Cựu nữ sinh kể chuyện gặp Bác Hồ 2 lần trong ngày

Được gặp Bác 2 lần, được che ô cho Bác, quàng khăn quàng đỏ lên cổ Bác, nghe lời Bác dặn dò… đó là dấu mốc quan trọng để cô nữ sinh dân tộc Dao 14 tuổi năm ấy hài lòng vì đã bao năm nay hết lòng “phục vụ đồng bào mình” như lời Bác dặn...

Được gặp Bác 2 lần, được che ôcho Bác, quàng khăn quàng đỏ lên cổ Bác, nghe lời Bác dặn dò… - đó là dấu mốcquan trọng để cô nữ sinh dân tộc Dao 14 tuổi năm ấy hài lòng vì đã bao năm nayhết lòng  “phục vụ đồng bào mình” như lời Bác dặn...

“Tôi được gặp Bác 2 lần trongngày”

“Dù đã gần 50 năm trôi qua nhưng cảm xúc khi đón Bác Hồ, nhìn thấy Bác, thậm chíđược đứng ngay bên cạnh Bác, nghe những lời Bác dặn dò… như vẫn còn đây - dù Bácđã đi xa - tôi vẫn khắc cốt ghi tâm và coi đó là một trong những kỷ niệm đẹpnhất cuộc đời mình…” – người phụ nữ ngoài 60 tuổi đời với hơn 40 năm sống và làmviệc theo lời Bác Hồ dặn - trầm ngâm kể.

Ngày ấy, cô nữ sinh Triệu Thị Kim Tặng tròn 14 tuổi, cô là một trong ba nữ sinhđược cử đi đón Bác Hồ khi Bác lên thăm nhân dân tỉnh Thái Nguyên (năm 1960).
 

Cựu nữ sinh kể chuyện gặp Bác Hồ 2 lần trong ngày
Bà Triệu Thị Kim Tặng với tấm hình chụp cạnh Bác Hồ (Ảnh: Minh Thúy) 

Trong tâm trí cô nữ sinh dân tộcDao, Bác Hồ là một người mà ở trường các thầy cô giáo thường hay nhắc đến nhưmột tấm gương sáng, ở nhà cha cô lại kể những câu chuyện đẹp mà ông nghe trênnhững quãng đường làm giao liên cho cách mạng ở Việt Bắc… Cô chẳng tin nổi, mộtngày, Bác Hồ không còn ở trong những lời nhắc nhở hay lời kể nữa, Bác xuất hiệnngay bên cạnh bà con các dân tộc Thái Nguyên, Bác đứng ngay bên cạnh cô bé Tặng– và cô được gặp vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc không chỉ một lần…

“Sáng hôm đó (13/3/1960) tôi cùng 2 người bạn là Chi Thị Khẩn dân tộc Lô Lô, ĐàoThị Lý dân tộc Mông được cử đi đón Bác Hồ ở ngoài sân vận động Thái Nguyên – nơiBác về trò chuyện với bà con các dân tộc Việt Bắc. Tôi là người được giao nhiệmvụ cầm ô che cho Bác nên được đứng ngay bên cạnh Bác. Tôi còn nhớ rất rõ Bác mặcbộ quần áo “kiểu Tôn Trung Sơn” màu ghi, đằng sau vai áo bên phải có một miếngvá nhưng trong mắt tôi Bác mặc bộ đồ đó rất đẹp, rất giản dị, gần gũi với nhữngngười dân ở đây, gần gũi với chúng tôi, những đứa trẻ dù được học hành nhưng máitóc cũng từng khét nắng, bàn tay cũng từng chai sần vì những ngày thơ theo mế(mẹ) lên nương trỉa bắp…”.

Sau khi nhận những bông hoa tươi thắm từ tay các học sinh Trường thiếu nhi rẻocao khu tự trị Việt Bắc, Bác Hồ vui vẻ và nhanh nhẹn bước lên khán đài tròchuyện với bà con, “nhìn Bác rất hồng hào” – cô bé che ô cho Bác nhớ lại.

Cô nữ sinh Triệu Thị Kim Tặng không chỉ vinh dự được gặp Bác 1 lần mà ngay chiềuhôm đó, Bác vào thăm Trường thiếu nhi vùng cao, khu tự trị Việt Bắc nơi cô học,cô lại vinh dự được giao nhiệm vụ quàng lên cổ Bác chiếc khăn quàng đỏ.

“Bác hỏi chúng tôi: các cháu có nhớ nhà không? Có được ăn no không? Bác còn dặn:các cháu là con em tiêu biểu của các dân tộc nên phải cố gắng chăm học, ngoànngoãn, nghe lời thầy cô giáo, rèn luyện tốt để thành cháu ngoan Bác Hồ, để saunày làm cán bộ phục vụ cho dân tộc mình”.

Sau đó, “Bác Hồ cũng trò chuyện với các thầy cô giáo và nhân viên trong trường.Rồi Bác bắt nhịp cho chúng tôi hát bài kết đoàn, rồi Bác rời hội trường trongkhi chúng tôi vẫn đang hát…”

Nhớ lại những giây phút đó, cựu nữ sinh Kim Tặng trào nước mắt
.
Bà Tặng kể, chính lần gặp Bác Hồ đó đã tiếp thêm nghị lực cho cô nữ sinh trẻvượt qua khó khăn để tiếp tục xây ước mơ trở thành cán bộ phục vụ dân tộc, quêhương mình. 

13 tuổi (năm 1959), cô bé Tặng dời bản Dao nghèo Nà Lẹng (ruộng cạn) nằm chonvon nơi đỉnh đèo Gió (xã Sỹ Bình, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Thái - nay là BắcKạn) về theo học tại Trường Thiếu nhi vùng cao, Khu tự trị Việt Bắc (TháiNguyên). Còn nhỏ nhưng đi xa quê, nói tiếng Kinh chưa sõi, bạn cũng chưa quen vìmỗi người một dân tộc, nói tiếng khác nhau chẳng ai hiểu ai nói gì… “Nhiều đêmthức trắng nhớ nhà, nhớ mế, nhớ những con đường gồ ghề đá tai mèo… tôi chỉ muốnkhông đi học nữa. Nhưng gặp Bác Hồ, nghe Bác nói chuyện, nghe lời Bác dặn dò,tôi thấy mình phải học tốt hơn, phải rèn luyện nhiều hơn để thành người có ích”.

Nhớ lời dặn của Bác nên... ôm con đi “xóa mù” ở vùng cao

Bà Tặng theo học ngành Sư phạm bởi bà nghĩ ngành này giúp bàmang kiến thức đến cho con em đồng bào dân tộc vùng cao – như nơi bà sinh ra vàsống thời thơ ấu. Ngay sau khi ra tốt nghiệp trường Trung cấp sư phạm Việt Bắc(nay là Đại học sư phạm Thái Nguyên, năm 1965), bà Tặng về giảng dạy ở trườnghọc của xã Lam Vĩ (huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên).

Cựu nữ sinh kể chuyện gặp Bác Hồ 2 lần trong ngày
Tấm ảnh ghi lại buổi Bác Hồ trò chuyện với các học sinh Trường thiếu nhi rẻo cao khu tự trị Việt Bắc, cô nữ sinh Triệu Thị Kim Tặng (đứng sau vai trái của Bác) đang hát vang bài ca kết đoàn. 

Bà nhớ đó là những ngày tháng đầykhó khăn, vất vả bởi bà đang mang thai người con đầu lòng, chồng bà (ông ĐặngVăn Lâm, nguyên là Hiệu Trưởng trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên, cũng là bạnhọc cùng Trường Thiếu nhi vùng cao với bà) lại đang theo học tận Trung Quốc nênbà phải nỗ lực thực hiện tốt nhất công việc của người giáo viên "cắm bản".

Không chỉ dạy cái chữ cho bà con, bà Tặng cũng tuyên truyền vận động bà con loạibỏ các hủ tục trong cưới xin, ma chay, mê tín di đoan…

“Cắm bản" ở các xã vùng sâu, vùng xa gần 20 năm, đến  năm 1984, bà Tặng chuyểnvề công tác tại Phòng Bổ túc văn hoá, Sở Giáo dục Đào tạo Thái Nguyên, phụ tráchmảng xoá mù chữ bậc tiểu học.

Với công việc này, bà đi khắp các bản làng xa xôi của tỉnh, có những lúc đi bộcả 2 ngày trời, rồi cuộc sống đầy khó khăn, cái bụng chưa no nên nhiều ngườikhông muốn học cái chữ - khiến người giáo viên xóa mù chữ như bà Tặng có lúc cảmthấy mệt mỏi. Nhưng chính những lúc mệt mỏi đó, bà Tặng nhớ lời dặn dò của BácHồ, bà lại bước tiếp.

Có những thời gian chồng đi xa, một nách 2 con nhỏ, bà Tặng vẫn “cắp con” đi“xóa mù” cùng, những vùng cao ở Đồng Hỷ, Chợ Đồn, Na Rì, Bạch Thông… đều in dấuchân mẹ con cô giáo Tặng. Có những lúc cô giáo Tặng phải ở lại với bà con, ngàyđi làm cùng họ, tối về vận động họ học chữ, cách làm này của cô giáo Tặng saunày đã được nhân rộng tại địa phương.

Năm 2001, cô giáo Tặng nghỉ hưu, nhưng “hưu” mà chẳng “nghỉ”, bà Tặng được bầulàm Chi hội trưởng chi hội phụ nữ Tổ dân phố 13, phường Hoàng Văn Thụ, TP TháiNguyên. Năm 2002, bà vào Ban chi ủy phụ trách công tác mặt trận của phố Gia Bảy.Năm 2003, bà làm Bí thư chi bộ… Đến năm 2006, bà được bầu làm tổ Trưởng tổ dânphố 13.

Ở cương vị nào, công việc nào, bà Tặng cũng nhớ lời Bác Hồ: “phục vụ dân tộcmình”. Bà mỉm cười dẫn chứng: “Tôi nghĩ Bác Hồ khi về già nhưng vẫn không ngừngvận động, tập thể dục, kể cả lúc ốm đau Bác vẫn tập luyện – thế là tôi nhận cảnhiệm vụ phụ trách câu lạc bộ dưỡng sinh của khu phố theo đúng tinh thần “giàrồi nhưng vẫn vui tươi” (cười).

Bà Tặng được kết nạp Đảng năm 1981, ở vai trò này, bà nghĩ, đã là Đảng viên thìnhư lời Bác Hồ nói phải luôn trong sạch, đoàn kết trong chi bộ, gần gũi và hiểutâm tư nguyện vọng của nhân dân. Nghĩ vậy, bà quyết tâm góp phần làm thay đổi bộmặt khu phố, từ chỗ đi lại trong tổ dân phố trên những lối mòn đất đỏ bà vậnđộng bà con làm đường bê tông, rồi làm đường dẫn nước sạch, làm luôn đường điệnáp. Quá trình làm nhiều người ủng hộ, nhiều người… chửi nhưng bà vẫn kiên trì.Và vì đó, bà Tặng cũng được bà con dân phố “phong tặng” danh hiệu “người chịuđựng nhất khu phố”.

Nhờ làm được hạ tầng tốt, giờ đây khu phố của bà Tặng đã thay đổi bộ mặt, xóahẳn được nhà lá, 100% là nhà xây cao tầng. Bà Tặng bảo, làm việc gì cũng cố gắngkhông chán nản, xác định công việc đó được nhiều người ủng hộ thì cứ kiên trìlàm theo con đường mình chọn, làm đúng sự chỉ đạo của cấp trên, mọi việc mìnhlàm đưa ra thảo luận dân chủ, làm gì cũng luôn nỗ lực, luôn xác định có ích choquê hương, đồng bào, dân tộc mình – “tôi luôn tậm niệm lời Bác dạy suốt chặngđường tôi đi, suốt những việc tôi làm và tôi thấy thành công” – bà Tặng nói vớigiọng rất nhẹ nhàng, nụ cười tươi cả trong ánh mắt.

Theo VTC News



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.