Cứu sống trẻ bị hóc xương lợn khi ăn cháo hầm xương

Thấy con trai 1 tuổi sốt cao liên tục, quấy khóc không dứt, bố mẹ đưa cháu bé đi khám tại BV Nhi TƯ. Các bác sĩ đã phát hiện ra mảnh xương lợn trong thực quản bệnh nhi.

Thấy con trai 1 tuổi sốt cao liên tục, quấy khóc không dứt, bố mẹ đưa cháu bé đi khám tại BV Nhi TƯ. Các bác sĩ đã phát hiện ra mảnh xương lợn trong thực quản bệnh nhi.

Sau khi bác sĩ gắp ra mảnh xương lợn trong thực quản của con, bố mẹ bé cũng không thể nhớ được thời điểm và hoàn cảnh khiến con mình bị hóc xương lợn.

Theo lời kể của mẹ bệnh nhi, trước đó một thời gian, gia đình có cho cháu ăn cháo hầm cùng xương lợn. Khi ăn được gần hết bát cháo, bé có bị nôn trớ nhưng sau đó vẫn ăn uống, vui chơi bình thường. Những ngày sau, thỉnh thoảng bé vẫn bị nôn trớ trong khi ăn nhưng gia đình chủ quan cho rằng đây là biểu hiện bình thường ở trẻ nhỏ lười ăn nên không để ý nhiều hoặc cho trẻ đi khám.

Đến đêm ngày 8/6, bé bỗng bị sốt cao liên tục, quấy khóc nhiều, gia đình đã đưa đi khám tại BV Nhi Trung ương.

Nhập mô tả cho ảnh
Bố mẹ cháu bé không biết mảnh xương này lọt vào thực quản con từ lúc nào.

Khám lâm sàng, các bác sĩ nhận thấy trẻ sốt không phải do các bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh như viêm đường hô hấp, sốt virus… Tuy nhiên, khi xem kết quả chụp X-quang, bác sĩ phát hiện trong thực quản của bệnh nhi có dị vật.

TS. Phan Thị Hiền, Trưởng khoa Nội soi, BV Nhi Trung ương cho biết, các bác sĩ nghi ngờ dị vật đó đã đâm xuyên thành thực quản, gây loét thực quản và áp xe. 

"Nếu gắp ra rất có khả năng sẽ gây chảy máu và thủng thực quản. Do vậy, các bác sĩ ngoại khoa đã được mời có mặt khi nội soi, để nếu có diễn biến bất thường phải phẫu thuật ngay”, TS. Hiền nhớ lại.

Sau khi áp dụng các kỹ thuật nội soi một cách khéo léo, TS. Hiền cùng kíp nội soi đã lấy được mảnh xương lợn trong hốc thực quản, không cần phải phẫu thuật. Sau 30 phút nội soi, các bác sĩ đã gắp thành công dị vật ra mà không gây thêm bất cứ tổn thương nào cho bệnh nhân.

TS. Hiền cho biết, với trường hợp này, nếu không được can thiệp sớm, để lâu sẽ gây ra áp-xe thực quản, dẫn tới thủng thực quản, nguy hiểm đến tính mạng.

Hiện bệnh nhân đã hết sốt, tình trạng sức khỏe có khá lên, tuy nhiên vẫn cần được theo dõi thêm.

TS. Hiền khuyến cáo, các bậc phụ huynh cần hết sức cẩn thận khi chế biến thức ăn cho con em mình. Tốt nhất nên lọc thật kỹ để loại tất cả mảnh xương vụn rồi mới dùng nước thịt mang đi nấu cháo, phòng tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Trước đó, ngày 12/6, khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Vân Đình, Hà Nội) đã tiếp nhận bé trai Nguyễn Việt Hà, 6 tuổi, trong tình trạng mất ý thức, ngừng thở, ngừng tim. Nguyên nhân dẫn đến sự việc đau lòng trên là do cháu bé đã bị hóc quả vải.

Người nhà nạn nhân cho biết, trước khi đưa vào viện cấp cứu 30 phút, gia đình phát hiện cháu Hà đột ngột khó thở, tím tái toàn thân khi ăn vải. Sau khi sơ cứu tại nhà, cháu được gia đình đưa vào bệnh viện trong tình trạng nguy kịch. Tuy nhiên, cháu bé được đưa đến bệnh viện quá muộn nên mọi nỗ lực của bác sĩ đều thất bại. Quá trình cấp cứu các bác sĩ bệnh viện Vân Đình lấy ra 1 quả vải trong họng cháu Hà.



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.