Hà Nội khó thoát ngập nhưng sẽ sớm gọn hè, phố

Bế mạc phiên họp HĐND Hà Nội sáng 157, Chủ tịch thành phố “giải trình” thực trạng úng ngập, bất cập việc chỉnh trang đô thị. Nhìn nhận việc cải thiện khả năng tiêu thoát nước rất “khó” nhưng Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo cho hay việc đào đường phố sẽ sớm gọn gàng.

Bế mạc phiên họp HĐND Hà Nộisáng 15/7, Chủ tịch thành phố “giải trình” thực trạng úng ngập, bất cập việcchỉnh trang đô thị. Nhìn nhận việc cải thiện khả năng tiêu thoát nước rất “khó”nhưng Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo cho hay việc đào đường phố sẽ sớm gọn gàng.

Khả năng giải quyết những vấn đềxã hội bức xúc của Hà Nội, Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo xác nhận chưa đáp ứng nhucầu, mong muốn. Ùn tắc giao thông, ô nhiễm, úng ngập; tình trạng thiếu nướcsạch, mất điện, cắt điện… dù đã chỉ đạo kiên quyết vẫn khiến người dân kêu ca,dư luận phản ứng.

Đề cập đến trận mưa sáng 13/7 với lượng mưa 160mm trong 2 giờ đồng hồ làm thànhphố úng ngập, ông Thảo xác nhận, diện ngập rất lớn, khó thống kê số điểm ngậpsâu. Ông Thảo cho biết năng lực tiêu thoát nước của Hà Nội hiện giờ chỉ chống đỡđược những cơn mưa lượng dưới 50mm trong vòng 2 giờ đồng hồ. Với lượng mưa từ50-100mm trong khoảng thời gian tương tự, sẽ có 25 điểm úng ngập từ 30-50cmtrong nội thành.

Hà Nội khó thoát ngập nhưng sẽ sớm gọn hè, phố
Dân Hà Nội tự sáng tạo giải pháp đối phó mưa ngập (ảnh: Việt Hưng).
 

Quy hoạch thoát lũ cho Hà Nội doJICA thiết kế, giúp triển khai, tính riêng lưu vực sông Tô Lịch, giai đoạn 1 sẽcó khả năng tiêu thoát 172mm trong 2 ngày đêm, giai đoạn 2 bổ trợ thêm thì tổnglưu lượng tiêu thoát đạt 310mm. Chỉ tính riêng lưu vực sông Tô Lịch này, tổngkinh phí đầu tư đã lên tới 1,2 tỷ USD, sử dụng vốn vay của JBIC.

“Tuy nhiên, khi hoàn thành cả2 giai đoạn (năm 2013) cũng mới đạt mức tiêu thoát 310mm trong 2 ngày đêm, nếuchia ra theo giờ thì năng lực vẫn không lớn, khả năng thoát ngập cho Hà Nội… rấtkhó” - Chủ tịch UBND thành phố không giấu băn khoăn.

Thêm “kịch bản” cho khu vực phíatây thoát nước ra sông Nhuệ, ông Thảo đưa thông tin, các trạm bơm phải đạt côngsuất tối thiểu 35m3 nước/s mới giải quyết được khi xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ.UBND thành phố vừa qua đã chỉ đạo nâng công suất các trạm bơm trên hệ thống tiêuthoát này nhưng vấn đề dồn nước cho sông Nhuệ còn phải phụ thuộc hoạt động điềutiết thủy lợi do Bộ NN&PTNT quản lý.

Chốt lại, ông Thảo đánh giá: “Vấn đề tiêu thoát nước của Hà Nội hết sức khó khăn. Thành phố đang phải tìmcách để vừa giải quyết thực trạng hiện nay, đồng thời lại phải có giải pháp lâudài, đầu tư rất lớn”.

Hà Nội khó thoát ngập nhưng sẽ sớm gọn hè, phố
Cả thành phố thành công trường đào đắp nhiều tháng qua (ảnh: Việt Hưng).

Về lo ngại mưa to có thể xảyra đúng  những ngày Hà Nội làm Đại lễ, ông Thảo khẳng định có kế hoạch phòngtrực, giải quyết thoát nước cục bộ cũng như điều tiết giao thông. “Cần hìnhthành một “hệ ISO tiêu chuẩn để khi xảy ra tình huống là có “kịch bản” hành độngchứ Hà Nội không đủ sức để “bắn mưa” như Bắc Kinh, Matxcơva từng làm vì kinh phímỗi lần phá dẹp mưa như vậy tới hơn 1 tỷ USD” - Chủ tịch thành phố làm phép vívon, so sánh.

Về công tác chỉnh trang đô thịchuẩn bị Đại lễ mừng Hà Nội 1000 tuổi, Chủ tịch UBND thành phố thừa nhận nhiềubất cập, thiếu sót.

Theo thống kê, thời gian qua,thành phố đã triển khai 23 dự án hạ ngầm, sắp xếp đường dây trên các tuyến phố;17 dự án cải tạo công viên vườn hoa quảng trường; 12 dự án chỉnh trang nâng cấphệ thống chiếu sáng; sơn sửa 12 tuyến phố chính. Ngoài ra các quận huyện cũngđồng loạt thực hiện nhiều dự án thuộc thẩm quyền của mình.

Cách tiến hành ồ ạt cùng một thờiđiểm, triển khai quá nhiều hạng mục công trình, biện pháp tổ chức quản lý thicông không hợp lý, chậm tiến độ… gây bức xúc trong nhân dân được người đứng đầuthành phố “nhận lỗi”.

Nói đến giải pháp “sửa sai”, ôngThảo cho biết thành phố đã chỉ đạo tập trung làm dứt điểm các dự án theo cách“cuốn chiếu”, làm đâu hoàn chỉnh đồng bộ, gọn gàng đến đó. Toàn bộ các dự ántrong kế hoạch sẽ xong trước ngày 15/8. Cho đến Đại lễ sẽ không mở thêm dự ánmới, không cấp phép đào đường, đào hè.

Theo P.Thảo
 Dân trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.