Hà Nội: Nhiều người loay hoay, mệt mỏi vì thủ tục xin cấp giấy đi đường "rất rối", tốn nhiều thời gian

Theo ghi nhận của chúng tôi, nhiều người dân phải đi lại nhiều lần đến trụ sở công an phường để hỏi thủ tục xin cấp giấy đi đường. Tuy nhiên, một số người vẫn phải chờ đợi vì không biết mình thuộc nhóm nào.

"Quy trình cấp giấy đi đường rất rối"

Ngày 5/9, Công an Hà Nội đã có thông báo chính thức về quy trình xét duyệt, cấp giấy đi đường, thẻ đi mua hàng thiết yếu tại vùng 1 theo yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thủ đô.

Nhóm 6 là các tổ chức, cá nhân và các trường hợp cấp thiết khác phục vụ thực hiện các hoạt động công vụ, công ích thiết yếu là các cá nhân, người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các trường hợp cấp thiết khác phục vụ thực hiện các hoạt động công vụ, công ích thiết yếu. Thẩm quyền cấp Giấy đi đường: Công an xã, phường, thị trấn.

Theo ghi nhận của chúng tôi, 20h00 ngày 6/9, nhiều người dân vẫn ngồi lại trụ sở Công an phường Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm) để chờ làm thủ tục xin cấp giấy đi đường.

Hà Nội: Nhiều người loay hoay, mệt mỏi vì thủ tục xin cấp giấy đi đường rất rối, tốn nhiều thời gian-1
Trụ sở Công an phường Mễ Trì lúc 20h00 ngày 6/9

Hà Nội: Nhiều người loay hoay, mệt mỏi vì thủ tục xin cấp giấy đi đường rất rối, tốn nhiều thời gian-2
Người dân ngồi chờ đợi cấp "Giấy đi đường có mã" QR code

Nhiều người dân chia sẻ, họ đã phải ra đây rất nhiều lần để hỏi thủ tục xin cấp giấy đi đường nhưng chưa được vì không xác định được công việc của mình thuộc nhóm nào. Tất cả đều gấp rút làm hết các thủ tục bởi nếu chậm ngày nào, họ sẽ không được đi ra đường.

Chị Phạm Thị Huyền, nhân viên một phòng khám tư nhân trên đường Đỗ Đức Dục cho biết, chị nhận được thông báo chuẩn bị giấy tờ của công an phường từ 17h00 chiều, sau khi chuẩn bị xong xuôi, đến 19h00 mới có mặt tại trụ sở công an phường.

"Tôi có nắm được quy trình ban hành cấp giấy đi đường là gửi online nhưng khi tôi gửi mail thì không có phản hồi lại. Sau đó, tôi gọi điện cho công an phường nhiều lần nhưng không được vì bận, đến 5h00 chiều mới có cán bộ công an phường nhấc máy thì nhận được thông tin phải đến trụ sở để gửi bản cứng, nộp trực tiếp.

Vì mình đang cần gấp, công an yêu cầu như thế nào mình phải thực hiện như vậy. Đông người làm như thế này không biết khi nào sẽ lấy được", chị Huyền nói.

Hà Nội: Nhiều người loay hoay, mệt mỏi vì thủ tục xin cấp giấy đi đường rất rối, tốn nhiều thời gian-3Hà Nội: Nhiều người loay hoay, mệt mỏi vì thủ tục xin cấp giấy đi đường rất rối, tốn nhiều thời gian-4
Chị Huyền dắt theo con nhỏ đến trụ sở công an phường làm việc

Bản thân chị Huyền cho rằng, dù làm việc bên lĩnh vực phòng khám tư nhưng trong trường hợp nào cũng cần được ưu tiên.

"Khi tôi gọi điện, ngay cả cán bộ phường cũng phân vân không biết chúng tôi thuộc nhóm 3 hay nhóm 6. Vì là phòng khám tư nên họ xếp vào phần thiết yếu chứ không phải phòng chống dịch. Một ngày trước, cán bộ xếp chúng tôi vào nhóm số 3 (không cần phải đến) nhưng sau đó họ gọi điện lại và xếp vào nhóm số 6", chị Huyền nói.

Hà Nội: Nhiều người loay hoay, mệt mỏi vì thủ tục xin cấp giấy đi đường rất rối, tốn nhiều thời gian-5
Chị Huyền cho rằng, thủ tục cấp giấy đi đường rất rối

"Tôi rất lo lắng và mệt mỏi nếu không xin được giấy đi đường thì mọi người sẽ không đến nơi làm việc được. Trong khi đó, phòng khám có rất nhiều bệnh nhân. Trong thời gian dịch bệnh như thế này mà đến tập trung đông người tôi nghĩ không hợp lý. Tôi nhận thấy giấy đi đường là cần thiết nhưng quy trình làm giấy đi đường rất rối", chị Huyền nói thêm.

Mất nhiều thời gian, nhiều lần phải đi lại ra trụ sở công an phường

Giống như chị Huyền, chị Hường làm việc ở một công ty hoá chất trên đường Đỗ Đức Dục cũng nhận được thông báo phải đến trực tiếp trụ sở công an phường làm thủ tục. Thậm chí, chị Hường cũng không biết công ty có nằm trong danh mục được cấp giấy đi đường hay không.

"Tôi đến đây lần thứ 2 để làm thủ tục rồi, do công ty kinh doanh, buôn bán hoá chất như cán bộ nói đây không phải mặt hàng thiết yếu nhưng chúng tôi giải thích công ty cung cấp hoá chất cho các nhà máy trong khu công nghiệp nếu dừng hoạt động thì sẽ ảnh hưởng đến họ. Hiện tôi đã đợi nửa ngày rồi nhưng cũng chưa nhận được thông báo của công an xem có được duyệt hay không", chị Hường nói.

Chị Nguyễn Thị Thảo (nhân viên một chi nhánh ngân hàng trên đường Mễ Trì, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm) cho biết, vào chiều 5/9, chị liên hệ với cán bộ Công an phường Mễ Trì để xin cấp giấy đi đường cho 6 người tại chi nhánh ngân hàng nơi chị đang làm việc thì nhận được câu trả lời đến trực tiếp trụ sở công an làm việc.

Hà Nội: Nhiều người loay hoay, mệt mỏi vì thủ tục xin cấp giấy đi đường rất rối, tốn nhiều thời gian-6
Chị Nguyễn Thị Thảo cho rằng quy trình cấp giấy đi đường còn nhiều bất cập

"Ngày 5/9, tôi đến trụ sở công an phường làm thủ tục 2 lần nhưng 1 lần đông quá quay về, lần thứ 2 đến đợi mất 4 tiếng nhưng thiếu mẫu số 12 thì lại phải quay về. Đến hôm nay (6/9) tôi đến, chờ hơn 1 tiếng mới nộp được hồ sơ cho Công an phường Mễ Trì để có thể xin được "Giấy đi đường" có mã QR", chị Thảo chia sẻ.

"Tôi mới xin được giấy đi đường của UBND phường ở đợt giãn cách thứ 3 xong giờ lại phải đi xin lại bên công an, tôi thấy rất bất cập", chị Thảo nhấn mạnh.

Hà Nội: Nhiều người loay hoay, mệt mỏi vì thủ tục xin cấp giấy đi đường rất rối, tốn nhiều thời gian-7
Vẻ mặt mệt mỏi của người dân vì chờ đợi quá lâu

Còn chị Hoàng Thị Loan (34 tuổi, chủ một nhà thuốc trên địa bàn phường Mễ Trì) cho biết, trong chiều 6/9, chị đã mất hơn 5 tiếng để làm các thủ tục nộp cho phường xin "Giấy đi đường" cho nhân viên.

"Làm các thủ tục, chờ đợi từ 14h00 đến giờ mới xong (18h40 chiều 6/9) đi lại 3 lần mới được, mỗi lần xin các thủ tục để làm "Giấy đi đường" mất rất nhiều công và tốn thời gian mà không xin thì không được...", chị Loan nói.

Trong khi đó, theo ghi nhận của chúng tôi vào sáng 6/9 - ngày đầu tiên của đợt giãn cách xã hội lần 4 tại Hà Nội tại chốt kiểm soát Cầu Diễn (đường Cầu Diễn, Bắc Từ Liêm) rất đông người và phương tiện phải đứng chờ đi qua chốt để lực lượng chức năng kiểm tra giấy đi đường khiến đoạn đường bị ùn tắc cục bộ hàng trăm mét.

Việc xảy ra ùn tắc tại chốt kiểm soát "vùng đỏ" sáng nay tại Hà Nội khiến không ít người tỏ ra lo ngại về việc rất dễ lây lan dịch bệnh trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lường.

Nói về việc này, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) khẳng định, việc tập trung đông người tại chốt kiểm soát sẽ không đảm bảo được thông điệp 5K, không đảm bảo giãn cách.

Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho rằng, Hà Nội nên có phương án giảm bớt giấy tờ, ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ, giảm bớt thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát phòng chống dịch.

"Những người thực hiện nhiệm vụ kiểm tra giấy tờ hành chính phải có trình độ được huấn luyện, phục vụ nhân dân là chính không có thái độ cửa quyền hống hách. Nếu thấy đông, bắt buộc phải xả trạm, không để tập trung. Không quản lý được cho người dân đi và yêu cầu thực hiện 5K. Việc tập trung đông người như vậy nguy cơ lây nhiễm cao. Thành phố nên học hỏi kinh nghiệm quốc tế xem họ quản lý, hoạt động thế nào", ông Nga thông tin thêm.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem link gốc Ẩn link gốc https://doanhnghieptiepthi.vn/ha-noi-nhieu-nguoi-loay-hoay-met-moi-vi-thu-tuc-xin-cap-giay-di-duong-rat-roi-ton-nhieu-thoi-gian-161210709144845887.htm

Covid-19


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.