Hoá chất chế cà phê "bẩn" có nguồn gốc từ Trung Quốc

Lần theo những “đầu nậu” cung cấp hàng sỉ cho các lò sản xuất cà phê bẩn, chúng tôi phát hiện nguồn của loại hóa chất dùng trong pha chế cà phê chủ yếu là từ Trung Quốc, tập kết tại “chợ hóa chất” Kim Biên, TPHCM.

Lần theo những “đầu nậu”cung cấp hàng sỉ cho các lò sản xuất cà phê bẩn, chúng tôi phát hiện nguồncủa loại hóa chất dùng trong pha chế cà phê chủ yếu là từ Trung Quốc, tậpkết tại “chợ hóa chất” Kim Biên, TPHCM.


Ông Nguyễn T.C (Biên Hòa,Đồng Nai) khẳng định rằng toàn bộ hoá chất chế cà phê bẩn đều có nguồngốc Trung Quốc. Bằng nhiều con đường khác nhau, những loại hóa chất nàyđược tập trung về chợ Kim Biên (phường 13, quận 5, TPHCM). Đa phần nhữngngười chế biến cà phê “không lương tâm” đều đến chợ này để mua hóa chất,hương liệu. Nếu mua với số lượng lớn, thường xuyên, chủ lò cà phê sẽđược các “đầu nậu” giao hàng tận nơi.

 

Hoá chất chế cà phê "bẩn" có nguồn gốc từ Trung Quốc

Tinh ca cao cho vào bột cà phê để tạo mùi

Từ Đồng Nai, chúng tôi ngượcvề TPHCM để đến với nơi bán loại hóa chất mà những chủ lò thường rỉ tai nhaulà “nếu không có những thứ chất đó thì không bao giờ bột bắp, bột đậu nànhcó thể “biến” thành cà phê được”. Từ đầu cổng chợ, các ki-ốt chuyên bán hóachất, hương liệu đủ loại mọc san sát nhau.

Còn nhớ vào tháng 11/2009,khi thực hiện bài viết “Hãi hùng mục kích lò bún”, phóng viênDân trí đã từng đến chợ này để tìmhiểu nguồn gốc và tác hại của loại hóa chất tẩy trắng bún có tên Tinopal.Đến nay, trở lại chợ sau gần 2 năm, chợ vẫn hoạt động buôn bán sầm uất, cácloại hóa chất có phần đa dạng hơn.

Vừa bước vào cổng chợ, chưacần hỏi, chúng tôi đã được những người bán hàng chào mời, quảng cáo với mứcđộ đeo bám quyết liệt. Đa phần người vào đây là đi mua hóa chất, phụ gia,hương liệu… với nhiều mục đích khác nhau nhưng chắc chắn chủ yếu để phục vụcho việc kinh doanh không chân chính.

Các cửa hàng, ki-ốt bàybán la liệt những loại hóa chất, hương liệu với đủ loại nhãn mác, thươnghiệu. Thấy chúng tôi đứng tần ngần trước cửa ki-ốt Đức T., bà chủ hàngchạy ra đon đả chào mời. Chúng tôi ngắm nghía một hồi lâu để tìm tên cácloại hóa chất giữa “mê hồn trận” hóa chất của ki ốt. Bà chủ tỏ vẻ khônghài lòng, quát: “Làm gì mà nhìn dữ vậy. Có phải công an, quản lý thịtrường thì nói tiếng nghen. Đừng có hù à…”. Khi nghe chúng tôi giớithiệu là 2 khách “dưới tỉnh” lên Sài Gòn mua hóa chất về mở lò sản xuấtcà phê, bà chủ dịu giọng, bắt đầu tư vấn cách chế biến cà phê bằng bộtbắp, đậu nành… mà bà học được từ những khách hàng hay mua phụ gia tạiđây.

Bà Thảo nói ai muốn sảnxuất cà phê theo công thức “không cà hoặc ít cà” đều phải mua các loạihóa chất có tên: CNC, caramen, tinh sữa, tinh ca cao, tinh cà phê, bơcông nghiệp, đường hoá học, bột vani…

Hoá chất chế cà phê "bẩn" có nguồn gốc từ Trung Quốc

Caramen tạo mùi, màu và vị đắng tự nhiên

Tôi hỏi: “Chi nhiều dữ vậy?”.Bà Thảo cười, nhanh nhảu giải thích: “Chất CNC làm keo cà phê. Đảm bảo khianh cho chất này vào là cà phê khi pha sẽ có chất kết dính sền sệt nhìn rấtbắt mắt. Caramen thì tạo mùi vị. Anh muốn đắng kiểu nào cũng được, mùi nàocũng có. Còn chất tạo bột trắng này thì chỉ cần cho một chút là ly cà phêđầy tràn bọt khi khuấy nhẹ rồi…”.

Giá các loại hóa chất nàycũng không “mềm” chút nào. Trên mỗi loại đều có ghi bảng giá rất cụ thể.Chất CNC, caramen có giá dao động từ 250.000-300.000 đồng/lít. Tinh sữa120.000đ/kg, tinh ca cao giá 350.000đ/kg, bơ (mỡ) công nghiệp của TrungQuốc có giá chỉ 50-60.000đ/kg… Hỏi có loại nào của Việt Nam không, bàThảo chỉ ngay về phía góc trong nhà: “Đấy. Mỡ động vật. Mỡ cừu đấy.Nhưng giá 270.000 đồng/kg. Loại mỡ này dùng sấy cà phê thì tốt lắm nhưngcó ai mua loại này đâu. Lỗ chết…”.

Bình quân các cửa hàngnày sẽ bán rẻ hơn 10.000-30.000 đồng cho mỗi loại hóa chất nếu khách muasỉ, số lượng nhiều. Thường thì giá bán của các sạp bên ngoài cổng “mềm”hơn một chút so với các quầy bên trong chợ.

Hoá chất chế cà phê "bẩn" có nguồn gốc từ Trung Quốc

Tinh sữa cà phê

Để “níu khách”, bà Thảo cònnhiệt tình hướng dẫn chúng tôi cách sử dụng các loại hóa chất này sao chophù hợp. “Anh mới mở lò, chắc chưa có kinh nghiệm lắm đâu… Sau khi bắp vàđậu nành được xay nhuyễn, anh cho chút tinh sữa này vào thì bột trở lên bóngmịn, thơm và ngậy lắm. Muốn cà phê có mùi thơm phức như loại thượng hạng thìcho thêm tinh ca cao này vào. Khi pha chế, anh cho thêm ít đường hóa học vàothì đảm bảo dù bột bắp, đậu nành cháy đen, đắng cỡ nào nhưng khi cho vào sẽgiúp cho bột có vị ngọt, đắng tự nhiên. Để cà phê thêm đậm thì pha chút rượuRum vào thì bột bắp cũng thành cà phê số một”.

Hoá chất chế cà phê "bẩn" có nguồn gốc từ Trung Quốc

 Mỡ công nghiệp xuất xứ Trung Quốc để tạo độ béo ngậy cho cà phê 
 

Ngoài việc bán hóa chất,nhiều cửa hàng ở chợ Kim Biên còn bán loại bao bì mẫu dùng để đựng cà phê.Nhiều nhất là khu vực đường Trang Tử (phường 14, quận 5). Ở đây thiết kế sẵncả chục loại bao bì cực kỳ bắt mắt, rất đẹp với đủ trọng lượng khác nhau.Hầu hết cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ thường đến đây để lấy hàng. Giá bao bì mẫukhoảng 140.000 đồng/kg. Thông thường, các cửa hàng này chỉ nhận làm mẫu vớisố lượng từ 5kg bao trở lên. Mua bao xong chủ nhân muốn in tên gì lên trêncũng được, chỉ cần đem đến tiệm, chớp nhoáng là xong…

Mang mớ hóa chất, hươngliệu pha chế cà phê bẩn về mà lòng chúng tôi không thôi cảm giác hoangmang. Tôi chợt nhớ câu nói của người pha chế cà phê có tâm là ông NguyễnT.C: “Nông dân trồng cà phê thì ít người giàu, nhưng các công ty cà phêlớn nhỏ đều giàu cả!”.

GS.TS Nguyễn Công Khẩn - Cục trưởng Cục vệ sinh An toàn thực phẩm - Bộ Y tế - cho biết hiện nay có quá nhiều loại hóa chất không thể nhớ hết tên và công dụng. Việc các cơ sở sản xuất thực phẩm, thức uống như cà phê chẳng hạn lạm dụng hóa chất là không cần thiết.

Trong công nghệ chế biến thực phẩm, có nhiều công nghệ và công nghệ phát triển, cải tiến từng ngày. Tuy nhiên, có 2 nguyên tắc chung, “bất di bất dịch” trong chế biến thực phẩm, thức uống phải tuân thủ là: tất cả các chất cho vào như tạo màu, tạo bọt, tạo thơm… phải được sự cho phép của Bộ y tế. Chất nào không được phép thì tuyệt đối không được cho vào. Tất cả sản phẩm đều phải công bố hàm lượng, tiêu chuẩn sản phẩm trên nhãn mác, bao bì.

Một chuyên gia trong lĩnh vực thực phẩm cho biết, chất caramen, nếu được sản xuất từ đốt cháy đường thì cũng phát sinh những chất độc hại gây ung thư như các loại thực phẩm bị đốt cháy khác. Chất CNC, nếu là loại được sử dụng trong công nghiệp, có khả năng gây ung thư vì chứa nhiều tạp chất độc hại. Ngay cả loại dùng trong thực phẩm, nếu dùng quá liều cũng độc hại.

Đối với các loại bắp, đậu nành, khi bị rang cháy đen thì không còn giá trị dinh dưỡng; đồng thời chúng sẽ sinh ra ít nhất 20 loại chất độc hại, trong đó có các chất: heterocyclic amines, acrylamide, HCAs... là những chất gây ung thư cho người sử dụng.

TheoCông Quang - Đức Luật

Dân Trí



Cảnh giác chiêu lừa của người nước ngoài giả vờ mua hàng, đổi ngoại tệ
Thủ đoạn của các đối tượng người nước ngoài lợi dụng các điểm bán hàng hoặc các điểm dịch vụ đổi tiền có ít người quản lý, giả vờ vào mua hàng hoặc đổi tiền, sau đó tạo các tình huống khiến người bán hàng phân tâm, mất cảnh giác để chiếm đoạt tài sản.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.