Không có chuyện "dời đô" về Ba Vì

"Phải hiểu toàn bộ Thủ đô Hà Nội (theo ranh giới hành chính) là trung tâm chính trị hành chính quốc gia vì trong Thủ đô có trụ sở của các cơ quan đầu não của bộ máy hành chính quốc gia"

"Không có khái niệm trung tâmhành chính quốc gia cho một địa điểm hoặc một khu vực nào đó trong Thủ đô vàcàng không thể có chuyện “dời đô”.

"Phải hiểu toàn bộ Thủ đô Hà Nội(theo ranh giới hành chính) là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia vìtrong Thủ đô có trụ sở của các cơ quan đầu não của bộ máy hành chính quốc gia".Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân nhấn mạnh thêm khi trình bày báo cáo bổsung một số nội dung về quy hoạch chung xây dựng Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìnđến năm 2050, trước khi Quốc hội (QH) thảo luận về đồ án quy hoạch này, sáng15/6.

Dựa núi không vững bằng dựa lòng dân

Không có chuyện "dời đô" về Ba Vì
Bộ trưởng Bộ Xây dựng khẳng định sẽ không có chuyện "dời đô".

“Chắc chắn và mãi mãi Ba Đình vẫnlà trung tâm chính trị của đất nước. Tuy nhiên, tại khu vực này không có điềukiện để xây dựng trụ sở của tất cả các cơ quan hành chính quốc gia”, Bộ trưởngNguyễn Hồng Quân khẳng định. Cũng theo ông Quân, hiện nay, một số bộ, ngành đangxây dựng trụ sở tại khu vực Mễ Trì - Mỹ Đình. Chính phủ đã chỉ đạo tiếp tục quyhoạch chọn địa điểm để đưa một số bộ, ngành nữa ra ngoài khu vực nội đô.

“Ba Vì trong ý tưởng quy hoạch chung lần này chỉ là nơi dự trữ xây dựng mộtsố cơ quan của Chính phủ theo tầm nhìn đến năm 2050. Trụ sở các bộ, ngành ở MỹĐình sau này không nhất thiết phải chuyển đi nếu không có nhu cầu”, ông Quânnói.

“Không có một chủ trương, một sự chỉ đạo nào về việc dời đô”,
Chủ tịch UBND TPHà Nội Nguyễn Thế Thảo, bổ sung. Theo ông Thảo, sau khi xem xét các mô hình thựctế và tham khảo ý kiến chuyên gia, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định không quyhoạch xây dựng trung tâm hành chính (TTHC) mà chỉ đạo xem xét quy hoạch các địađiểm di dời các bộ.

“Bộ trưởng (Bộ Xây dựng) cho rằng phải hiểu Hà Nội theo ranh giới hành chính,chuyển cơ quan hành chính quốc gia lên Ba Vì cũng là chuyển trong phạm vi Thủđô. Lập luận như thế không được vì ngay trong nhà, dời bàn thờ đi 1 m là cũngthành đại sự rồi!”, đại biểu (ĐB) Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) phản biện. Cũngtheo ĐB này, về mặt phong thủy, “không ai đưa Chính phủ lên chỗ “sơn cùngthủy tận”, trừ trường hợp chiến tranh và dựa lưng vào núi thì không có hậu”.

Đồng tình, ĐB Lê Quốc Dung (Thái Bình) phân tích: “Nếu dựa vào núi mà bềnvững thì ông cha ta đã lên lâu rồi chứ không phải chờ đến bây giờ. Chỗ dựa bềnvững nhất là dựa vào lòng dân”.

“Không nên tiếc thương ý định ban đầu là đưa TTHC lên Ba Vì, chỉ nên coi đólà khu đất dự trữ hoặc hành lang xanh để tránh hiểu nhầm, dẫn đến sự biến độnggiá đất đai ở khu vực này thời gian qua”, ĐB Phạm Thị Loan (Hà Nội) đềnghị. 

Không có chuyện "dời đô" về Ba Vì

Trục Thăng Long - trục lãngphí (?)

Về trục Thăng Long, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân giải thích: Bên cạnh chức nănggiải quyết các vấn đề về giao thông và hành lang hạ tầng kỹ thuật, trục này còntạo đặc trưng và điểm nhấn về không gian kiến trúc, kết nối văn hóa ThăngLong và văn hóa xứ Đoài. “Việc xây dựng tuyến đường này sẽ chiếm diện tích đấttrồng lúa tới hơn 1.000 ha, như vậy sẽ trái với một trong các tư tưởng chủ đạocủa đồ án là giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa truyền thống của Hà Nội”, ĐB Vũ HồngAnh (Hà Nội) lại suy nghĩ khác.

“Đây là một trục lãng phí vì cách 4 km về phía phải và phía trái trục đã cóđường Láng - Hòa Lạc rộng 140 m, đường 32 cũng rộng. Hai con đường này cũng kếtnối hai vùng văn hóa rồi”, ĐB Nguyễn Minh Thuyết nhấn mạnh. Cũng theo ĐB này,nếu xây dựng trục Thăng Long chỉ để tạo điểm nhấn kiến trúc thì không nên bởiquá tốn kém và đây là con đường cụt, “chọc thẳng vào Ba Đình, trung tâm của thủđô, về mặt phong thủy là người ta kiêng!”.

“Trung tâm chính trị quốc gia nằm ở khu Ba Đình trong khi trục Thăng Long kéothẳng đến Ba Vì thì đây là một đường cụt. Vô hình trung, cả trung tâm chính trịquốc gia cũng như thủ đô đều hướng về trung tâm hành chính quốc gia, liệu có nênkhông?”, ĐB Rcom Sa Duyên (Gia Lai) phân vân.

Không có chuyện nhóm lợi ích chi phối quy hoạch

Trả lời báo chí bên hành lang QH, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân cho biết: do trong ý tưởng quy hoạch lần này, khu vực Ba Vì chỉ là nơi dự trữ xây dựng một số cơ quan của Chính phủ sau năm 2050 nên cụ thể trụ sở cơ quan sẽ chuyển về đây sẽ được xác định sau.

“Nhiều người cho rằng việc xây dựng trục Thăng Long là lãng phí. Tuy nhiên, trên trục này, đoạn mở rộng có cảnh quan đẹp, tạo điểm nhấn kiến trúc cho đô thị chỉ dài khoảng 3,5 km, còn lại là đường giao thông bình thường. Trục này được phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn, phù hợp với nhu cầu phát triển”, ông Quân nói.

Về việc xử lý các dự án đã được cấp phép nhưng trục Thăng Long có thể chạy qua, ông Quân cho biết nếu tầm quan trọng của quy hoạch lớn hơn, cần thiết hơn thì phải điều chỉnh lại các dự án. “Không có sự chi phối của các nhóm lợi ích trong vấn đề quy hoạch Hà Nội”, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn nhấn mạnh thêm.

Quy định rõ để tránh “chân ngoài dài hơn chân trong”

Chiều 15/6, QH thảo luận ở tổ về dự án Luật Viên chức. Về quy định cho phép viên chức được tham gia góp vốn thành lập công ty TNHH, công ty cổ phần, bệnh viện tư, trường học tư… ĐB Đinh Ngọc Lượng (Cao Bằng) đề nghị cần quy định rõ cá nhân nào, thuộc đơn vị nào được góp vốn. “Nếu không sẽ xảy ra tình trạng vì lợi ích cục bộ dẫn đến công - tư lẫn lộn, chân ngoài dài hơn chân trong. Chẳng hạn, viên chức ngành y tế góp vốn thành lập bệnh viện tư nhưng vẫn làm việc ở đơn vị công lập, khi đó, dễ xảy ra tình trạng lôi kéo bệnh nhân về bệnh viên tư để có lợi nhuận”, ĐB Lượng cảnh báo.

Ngày 15/6, Chủ nhiệm Văn phòng QH Trần Đình Đàn cho biết: kết quả sơ bộ lấy ý kiến ĐBQH về dự án xây dựng đường sắt cao tốc Hà Nội – TP HCM cho thấy đa số ĐBQH tán thành chủ trương đầu tư dự án này. Theo dự kiến, ngày 19/6, dự án sẽ được QH biểu quyết thông qua chủ trương đầu tư.

Theo Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.