Bệnh viện Việt Đức ghi nhận ca dương tính: Chuyên gia nói Hà Nội sẽ còn phát hiện thêm các ca bệnh mới

Chuyên gia nhận định: “Chúng ta đã xác định tinh thần sống chung với Covid-19 không có "zero Covid" cho nên có ca xuất hiện dương tính xuất hiện ở đâu đó trong thành phố là hết sức dễ hiểu”.

Bệnh viện Việt Đức ghi nhận ca dương tính: Chuyên gia nói Hà Nội sẽ còn phát hiện thêm các ca bệnh mới-1

Bệnh viện Việt Đức nơi có 1 ca dương tính.

Có thể xuất hiện ca dương tính mới ở bất cứ đâu

Liên quan tới ca bệnh Covid-19 tại khoa Ung Bướu - Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, bệnh nhân sinh năm 1972 (tại Phù Lưu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) là người nhà vào chăm sóc người bệnh điều trị tại bệnh viện từ ngày 19/9. Ngày 30/9 bệnh nhân được CDC Hà Nội lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

Phân tích về ca bệnh xảy ra tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, PGS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng ( Bộ Y tế) cho hay: "Chúng ta đã xác định tinh thần sống chung với Covid-19 không có "zero Covid" cho nên có ca xuất hiện dương tính xuất hiện ở đâu đó trong thành phố là hết sức dễ hiểu. Các trường hợp nhiễm virus này có thể có triệu chứng hoặc không có triệu chứng.

Trước đó, tại thành phố có 2 trường hợp tử vong (tự tử, tai nạn) khi xét nghiệm mới phát hiện ra dương tính, nhưng họ không hề phát bệnh.

Đối với trường hợp tại khoa Ung Bướu Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, đây là trường hợp tại Hà Tĩnh ra chăm người nhà. Trước đó, trường hợp này đã được test nhanh âm tính. Tuy nhiên, đối với trường hợp này chưa thể xác định được nhiễm từ Hà Tĩnh trước khi ra Hà Nội (thời điểm xét nghiệm ở giai đoạn cuối của bệnh); Hoặc bệnh nhân lây nhiễm mới.

Trường hợp này trong suốt thời gian 10 ngày tại bệnh viện không có triệu chứng. Do vậy chúng ta phải chấp nhận những người không có triệu chứng trong cộng đồng vẫn còn và lây lan cho người khác".

Bệnh viện Việt Đức ghi nhận ca dương tính: Chuyên gia nói Hà Nội sẽ còn phát hiện thêm các ca bệnh mới-2
Lấy mẫu xét nghiệm tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức.

Đối với trường hợp dương tính xảy ra tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, theo chuyên gia dịch tễ sẽ có nguy cơ lây ra các trường hợp khác là người nhà, bệnh nhân nếu có tiếp xúc gần, đặc biệt là không đeo khẩu trang. Để đánh giá nguy cơ thì sẽ phải xét nghiệm người nhà, bệnh nhân tại bệnh viện để sàng lọc.

"Có thể sẽ có thêm nhiều người dương tính tại khoa Ung Bướu hoặc trong bệnh viện, kể cả nhân viên y tế nếu không đảm bảo phòng chống dịch thì vẫn có thể lây nhiễm. Tuy nhiên, thời điểm này khi xác định sống chung, chúng ta sẽ cần phải hiểu rõ ca dương tính mới có triệu chứng hay không, trước đó đã được tiêm vắc xin hay chưa? Có nghĩa là chúng ta sẽ chỉ quan tâm tới ca phải nhập viện và giám sát quan lý ca không triệu chứng để tránh lây lan thêm", PGS Huy Nga nói.

Người dân không chủ quan vì chưa an toàn

Cũng theo vị chuyên gia dịch tễ: "Hiện nay, tình hình dịch vẫn phức tạp, chưa an toàn, chỉ là trong trạng thái mới. Do vậy, không có nghĩa là người dân lơ là phòng chống dịch, bỏ khẩu trang, tụ tập đông người. Người dân khi vào bệnh viện bắt buộc phải đeo khẩu trang 24/24.

Đối với các bệnh viện, để tránh việc phải phong tỏa đóng cửa nên hạn chế cho người nhà vào chăm sóc bệnh nhân. Thay vào đó nên thuê dịch vụ chăm sóc tại bệnh viện. Việc người nhà vào chăm sóc bệnh nhân quá đông nguy cơ lây nhiễm sẽ xảy ra. Hoặc yêu cầu người nhà tới chăm sóc ngoài xét nghiệm thì cần phải có giấy xác nhận tiêm chủng".

Để sống chung an toàn trong tình trạng mới, người dân vẫn cần 5K, khẩu trang - cách đơn giản nhưng phát huy hiệu quả rất cao. Bên cạnh đó, khi tới những nơi có người lạ, cần tránh tiếp xúc.

PGS Huy Nga cũng cho biết thêm, dịch tại Hà Nội rất khó có thể bùng phát như tại TP HCM vì tỷ lệ tiêm của thành phố tương đối cao. Việc có thêm các ca bệnh cộng đồng là điều đã được dự báo trước khi mở cửa sống chung với dịch. Tuy nhiên, thành phố sẽ không thể đóng cửa mãi và khi mở cửa thì sẽ phải chấp nhận có ca bệnh và rủi ro.

PGS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho hay đối với trường hợp dương tính tại Bệnh viện Việt Đức, để tìm hiểu về nguồn lây ở đâu thì cần phải có thêm thời gian để điều tra dịch tễ. Do dịch bệnh vẫn lưu hành trong cộng đồng, việc xuất hiện thêm các ổ dịch nhỏ là điều dễ hiểu (nhiều trường hợp mang virus nhưng không có triệu chứng vẫn lây bệnh cho người khác).

Trong tình hình mới, thành phố đã chấp nhận mở cửa để sống chung với dịch bệnh. Để dịch bệnh không bùng phát trở lại, người dân cần phải tuân thủ đúng theo các nguyên tắc phòng chống dịch của Bộ Y tế (5K).

Theo Sở Y tế Hà Nội, số ca mắc mới từ 18h ngày 30/9 đến 06h ngày 1/10 là 05 ca mắc mới tại cộng đồng, phân bố theo quận/huyện: Nam Từ Liêm (3 ca), Ba Đình (1 ca), Tây Hồ (1 ca). Phân bố theo chùm ca bệnh: Chùm Sàng lọc ho sốt (5).

Theo Tổ Quốc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://toquoc.vn/benh-vien-viet-duc-ghi-nhan-ca-duong-tinh-chuyen-gia-noi-ha-noi-se-con-phat-hien-them-cac-ca-benh-moi-820211107534775.htm

Covid-19


Viện Kiểm sát đề nghị y án tử hình bà Trương Mỹ Lan
Đối đáp với các luật sư và nội dung tự bào chữa của bà Trương Mỹ Lan, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng không có cơ sở để giảm hình phạt và vẫn bảo lưu quan điểm, đề nghị HĐXX tuyên bác kháng cáo, giữ nguyên mức án tử hình đối với bà Trương Mỹ Lan chung cho 3 tội danh.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.