Gian nan đời thuyền viên

Trong những ngày qua, dư luận quan tâm đặc biệt đến vụ 11 thuyền viên VN bị nạn ở Nam Cực. Hiện nay, hàng ngàn thuyền viên VN làm thuê cho các chủ tàu nước ngoài dưới hình thức hợp tác lao động đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn, tai nạn có thể đến bất cứ lúc nào.

Thuyền viên VNlàm việc ở nước ngoài bị xếp vào nhóm đối tượng có nguy cơ bị ngược đãi vàbóc lột sức lao động cao.

Trong những ngày qua,dư luận quan tâm đặc biệt đến vụ 11 thuyền viên VN bị nạn ở Nam Cực. Hiệnnay, hàng ngàn thuyền viên VN làm thuê cho các chủ tàu nước ngoài dưới hìnhthức hợp tác lao động đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn, tai nạn có thểđến bất cứ lúc nào.

Nghề nguy hiểm

Một vụ tai nạn từng gây xôn xao dư luận trong nước xảy ra ngày29-11-2007. Vào thời điểm trên, tàu cá CTHEXUEN STAI88 đăng ký tại cảngTangrang (Đài Loan) xuất phát từ Thái Lan mang theo 20 thuyền viên,trong đó có 5 thuyền viên VN ra khơi đánh cá đã bị đắm gần biển Malacca.May mắn, 5 thuyền viên VN có mặt trên tàu gồm: Trần Minh Ngọc (SN 1979),Lê Trung Trương (SN 1976), Nguyễn Thanh Thế (SN 1984), Nguyễn Văn Vinh(SN 1981) và Nguyễn Đức Thắng (SN 1981) được cứu sống và về nước antoàn.

Gian nan đời thuyền viên
Bà Nguyễn Thị Hương (mẹ anh Nguyễn Văn Thành - nạn nhân vụ chìm tàu ở Nam Cực) đau đớn khi không còn hy vọng về sự sống sót của con mình. Ảnh: Khánh Trình

 Ngày 9-11-2008, tàu đánhcá “Phúc Tích Tường - 767” của Đài Loan do biển động mạnh đã bị chìm khiđang đánh cá ở vùng biển phía Nam TP Cao Hùng. Trong số 28 thuyền viênbị nạn có 8 thuyền viên VN. Ngày 2-6, tàu đánh cá của Hàn Quốc bị mộttàu lớn đụng chìm ở vùng biển nước này làm thuyền viên Trần Văn Thắng tửvong; 2 thuyền viên bị mất tích là Lê Văn Dũng và Trương Văn Định, cùngngụ xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh. Cả 3 người cùng đi xuấtkhẩu lao động sang Hàn Quốc năm 2009.

Mặc dù không có số liệu thống kê chính xác nhưng theo tổng giám đốc mộtdoanh nghiệp chuyên về xuất khẩu lao động, trong 40 ngành nghề xuất khẩulao động của VN hiện nay, thuyền viên là ngành nghề có tính chất côngviệc nặng nhọc, vất vả và nguy hiểm nhất. Đây cũng là lý do mà cuối năm2008, Hiệp hội Xuất khẩu lao động VN thành lập Ban Cung ứng thuyền viêntàu cá với thành viên là các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có phái cửthuyền viên nhằm liên kết hỗ trợ giải quyết các rủi ro, bảo vệ lợi íchhợp pháp cho thuyền viên.

Thu nhập thấp

Xuất khẩu thuyền viên của VN chủ yếu tập trung ở thị trường Hàn Quốc.Theo số liệu của Ban Quản lý lao động VN (Đại sứ quán VN tại Hàn Quốc),tổng số thuyền viên VN được cung ứng cho các tàu đánh cá của Hàn Quốctính đến tháng 6-2010 là trên 1.000 người. Ngoài Hàn Quốc, trước đây ĐàiLoan là thị trường xuất khẩu thuyền viên đánh bắt cá lớn nhất của VN.Những năm 2003 trở về trước, số lượng thuyền viên VN ở Đài Loan có thờiđiểm lên đến gần 10.000 người, hiện còn khoảng dưới 1.000 người.

Bên cạnh công việc nặng nhọc, vất vả, nguy hiểm, thuyền viên đánh bắt cácó thu nhập thấp hơn nhiều so với lao động làm việc ở các lĩnh vực khác.Theo hợp đồng đăng ký cung ứng thuyền viên đánh bắt cá của SOWATCO, LOD,TTLC... vừa được Cục Quản lý Lao động ngoài nước cho phép thực hiện,lương cơ bản theo hợp đồng của một thuyền viên chỉ đạt 180 USD/tháng đốivới người chưa có kinh nghiệm và 210 USD/tháng đối với người có kinhnghiệm. Nếu so với lao động nhà máy, mức thu nhập của thuyền viên thấpgấp 4 – 5 lần. Cùng với thu nhập thấp, thuyền viên còn bị xếp vào nhómđối tượng có nguy cơ bị ngược đãi và bóc lột sức lao động cao.

Hỗ trợ gia đình các nạn nhân

Liên quan đến vụ chìm tàu tại Nam Cực, chiều 15-12, đại diện Công ty CP XNK Thủy sản Nam Hà Tĩnh đã mang di ảnh anh Nguyễn Song Hào (SN 1982) về cho gia đình tại xóm Phú Thượng, xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh – Hà Tĩnh.
 
Theo người nhà anh Hào, công ty vẫn chưa hỗ trợ gì cho gia đình. Trao đổi với phóng viên Báo NLĐ, ông Nguyễn Văn Lan, Chủ tịch HĐQT Công ty CP XNK Thủy sản Nam Hà Tĩnh, cho biết ngay khi nhận được thông tin đội cứu hộ chấm dứt tìm kiếm người mất tích, công ty đã có thông báo bằng văn bản về gia đình và địa phương anh Hào. Theo ông Lan, nếu tìm được thi thể anh Hào, công ty sẽ đưa về nước và phối hợp với gia đình tổ chức mai táng. “Mọi quyền lợi của nạn nhân sẽ được thanh toán đầy đủ” – ông Lan khẳng định. 
 
Tối cùng ngày, đại diện Công ty CP Phát triển nguồn nhân lực LOD đã đến gia đình của hai nạn nhân là anh Nguyễn Văn Sơn (SN 1985, ngụ xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh) và anh Nguyễn Tương (SN 1986, ngụ xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh). Công ty hỗ trợ trước mắt cho gia đình mỗi nạn nhân 5 triệu đồng và hứa sẽ thực hiện đầy đủ mọi quyền lợi của hai nạn nhân theo hợp đồng đã ký. Đại diện công ty cho biết sẽ đưa thi thể của anh Tương về quê trong thời gian sớm nhất và tiếp tục theo dõi thông tin của anh Sơn.
 
Đại diện Công ty CP Xuất khẩu Lao động Thương mại và Du lịch cũng đã có mặt tại gia đình nạn nhân Nguyễn Văn Thành (SN 1989, ngụ xã Kỳ Ninh) để trao 5 triệu đồng hỗ trợ gia đình.
K.Trình


Theo Duy Quốc
Người lao động


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.