Hiệp định về các sự cố trên Biển Đông?

Theo GS Carl Thayer, cách tốt nhất để ngăn chặn những va chạm và căng thẳng trở thành vũ lực là đưa tất cả hải quân liên quan đàm phán một hiệp định về các sự cố trên biển.

Theo GS Carl Thayer, cách tốtnhất để ngăn chặn những va chạm và căng thẳng trở thành vũ lực là đưa tất cả hảiquân liên quan đàm phán một hiệp định về các sự cố trên biển. Hiệp định có thểđi liền với các cơ chế có thể được áp dụng nếu xảy ra vũ lực: đường dây nóng, ủyban kiểm soát khủng hoảng...


Biển Đông trong tổng thểchiến lược của Trung Quốc

Đặt trong chiến lược tổng thểcủa Trung Quốc, những hành động mang tính quyết đoán của Trung Quốc ở vùngthềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Philippines nên nhìn nhậnnhư thế nào, thưa ông?

GS Carl Thayer, Học viện Quốcphòng Australia: Trung Quốc muốn giành vị thế là một cường quốc ở Châu Á -Thái Bình Dương. Trung Quốc đặt ưu tiên trong việc thống nhất Đài Loan vàđạt được sự thừa nhận về "chủ quyền không thể tranh cãi" của Trung Quốc vớiBiển Đông.

Hiệp định về các sự cố trên Biển Đông?
Mỹ có lợi ích trong việc ngăn chặn bất kì quốc gia nào, mà Trung Quốc là ví dụ, thực hiện bá quyền ở Biển Đông

Sức mạnh quốc gia tổnghợp của Trung Quốc dựa trên sức mạnh kinh tế. Để đáp ứng nhu cầu tăngtrưởng kinh tế, Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào các nguồn năng lượngnhập khẩu, dầu và khí.

Các quan chức Trung Quốcthường xuyên đưa ra các dự đoán về trữ lượng dầu khí ở Biển Đông lớn hơnnhiều so với tính toán của các công ty dầu khí và chính phủ phương Tây. Dođó, Trung Quốc muốn kiểm soát nguồn tài nguyên này, bởi vì nó phong phú vàgần nhà hơn rất nhiều so với dầu từ Trung Đông.

Hải quân Trung Quốc cũng cóthể bảo vệ đường biển mà dầu từ Biển Đông sẽ được vận chuyển.

Nói cách khác, Biển Đông chỉlà một phần trong nỗ lực lớn hơn của Trung Quốc nhằm đảm bảo nguồn cung choan ninh năng lượng trên thế giới nhằm phục vụ nhu cầu tăng trưởng kinh tếcao.

Tuyên bố chủ quyền của TrungQuốc ở Biển Đông dựa trên bản đồ 9 đoạn hình chữ U. Đường chữ U này cắt vàovùng đặc quyền kinh tế mà Philippines và Việt Nam tuyên bố. Trung Quốc khôngthừa nhận chủ quyền của các quốc gia khác, nơi mà có sự chồng lấn với tuyênbố của Trung Quốc.

Trung Quốc cũng xem việc khaithác và sản xuất dầu và khí của Philippines và Việt Nam là hành động đánhcắp tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc và vi phạm chủ quyền của nước này.

Nhiều người đánh giá các hànhđộng vừa qua của Trung Quốc là phép thử của nước này đối với ASEAN, Mỹ vàcác thể chế quốc tế. Quan điểm của ông?

Trung Quốc muốn chia rẽ cácquốc gia thành viên ASEAN bằng việc xem Biển Đông là vấn đề song phương.

Trung Quốc muốn kéo dài cáccuộc thảo luận về việc hướng dẫn thi hành  DOC cũng như COC để tăng cườngsức mạnh của mình.

Trung Quốc muốn xây dựng khuvực an ninh Đông Á không có Mỹ. Phương tiện chính để đạt được điều đó làthông qua tiến trình ASEAN+3. ASEAN đã đáp trả bằng việc mở rộng thành viêncủa Cấp cao Đông Á gồm cả Mỹ và Nga.

Bài toán với ASEAN là duy trìvai trò trung tâm của nó trong cấu trúc an ninh khu vực.

Trung Quốc đang thử Mỹ, đặcbiệt là Hiệp định An ninh Song phương với Philippines. Hiệp định được kí năm1954, hai năm trước khi Philippines tuyên bố chủ quyền với cụm đảo mà họ gọilà Kalayaan. Mỹ nói rằng Hiệp định an ninh song phương không bao phủ vùngđất sau năm 1954. Nhưng Mỹ nói nếu các tàu quân sự của Philippines bị tấncông, Mỹ sẽ tới để hỗ trợ Philippines.

Vào tháng 3, hai tàu chở dầucủa Trung Quốc yêu cầu một tàu thăm dò địa chấn của Philippines rời khỏivùng biển xung quanh Reed Bank. Tàu của Trung Quốc không phải là tàu chiếnvà không một viên đạn nào được bắn ra, do đó Philippines không thể kêu gọihỗ trợ của Mỹ.

Lập ủy ban kiểm soát khủnghoảng?

Liệu cuộc cạnh tranh chiếnlược giữa Mỹ và Trung Quốc ảnh hưởng như thế nào tới vấn đề Biển Đông?

Cạnh tranh chiến lược giữaTrung Quốc và Mỹ chủ yếu tập trung vào vai trò của mỗi bên ở Châu Á - TháiBình Dương. Trung Quốc xem Mỹ là một cường quốc bên ngoài. Trung Quốc đặcbiệt quan ngại về vị trí vượt trội của hải quân Mỹ ở Tây Thái Bình Dương,đặc biệt là việc Mỹ ủng hộ Đài Loan.

Hai bên cũng khác biệt trongquan điểm về việc luật quốc tế áp dụng như thế nào đối với vùng đặc quyềnkinh tế EEZ. Mỹ cho rằng Công ước Luật biển cho phép tàu quân sự được đi quavà tiến hành các thăm dò. Trung Quốc thì khăng khăng rằng luật của nước nàyhạn chế các hoạt động như vậy là tuân thủ luật quốc tế. Mỹ vẫn tiếp tục tiếnhành các nhiệm vụ hải giám tại EEZ của Trung Quốc và Trung Quốc đáp trả bằngrất nhiều hình thức đe dọa khác nhau.

Mỹ không đứng về bên nàotrong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Một nước có biên giới biển có thểtuyên bố vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý. Quốc gia ven biển có chủquyền đối với tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế. Mỹ bác bỏ bất kìtuyên bố biên giới biển nào không dựa trên đất liền. Và do đó, Mỹ phủ nhậncơ sở tuyên bố "chủ quyền không thể chối cãi" của Trung Quốc.

Mỹ quan tâm đến an toàn và tựdo hàng hải ở Biển Đông. Trung Quốc không trực tiếp đe dọa đến những lợi íchnày.

Mỹ có lợi ích trong việc ngănchặn bất kì quốc gia nào, mà Trung Quốc là ví dụ, thực hiện bá quyền ở BiểnĐông. Do đó, sự đối đầu Mỹ - Trung ảnh hưởng tới mỗi quốc gia ở Đông Nam Ávà quan hệ của họ với các nước lớn.

Trung Quốc muốn làm xói mònquan hệ đồng minh của Mỹ với Philippines và Thái Lan. Trung Quốc cũng muốnlàm xói mòn ảnh hưởng chính trị của Mỹ.

Mỹ muốn ngăn chặn sự xói mònảnh hưởng chính trị của mình.

Liệu những căng thẳng có leothang thành xung đột vũ trang trên Biển Đông? Ngăn chặn cách nào?

Khả năng về các sự cố vũtrang giữa các tàu hải quân hai nước luôn có thể xảy ra. Nhưng không có vẻgì nó sẽ leo thang trở thành xung đột vũ trang. Các sự cố trên biển dễ ngănchặn hơn là trên biên giới đất liền bởi vì nó cô lập hơn và liên quan ít lựclượng hơn.

Cách tốt nhất để ngăn chặnnhững va chạm và căng thẳng trở thành vũ lực là đưa tất cả hải quân liênquan đàm phán một hiệp định về các sự cố trên biển. Nó có thể trở thành mộtbộ quy tắc quy định cách thức hành xử của các tàu chiến khi đối đầu.

Một hiệp định như vậy có thểđi liền với các cơ chế có thể được áp dụng nếu xảy ra vũ lực: đường dâynóng, ủy ban kiểm soát khủng hoảng...

ASEAN đoàn kết để kìmTrung Quốc

Vai trò của ASEAN, mỗi thànhviên ASEAN, của Mỹ và Trung Quốc trong xung đột ở Biển Đông?

ASEAN từng đưa ra 2 tuyên bốquan ngại đáp trả hành động va chạm do Trung Quốc gây ra. Lần đầu tiên lànăm 1992 và lần thứ 2 là năm 1995 sau sự kiện Mischief Reef. Năm 2002, ASEANcũng đàm phán DOC với Trung Quốc. ASEAN cũng thông qua Hiệp định Thân thiệnvà hợp tác mà Trung Quốc, Mỹ và các nước lớn khác đều kí. Hiệp định này yêucầu các bên kí kết không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực trong quanhệ.

Vai trò của ASEAN là duy trìquyền tự quản của mình ở ĐNA và vùng biển của mình khỏi sự can thiệp củanước lớn. ASEAN cần thể hiện một mặt trận đoàn kết trước nước lớn như TrungQuốc trong vấn đề Biển Đông.

ASEAN cũng đóng vai trò đặcbiệt theo Hiến chương LHQ với tư cách một hiệp hội khu vực. Theo Hiếnchương, ASEAN có trách nhiệm hành động một khi xung đột nổ ra. ASEAN do đónên thảo luận trực tiếp về Biển Đông với Trung Quốc và nếu vi phạm vẫn tiếptục, cần báo cáo lên HĐBA LHQ.

Mỗi thành viên ASEAN có quanhệ song phương khác nhau với Trung Quốc. Nhưng trong vấn đề Biển Đông, chỉcó 4 quốc gia thành viên không nêu vấn đề này tại ARF 17 diễn ra tháng7/2010: Myanmar, Thái Lan, Lào, và Campuchia. Mỗi nước trong nhóm này cóliên kết kinh tế  mạnh với Trung Quốc. Trường hợp Brunei thì chưa rõ ràng.Nhưng những quốc gia có lợi ích trực tiếp ở Biển Đông: Indonesia,Philippines, Singapore và Việt Nam đều nêu vấn đề. Các nước muốn Mỹ duy trìcan dự để cân bằng với Trung Quốc. Và muốn ASEAN duy trì một mặt trận thốngnhất để đối phó với Trung Quốc.

Vai trò của Mỹ là đóng gópvào trật tự khu vực bằng việc duy trì nguyên trạng và cung cấp sự ủng hộ vềmặt ngoại giao cho các quốc gia đang chịu sức ép từ Trung Quốc. Mỹ đã đềxuất sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ chế đa phương giải quyếttranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

Chỗ đứng của Trung Quốc làthuyết phục các nước ĐNA về việc Trung Quốc thay thế Mỹ với tư cách là cườngquốc vượt trội ở khu vực và các quốc gia khu vực nên xếp hàng với Bắc Kinhvà/hoặc chấm dứt chính sách gây hại đến lợi ích của Trung Quốc.

Lựa chọn chính sách tốtnhất cho Việt Nam?

Việt Nam phải xử lý vấn đềnày ở 3 cấp độ: Thứ nhất là, làm mình mạnh lên. Việt Nam cần đưa ra mộtchiến lược và nguồn lực để xây dựng năng lực quản lý và thực hiện quyền chủquyền ở vùng đặc quyền kinh tế. Đồng thời, Việt Nam cần duy trì sự đoàn kếttrong nước.

Hai là,  Việt Nam phải dựavào ngoại giao cấp cao với Trung Quốc, bao gồm các cuộc gặp thượng đỉnh đểthảo luận và đưa ra biện pháp ngăn chặn các sự cố như việc cắt cáp dầu khícủa tàu Bình Minh 02 vừa qua. Lãnh đạo hai nước nên chỉ đạo nhóm làm việcchung thông qua một hướng dẫn phù hợp.

Ba là, Việt Nam cần cùng vớiIndonesia, nước Chủ tịch ASEAN để duy trì thống nhất và cách tiếp cận chungđối với Trung Quốc. Đồng thời, Việt Nam cần vận động hành lang các thànhviên khác của ASEAN.

Theo PhươngLoan
 Tuần Vietnamnet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.