Khi nào phương tiện được vượt đèn vàng theo dự thảo luật mới?

So với luật hiện hành, dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) cho phép lái xe vượt đèn vàng nếu việc dừng lại có thể gây nguy hiểm.

Khi nào phương tiện được vượt đèn vàng theo dự thảo luật mới?-1

Mới đây, Bộ GTVT công bố dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi để lấy ý kiến người dân. Dự luật thay thế Luật Giao thông đường bộ hiện hành (2008) có nhiều điểm mới như quy định về việc chấp hành đèn tín hiệu giao thông.

Theo Điều 13 của dự thảo quy định, tín hiệu vàng là báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng. Trường hợp đã đi quá vạch dừng, đèn tín hiệu hoặc đã quá gần vạch dừng, đèn tín hiệu mà nếu dừng lại có thể gây nguy hiểm thì được đi tiếp. Đây là điểm mới so với Luật Giao thông đường bộ 2008 bởi luật này chỉ cho phép đi tiếp khi đèn vàng bật sáng mà phương tiện đã đi quá vạch dừng.

Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008, khi tín hiệu đèn giao thông màu xanh là được đi tuy nhiên, tại Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) quy định, khi tín hiệu đèn giao thông màu xanh là được đi, trừ trường hợp hướng định đi tới đang bị ùn tắc nếu tiến vào nút giao thì sẽ không thoát ra khỏi nút giao trước khi đèn tín hiệu giao thông chuyển sang báo hiệu cho các hướng khác tiến vào nút giao.

Ngoài ra, người tham gia giao thông cũng có thể bỏ qua đèn tín hiệu trong trường hợp có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Dự thảo luật quy định rõ thứ tự chấp hành là: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu và cuối cùng là vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.

Trong trường hợp tài xế không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị xử phạt từ 600.000 đến 5.000.000 đồng. Cụ thể, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/1/2020, người lái ô tô nếu vượt đèn vàng sẽ bị phạt từ 3-5 triệu đồng (Điểm a, Khoản 5, Điều 5), tước bằng lái từ 1-3 tháng, hoặc tước bằng lái từ 2-4 tháng nếu vượt đèn vàng mà gây ra tai nạn giao thông. Trong khi đó, mức phạt cũ của Nghị định 46 đối với người lái ô tô của hành vi này chỉ từ 1.200.000-2.000.000 đồng.

Người đi xe máy khi vượt đèn vàng, theo quy định mới thì bị phạt từ 600.000-1.000.000 đồng (Điểm e, Khoản 4, Điều 6), tước bằng lái xe từ 1-3 tháng (mức phạt cũ là 300.000-400.000 đồng).

Hành vi không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông cũng chịu mức phạt tương tự.

Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ - Luật Giao thông đường bộ năm 2008

3. Tín hiệu đèn giao thông có ba màu, quy định như sau:

a) Tín hiệu xanh là được đi;

b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;

c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Theo VTV News

 

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vtv.vn/xa-hoi/khi-nao-phuong-tien-duoc-vuot-den-vang-theo-du-thao-luat-moi-20200613092845547.htm

luật an toàn giao thông


Viện Kiểm sát đề nghị y án tử hình bà Trương Mỹ Lan
Đối đáp với các luật sư và nội dung tự bào chữa của bà Trương Mỹ Lan, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng không có cơ sở để giảm hình phạt và vẫn bảo lưu quan điểm, đề nghị HĐXX tuyên bác kháng cáo, giữ nguyên mức án tử hình đối với bà Trương Mỹ Lan chung cho 3 tội danh.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.