú trọng đảm bảo cung ứng.
Theo đánhgiá chung, kể cả những giai đoạn khó khăn nhất như năm 2008, 2009 đã đảm bảođược các hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa thiết yếu. Nay vẫn tiếp tục những kinhnghiệm có được, tuy nhiên Bộ cũng đã triển khai thêm nhiều biện pháp cụ thể nhưhuy động năng lực sản xuất trong nước, phát huy vai trò của các doanh nghiệpcung cấp hàng hóa thiết yếu như điện, phân bón, xăng dầu…
Với nỗ lựcchung chúng ta có thể yên tâm là giá cả sẽ được ổn định, yêu cầu hàng hóa sẽđược ổn định về cơ bản giữ được cân đối cung cầu. Thông qua các biện pháp bìnhổn giá, các địa phương đã tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia vào bán hàngbình ổn giá. TPHCM, Hà Nội có hàng trăm điểm bán hàng bình ổn. Các cửa hàng nàychiếm 30% lượng hàng cung ứng cho toàn xã hội.
Bộ trưởng VũHuy Hoàng cũng nhìn nhận hệ thống phân phối bán lẻ chưa phát triển theo đúng yêucầu là một nguyên nhân khiến cho việc quản lý và bình ổn giá gặp khó khăn, sắptới sẽ tập trung phát triển hệ thống này.
Quy hoạch vềphát triển thương mại đã được phê duyệt từ khâu bán buôn đến khâu bán lẻ. Thựchiện cam kết khi ra nhập WTO bằng cách cho các doanh nghiệp nước ngoài tham giavao hệ thống phân phối.
Công tácquản lý thị trường cũng là một điểm yếu được Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng ghi nhận làchưa đạt so với yêu cầu vì những vi phạm thương mại ngày càng tăng và tinh vi dochúng ta còn đang yếu về khâu chuyên môn.
Theo Dân Việt
-
Thời sự1 ngày trướcTại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vừa xảy ra vụ việc bé gái 5 tuổi bị chó nuôi của gia đình cắn tử vong thương tâm.
-
Thời sự1 ngày trướcNgày 21/11, lãnh đạo UBND xã Krông Năng (huyện Krông Pa, Gia Lai) xác nhận, có vụ việc một em bé 4 tuổi nghi bị gã đàn ông hàng xóm xâm hại. Cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ.
-
Thời sự1 ngày trướcNhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.
-
Thời sự3 ngày trướcTheo người dân sinh sống ở các ngõ 127, 155 Nguyễn Trãi; 126, 144 đường Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội), việc dùng barie chặn xe là "cực chẳng đã" để đảm bảo an toàn giao thông.
-
Thời sự3 ngày trướcCơ quan công an đang khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ 2 vợ chồng tử vong nghi bị thiêu sống bằng xăng
-
Thời sự3 ngày trướcSau khi được gia đình gửi tại trường mầm non, bé 4 tuổi được phát hiện cháu đã tử vong dưới hồ nước nhà dân, cách trường không xa.
-
Thời sự4 ngày trướcCơ quan khí tượng dự báo Hà Nội sắp hứng mưa, mưa rào và có thể có dông, trời chuyển lạnh từ đêm nay.
-
Thời sự4 ngày trướcSau cú va chạm với ô tô trên đường đê ở huyện Tiền Hải (Thái Bình), người phụ nữ đi xe máy bị hất văng xuống triền đê tử vong tại chỗ.
-
Thời sự4 ngày trướcNhóm học sinh lớp 8 Trường THCS Hiền Quan rủ nhau đi tắm sông, 5 em bất ngờ bị nước cuốn trôi mất tích.
-
Thời sự4 ngày trướcNguyễn Văn Vĩ quay lại quán nhậu, cầm dao lao vào đâm gục người đàn ông trước sự hoảng loạn của người xung quanh
-
Thời sự5 ngày trướcThi thể 2 học sinh lớp 7 mất tích khi tắm sông đã được tìm thấy và bàn giao cho gia đình để lo hậu sự.
-
Thời sự5 ngày trướcTài xế xe ô tô bán tải vượt ẩu khi qua cầu phao Phong Châu (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) được cơ quan chức năng xác định là ông N.H.H. (45 tuổi, trú tại xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông).
-
Thời sự5 ngày trướcNghe tiếng động mạnh, người dân sống gần khu vực chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TPHCM) chạy ra kiểm tra, phát hiện nam shipper tử vong, xe máy văng xa cách 20m.
-
Thời sự6 ngày trướcTriều cường đạt đỉnh vào chiều 16/11 khiến nhiều tuyến đường vùng trũng thấp ở TP.HCM ngập sâu, nước tràn cả vào nhà ảnh hưởng đến đời sống người dân.