Dở khóc dở cười nghề đi bắt bệnh nhân tâm thần đưa về viện

Hàng ngày họ phải đi bắt những bệnh nhân để đưa về bệnh viện để điều trị phải đối mặt với những bệnh nhân tâm thần nguy hiểm.

Có một công việc thầm lặng, nguy hiểm, mà ít ai biết. Hàng ngày họ phải đi bắt những bệnh nhân để đưa về bệnh viện để điều trị phải đối mặt với những bệnh nhân tâm thần nguy hiểm.

>>
Chuyện về những song sinh ly kỳ nhất Việt Nam

Đến bênh viện Tâm thần TW1, gặp anh Nguyễn Văn Mạnh (SN 1974) điều dưỡng khoa 6 - Một người lâu năm trong nghề đi bắt bệnh nhân, cái nghề được coi khá lạ lẫm này.

Anh Mạnh cho biết đến với công việc này tính ra đã khoảng mười năm nhưng đã đi bắt hàng trăm bênh nhân tâm thần với những tình huống oái ăm khác nhau.

Đa số người nhà bệnh nhân tâm thần đều rất khó để có thể đưa người nhà đến bệnh viện. Bởi người bệnh bị tâm thần không tỉnh táo, rất nhiều người khi phát bệnh còn tấn công người nhà giữ dội. Với những bệnh nhân bị chứng ảo giác, hoang tưởng cực kỳ nguy hiểm họ có thể phá đồ đạc, chém người nhà, thậm chí chạy bạt mạng. Bởi thế, người nhà bệnh nhân phải “cầu cứu” bệnh viện.

Anh Mạnh cho hay: “Mỗi lần đi bắt bệnh nhân thì thường tổ chức đi ba người để hỗ trờ và mới ứng phó được với bệnh nhân, chuyên môn nghiệp vụ thì dùng thuốc dùng dây trói. Thông thường phải dùng thuốc vì không dùng thuốc không thể đưa được bệnh nhân đi được vì những bênh nhân này đâp phá rất kinh, thậm chí đưa vào xe ô tô rồi họ vẫn gào thét phản kháng”.

Nhiều năm trong nghề, không biết bao nhiêu lần anh Mạnh gặp phải tai nạn nghề nghiệp, thậm chí là nguy hiểm đến cả tính mạng. Anh Mạnh kể có trường hợp hai anh em bị nghiện game hoang tưởng nặng, người nhà nhờ đến bắt, họ cũng cảnh báo 2 anh em này rất manh động cần phải cẩn trọng.

Dở khóc dở cười nghề đi bắt bệnh nhân tâm thần đưa về viện - Ảnh 1
Anh Nguyễn Văn Mạnh điều dưỡng khoa 6, Bệnh viện Tâm thần TW 1.

Anh Mạnh chia sẻ: “Lúc đó bọn anh nghĩ chỉ có người anh bị thôi nhưng khi đến thì phát hiện người em cũng có dấu hiệu bị bệnh. Khi bọn anh tiến hành bắt người anh thì đứa em thì người em từ trên phi xuống cầm dao nó xiên, vừa khống chế người anh xong thì đứa em nó lại vớ cốc để đâm vào người đối diện.

Thường thì khi tổ điều dưỡng đến đưa bệnh nhân đi phải dặn gia đình bỏ hết dao hay vật sắc nhọn đi. Song hôm ấy không ngờ gia đình bỏ sót, anh bạn đi làm cùng bị thương khâu hai chục mũi. Rất may là vết thương không sâu lắm”.

Anh Mạnh cũng cho hay có những trường hợp bệnh nhân tinh quái, bắt rất khó. Chỉ cần chút sơ sểnh là bệnh nhân chạy trốn biệt tăm luôn. Có những trường hợp bác sĩ còn phải cải trang, chỉ tới khi bệnh nhân phát bệnh ngay lập tức cho thuốc để còn dễ bề đưa lên xe về Bệnh viện.

“Nếu không làm thế thì không bắt được. Nhiều khi đi bắt bệnh nhân tâm thần không cẩn thận còn bị nó tri hô cướp giật. Có những lúc còn bị dân làng quây cho. Vì thế, phải bình tĩnh dặn người nhà báo cho người xung quanh phối hợp”- Anh Mạnh chia sẻ.

Không ít trường hợp người nhà muốn kín đáo giữ gìn cho người bệnh sợ bị xã hội ác cảm với bệnh nhân tâm thần. Họ cũng muốn sau này khi người nhà khỏi bệnh trở về cuộc sống không gặp sự mặc cảm, cũng như bất trắc gì nên họ muốn mọi thứ diễn ra trong âm thầm. Những bệnh nhân sau khi khỏi bệnh trở về họ rất tỉnh táo, thấu hiểu và càng yêu quý người thân hơn.

Hỏi về giờ giấc làm việc, anh Mạnh cho hay: “Nhiều khi hai, ba giờ đêm đang ngủ những có trường hợp khẩn cấp. Bệnh nhân lên cơn mà nguời nhà bệnh nhân người ta gọi mình vẫn phải đi, không chỉ ở xung quanh Hà Nội mà thậm chí anh phải đi cả xa hơn, bất kể lúc nào, bất kể ở đâu”.

Dở khóc dở cười nghề đi bắt bệnh nhân tâm thần đưa về viện - Ảnh 2

Một bệnh nhân được cho là "khó bắt" vì thuộc kiểu lực lưỡng cao to và thường xuyên kháng cự.

Với những người đi trước họ rất yêu nghề và luôn tậm tâm trong công việc. Anh em với nhau sống chân tình thoải mái và truyền đạt lại hết kinh nghiệm cho những người mới vào nghề.

Cũng có những trường hợp, chỉ có người trong nghề mới hiểu, họ tự chiêm nghiệm, tìm tòi khám phá thêm. Điều đó lý giải vì sao, những người như anh rất tinh anh, nhìn là hiểu ngay vấn đề.

Kể về những trớ trêu trong suốt quá trình công tác, anh Mạnh chia sẻ gặp không ít tình huống oái ăm, thậm chí dở khóc, dở cười. Điển hình như tình huống một người phụ nữ bị bệnh tâm thần do bị chồng bạo hành. Người phụ nữ này không chỉ kháng cự mà còn có hành động khiến ai gặp cũng khiếp vía.

“Bệnh nhân này nhà tận Thường Tín, Hà Nội. Cô này ngày xưa bị chồng bạo hành, rồi phát bệnh, hiện cô ấy sống cùng bố mẹ đẻ và 1 cô con gái lớp 2. Ngày nhận được điện thoại của bố cô gái, nghe biểu hiện bệnh, anh em cũng đã dặn phải phối hợp thật tốt. Nhưng chẳng ngờ cô này bệnh khá nặng, còn nói huyên thuyên đủ điều.

Khi gặp chúng tôi, cô gái lột sạch quần áo rồi chỉ trỏ gạ gẫm lung tung. Khi đó, anh em chỉ biết nhìn nhau vờ lảng sang chuyện khác rồi 2-3 người ôm ghì lấy để đưa lên xe. Cô này khỏe lắm, còn đánh lại cả mấy người đàn ông tới tấp, còn miệng vẫn không ngừng chửi rủa. Người yếu tim gan chắc sợ khiếp vía” - Anh Mạnh chia sẻ.

Anh Mạnh cũng chia sẻ hết sức chân thành “công việc rất vất vả, nếu không có long yêu nghề và muốn giúp đỡ bệnh nhân thì không thể làm được, mình giúp bệnh nhân với tấm lòng là chính”.

Theo Du Du -Thanh Bình (Nguoiduatin.vn)

bệnh nhân

tâm thần


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.