Đội lốt “từ thiện”, đút túi tiền tỷ

Lợi nhuận từ bán "tăm tre từ thiện" kiểu "vừa bán vừa xin" là một con số khổng lồ theo như thừa nhận của chính những người trong cuộc.

Lợi nhuận từ bán "tăm tretừ thiện" kiểu "vừa bán vừa xin" là một con số khổng lồ theo như thừa nhậncủa chính những người trong cuộc.

Vậy nhưng, khoản tiền đó lạikhông hề được chuyển đến người mù, khuyết tật mà rơi vào túi của những ngườiđi bán hàng "tăm tre tình thương".

Có nhu cầu,  sẽ giải quyết

Đội lốt “từ thiện”, đút túi tiền tỷ
Mỗi ngày ông Mạnh nhận được không dưới 20 cuộc gọi xác minh về lai lịch các nhân viên

Người được giới "nhân viêntăm tre" gọi là "ông trùm tăm" tên đầy đủ là Lê Văn Mạnh sống tại thôn ÁngThượng, Lê Thanh (Mỹ Đức, Hà Nội). Hiện ông Mạnh giữ chức Trưởng phòng Kinhdoanh của Hợp tác xã sản xuất Tình thương, cơ sở sản xuất của thương bệnhbinh và người tàn tật thị xã Sơn Tây. Những điều đó được ông Bùi Minh Thậm,Chủ tịch Hội Người mù thị xã Sơn Tây xác nhận với PV. Những thông tin vềtiếp nhận, giới thiệu và làm giấy tờ với giá 500.000 đồng/bộ cùng các thủtục liên quan đã được chính ông Mạnh khẳng định là có thực.

Sáng 18/3, sau khi làm việc với PV Báo GĐ&XH, HTX SX Tình thương, CSSX của TBB&NTT đã họp khẩn và quyết định ngừng vô thời hạn việc cấp thẻ, giấy giới thiệu và các giấy tờ liên quan phục vụ việc bán tăm tre, đồng thời không tuyển bất kỳ nhân viên bán tăm tre nào từ thời điểm này.

Về khâu "tuyển nhân viên",ông Mạnh cho biết phải là xã viên của Hợp tác xã sản xuất Tình thương, có hồsơ của địa phương xác nhận, tuổi đời trên 20, có bản sao chứng minh nhândân, 4 ảnh 3x4. Ngoài ra, nếu người dân quanh làng có nhu cầu "giúp đỡ" cơsở, kiếm thêm thu nhập ông Mạnh cũng sẽ... giải quyết. Sau khi ông Mạnh đềxuất, lãnh đạo gật đầu, nhân viên sẽ được cấp các giấy tờ pháp lý để đi hànhnghề, đồng thời phải đóng 500.000 đồng gọi là "tiền bảo lưu sản phẩm".

Còn việc tuyển nhân viên tại2 thôn Áng Thượng, Áng Hạ, vốn không phải là xã viên của Hợp tác xã sản xuấtTình thương liệu có đúng quy định? ông Mạnh phân trần với chúng tôi: "Chất lượng sản phẩm của người mù làm ra không thể cạnh tranh được so vớicác sản phẩm của người bình thường... Phạm vi thị xã Sơn Tây quá bé, cáctrường học hàng năm chỉ mua được cho Hội tối đa 2 lần. Vì vậy, chúng tôi rấtcần những người hảo tâm đi bán hàng cho cơ sở, giải quyết đầu ra. Mặt khác,HTX trực thuộc UBND thị xã Sơn Tây nên được phép tuyển người ngoài Hội”.

Vốn một, lãi… mười!

Về giá cả, phương thức lấyhàng, thanh toán mặt hàng "tăm tre tình thương", ông Lê Văn Mạnh cho biết:Giá các loại tăm giao động từ 300 - 500 - 1.000 đến 2.000 đồng/gói, trong đóloại tăm giá 300 đồng/gói được xuất đi nhiều nhất. Dựa theo bảng giá, sốlượng tăm xuất sẽ tính ra số tiền cơ sở được nhận. Ví dụ, xuất 5.000 gói thìcơ sở nhận về 1,5 triệu đồng. Như vậy, giá tăm xuất từ cơ sở ngang bằng vớigiá tăm trên thị trường và việc bán hàng cũng được khuyến cáo là bán với giáđó. Trả lời câu hỏi, liệu các nhân viên sau khi bán hàng có chuyển lại tiền"từ thiện" cho cơ sở hay không? Ông Mạnh khẳng định: "Họ bán lãi được baonhiêu thì hưởng bấy nhiêu". Như vậy, toàn bộ số tiền gọi là "từ thiện" bênngoài giá trị thực vốn rất nhỏ của gói tăm đã hoàn toàn lọt vào túi các"nhân viên tăm tre".

Đội lốt “từ thiện”, đút túi tiền tỷ

“Sổ vàng” của các nhân viên “tăm tre từ thiện” rởm bị công an tịch thu.

Theo tài liệu lưu trữ bao gồmgiấy giới thiệu, công văn, thẻ hội viên cùng sổ sách của các "nhân viên tămtre" bị cơ quan công an các địa phương trên toàn quốc bắt giữ, lưu trữ tạiTrung ương Hội Người mù Việt Nam mà PV được tiếp cận cho thấy, tiền lãi từviệc bán tăm tre thuộc hàng... siêu lợi nhuận. Trong hàng chục "sổ vàng" ghidanh cá nhân "đóng góp từ thiện" qua mua tăm được ghi chép một cách cẩu thả,mức giá tăm (1 gói) được bán có lúc đạt 100.000 đồng, phổ biến nhất là10.000 đồng, 20.000 đồng đến 50.000 đồng...

Trong hàng trăm "trang vàng"tuyệt nhiên không có lần nào tăm tre được bán với giá 1.000 đồng, mức giá đãgấp 3 lần giá các "tay buôn" này nhập hàng chứ chưa nói tới bán đúng giá.Cũng theo những tài liệu này, chỉ sau vài trang giấy, vài ngày "quyên góp",số tiền được "khổ chủ" cộng lại đều đạt con số 2 - 3 triệu đồng. Mức lợinhuận gấp 10 - 20 lần trên đầu sản phẩm của việc bán "tăm tre tình thương"khiến nhiều tập đoàn kinh doanh bán lẻ cũng chào thua.

"Đó là đi… ăn cướp"

Trước những thông tin, bằngchứng về những giấy tờ giả mạo, việc làm sai trái, phi đạo đức mà chúng tôithu thập được trong quá trình tiếp cận các "nhân viên tăm tre", ông Mạnh chorằng: "10 người thì có đến 7-8 người lợi dụng bán tăm tre để làm việc xấunhư đi quyên góp, bán sản phẩm không có nhãn mác. Năm 2009, cơ sở đã huỷ hợpđồng của 30 trường hợp vi phạm. Trường hợp khả nghi, khách hàng sẽ gọi trựctiếp và phản ánh với tôi, tất cả những cuộc gọi trên đều được ghi âm.

Dựa trên số thẻ, số chứngminh nhân dân in trên thẻ thành viên mà khách hàng gọi điện cung cấp, chúngtôi sẽ triệu tập, cho nghe lại băng ghi âm, xác nhận đúng nhân viên đó cóhành vi sai trái sẽ bị buộc thôi việc. Quy định là thế nhưng các đối tượngsử dụng giấy tờ giả quá nhiều. Mới đây cơ quan công an điện báo vừa bắt mộtđối tượng là học sinh mặc áo trường Mỹ Đức B đi "làm từ thiện" bán tăm tre".

Ông Mạnh cho biết thêm: "Không những giả mạo giấy tờ mà còn giả chữ ký. Con dấu và chữ ký đều đượcquét bằng vi tính. Thậm chí họ còn in cả số điện thoại cầm tay, số điệnthoại cơ quan của cơ sở lên giấy để lấy lòng tin của khách hàng. Khi kháchhàng biết bị lừa liền gọi điện vào 2 số máy trên. Một ngày không biết có baonhiêu cuộc gọi đến xác minh, thậm chí chửi văng mạng cả... "bố" trung tâm.Họ chửi "từ thiện gì mà ép khách mua... cả cục, cả chục gói, tăm gì mà bángiá tới 20.000 đồng một nắm". Ông Trưởng phòng Kinh doanh ngán ngẩm lắcđầu: "Riêng việc nghe, trả lời điện thoại cũng đủ váng đầu, chưa kể ngàynào cũng phải nghe những câu chửi rủa đến tục tĩu. Đây không phải là đi làmtừ thiện nữa mà là đi... ăn cướp".

Ông Đào Soát, Chủ tịch trung ương Hội Người mù Việt Nam: Quá nhiều kẻ lợi dụng người mù để lừa đảo

- Hội có nắm được tình trạng lợi dụng bán các sản phẩm của người mù để trục lợi, lừa đảo không thưa ông?

Đội lốt “từ thiện”, đút túi tiền tỷ

+ Chúng tôi rất bức xúc về những hiện tượng trên. Quá nhiều đối tượng mạo danh lợi dụng người mù để lừa đảo. Thậm chí còn mang cả "sổ vàng" để ghi danh, ghi cả phiếu thu hẳn hoi. Họ vừa có giấy tờ giả, có sổ nên nhiều người đã bị lợi dụng, bị lừa. Tình trạng xảy ra trên rất nhiều địa phương trên toàn quốc. Đối tượng toàn thanh niên khoẻ mạnh. Chúng tôi rất phẫn nộ và bất bình.

- Có qui định nào về việc bán tăm tre mà Hội ban hành không thưa ông?

+ Chúng tôi đã ban hành các văn bản qui định với nội dung tuyệt đối cấm các cơ sở, các cấp Hội lấy tăm của người sáng, của cơ sở khác, đóng nhãn mác của cơ sở mình đem tiêu thụ. Sản xuất ở địa phương nào thì chỉ được phép tiêu thụ trên địa bàn đó, không được đi ra các tỉnh khác. Cấm tuyệt đối hành vi cấp giấy giới thiệu hoặc xác nhận cho người ngoài đi bán tăm tre, đũa, đi vận động quyên góp cho Hội.

- Có khi nào Trung ương Hội hay các Hội cấp dưới phối hợp với công an địa phương xử lý các trường hợp vi phạm không, thưa ông?

+ Rất nhiều! Nhiều Tỉnh hội đã phối hợp với công an địa phương tiến hành bắt giữ, tịch thu phương tiện hành nghề. Hồ sơ Hội cấp dưới chuyển về Trung ương Hội cho thấy các đối tượng bị bắt phần đa là công dân xã Lê Thanh và nhiều xã khác của huyện Mỹ Đức, ở huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương cũng có nhiều đối tượng giả mạo bị xử lý.

- Xin cảm ơn ông!


Công Tâm

TheoĐội lốt “từ thiện”, đút túi tiền tỷ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.