"Chiến sĩ áo trắng" nơi tuyến đầu chống dịch: Hành trang là 3 bộ quần áo và chưa hẹn ngày về

Gác lại những bình yên nơi đang sống, những cán bộ y tế địa phương sẵn sàng vào tâm dịch để sát cánh cùng đồng nghiệp, quyết tâm dập dịch. Lên đường với quyết tâm cùng mọi người chiến thắng dịch bệnh và gác lại những hạnh phúc nhỏ nhoi nơi quê nhà.

Trong những ngày qua, tình hình dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, trong đó Bắc Ninh và Bắc Giang đang là những "điểm nóng". Bộ Y tế và nhiều địa phương khác đã liên tục chi viện, hỗ trợ nhân lực, vật tư y tế... cùng 2 địa phương này quyết tâm dập dịch.

Tuyến đầu chống dịch luôn là nơi nguy hiểm nhất, thế nhưng với tinh thần "chống dịch như chống giặc" nhiều cán bộ y tế từ khắp các địa phương đã tình nguyện ghi tên mình vào đội ngũ đó, chia sẻ những khó khăn, nguy hiểm cùng đồng nghiệp.

Chiến sĩ áo trắng nơi tuyến đầu chống dịch: Hành trang là 3 bộ quần áo và chưa hẹn ngày về-1
Nhân viên y tế căng mình xét nghiệm cho công nhân tại các KCN ở Bắc Ninh, Bắc Giang.

Những ngày vừa qua, những câu chuyện về các y, bác sĩ nơi tuyến đầu ngã gục, kiệt sức khi làm việc xuyên đêm để truy vết, lấy mẫu xét nghiệm cho hàng ngàn người đã khiến nhiều người không khỏi xót xa. 

Viết tiếp những "bản hùng ca" về những chiến sĩ nơi tuyến đầu chống dịch đó, ngày hôm nay cộng đồng lại tiếp tục được nghe, chứng kiến về những con người tình nguyện tham gia vào đội ngũ chống dịch tại một trong những điểm nóng nhất của cả nước. Gác lại những bình yên nơi mình đang sống, những con người ấy sẵn sàng xung phong cùng với đồng nghiệp chiến đấu, quyết tâm dập dịch. 

Hành trang 3 bộ quần áo và chưa hẹn ngày về

Ma Văn Thoại (29 tuổi, cán bộ y tế, người dân tộc Tày) cũng là một trong số những người tình nguyện tham gia tuyến đầu chống dịch. Đợt dịch thứ 4 bùng phát, anh viết đơn đăng ký xin tham gia. Chiều hôm trước gửi đi, sáng hôm sau anh nhận được thư đồng ý của Sở Y tế Bắc Ninh. Dù có chút lo lắng, nhưng mệnh lệnh từ trái tim và sứ mệnh đặt trên vai người thầy thuốc, anh gửi con nhỏ về quê nội ở Sơn Dương (Tuyên Quang) rồi khăn gói 3 bộ quần áo lên đường. 

"Vợ mình là giáo viên nên rất hiểu và ủng hộ mình. Chỉ dặn dò chồng bảo trọng, sớm đánh đuổi con cô vít để trở về với hai mẹ con", Thoại tâm sự.

Chiến sĩ áo trắng nơi tuyến đầu chống dịch: Hành trang là 3 bộ quần áo và chưa hẹn ngày về-2
Nhóm nhân viên y tế tranh thủ nghỉ ngơi sau nhiều giờ làm việc trước khi tiếp tục đón người dân vào khu cách ly.

Tại điểm cách ly tập trung xã Ngũ Thái (Thuận Thành), từ sáng sớm Thoại đã trong trang phục bảo hộ tiếp đón công dân các xã đến. Trong ngày đầu tiên anh đã làm việc đến 3h15 sáng mới được nghỉ ngơi và ăn vội bát mì tôm.

Hiện tại, khu cách ly tập trung này có gần 300 công dân, trong đó nhiều trẻ em nên việc chăm sóc của nhóm y tế cũng vất vả hơn. 

"Ở đây nhu yếu phẩm bà con nhân dân và nhà hảo tâm ủng hộ nhiều, chỉ lo là trang thiết bị chống dịch, đồ bảo hộ y tế còn hạn chế nên bọn mình phải cân đối. Nhiều mặc bộ đồ bảo hộ làm việc dưới nắng nóng 40 độ nhiều giờ, mồ hôi vã ra như tắm nhưng cũng không dám thay đồ ra. Ai cũng phải cố gắng vì cái chung", Thoại tâm sự.

Chiến sĩ áo trắng nơi tuyến đầu chống dịch: Hành trang là 3 bộ quần áo và chưa hẹn ngày về-3Chiến sĩ áo trắng nơi tuyến đầu chống dịch: Hành trang là 3 bộ quần áo và chưa hẹn ngày về-4

Lúc này đối với họ, chỉ cần một chỗ ngả lưng là đủ.

Chia sẻ sự vất vả của nhóm nhân viên y tế ở khu cách ly, các cô giáo trường mầm non và một số người dân xung quanh đã giúp đỡ việc nấu ăn. 

"Người dân ở khu cách ly ăn gì thì mình ăn như vậy. Chỉ có điều là mình ăn theo kiểu tranh thủ, ví dụ sáng làm việc đến 14h xong thì mới ăn. Tối có khi 23h hết việc mới tìm vào nhà bếp ăn uống qua loa để lấy sức trực đêm", anh kể.

Câu chuyện của chúng tôi không thể kéo dài vì Thoại đã khản đặc giọng do những ngày qua liên tục nói và giải thích cho người dân về các quy định cách ly, phòng chống dịch bệnh. 

"Lúc tối bà nội gọi điện bảo bao giờ được về, con khóc đòi bố suốt mà mình chưa biết trả lời thế nào. Cán bộ y tế mà, lúc nào cũng "đi trước, về sau". Chỉ khi nào thấy tất cả những người thuộc diện cách ly được về nhà trong tình trạng sức khỏe ổn định, xét nghiệm âm tính với virus gây bệnh COVID-19 thì mình mới có thể nghĩ về niềm vui của bản thân", Ma Văn Thoại bày tỏ.

Chiến sĩ áo trắng nơi tuyến đầu chống dịch: Hành trang là 3 bộ quần áo và chưa hẹn ngày về-5
Những bình khử khuẩn nặng hàng chục cân nhưng các nữ nhân viên y tế vẫn có thể "xử lý".

Đến trưa ngày 19/5, Bắc Ninh tiếp tục ghi nhận thêm 10 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại địa phương này lên 346 với hàng nghìn F1 được chuyển đến 18 điểm cách ly. 

Trong thời tiết nóng bức, oi ả của mùa hè, mỗi ngày nhân viên y tế, tình nguyện viên căng mình nơi tuyến đầu chống dịch đều phải khoác lên mình bộ đồ bảo hộ dày cộp, ai nấy đều ướt đẫm mồ hôi, mệt nhọc nhưng không một lời kêu ca, họ tự động viên nhau, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao để dịch sớm được khống chế, đẩy lùi càng khiến cộng đồng không khỏi xúc động. Cùng gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến họ - những người giữ vừng bình yên cho cuộc sống của chúng ta trong mùa đại dịch này nhé!

Theo Nhịp Sống Việt

Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/chien-si-ao-trang-noi-tuyen-dau-chong-dich-hanh-trang-la-3-bo-quan-ao-va-chua-hen-ngay-ve-22202119514365333.htm

Covid-19


Cảnh giác chiêu lừa của người nước ngoài giả vờ mua hàng, đổi ngoại tệ
Thủ đoạn của các đối tượng người nước ngoài lợi dụng các điểm bán hàng hoặc các điểm dịch vụ đổi tiền có ít người quản lý, giả vờ vào mua hàng hoặc đổi tiền, sau đó tạo các tình huống khiến người bán hàng phân tâm, mất cảnh giác để chiếm đoạt tài sản.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.